Cong ty Cong Nghe Tin hoc Nha truong http://www.schoolnet.vn

Lệnh nhập câu hỏi chi tiết trong bộ phần mềm iQB 7.0 - Phần 3
08/11/2012

ngân hàng câu hỏiMô hình câu hỏi trong phần mềm iQB 7.0 đã được phát triển mở rộng rất lớn với nhiều cách nhập, chuyển nhập khác nhau vào CSDL. Bài viết này mô tả lại chi tiết các thao tác, khái niệm có liên quan của chức năng Nhập câu hỏi chính nhất của phần mềm iQB phiên bản 7.0.


7. Nhập câu hỏi trực tiếp từ Text Editor

Lệnh nhập trực tiếp câu hỏi từ Text Editor là một chức năng mới được đưa vào từ phiên bản iQB 4.0 và được nâng cấp hoàn chỉnh trong iQB 5.0. Chức năng này cho phép người dùng nhập câu hỏi từ một cửa sổ soạn thảo văn bản quen thuộc tương tự như các phần mềm soạn thảo nổi tiếng như MS WORD, Open Office WRITER. Ngoài ra trong khi soạn thảo trực tiếp câu hỏi phần mềm cho phép chuyển nhập câu hỏi tự động từ các tệp văn bản DOC rất nhanh chóng, thuận tiện.

Chức năng này được cài đặt trong phần mềm tại các vị trí sau:

1. Lệnh nhập câu hỏi trực tiếp.

2. Lệnh nhập câu hỏi theo nhóm (nhập nhanh).

3. Lệnh nhập câu hỏi tạm thời.

4. Lệnh nhập trực tiếp câu hỏi của đề kiểm tra.

Sau đây là mô tả thao tác nhập câu hỏi trực tiếp từ Text File từ lệnh Nhập trực tiếp câu hỏi chính thức của phần mềm iQB Leo.

Bước 1. Nháy nút Nhập trực tiếp từ Text Eitor từ màn hình chính của lệnh Nhập câu hỏi chính thức.


Trong cửa sổ tiếp theo cần nhập các thông tin chuẩn bị cho việc chuyển nhập bao gồm:

- Các thông số, thông tin thuộc tính của câu hỏi sẽ nhập.

- Nhập, điều chỉnh các ký tự điều khiển việc chuyển nhập.

Màn hình có dạng như hình dưới đây:

Kiểu nhập: tự động phân biệt nội dung hay tự chọn nội dung câu hỏi


Phần mềm cho phép lựa chọn 1 trong 2 cách chuyển nhập sau:

+ Chọn phân loại cụ thể câu hỏi

Cho phép người dùng chọn 1 loại câu hỏi nhất định và phần mềm sẽ chỉ chuyển nhập các câu hỏi dạng này. Trong trường hợp này, trong Text Editor hay DOC File người dùng cần nhập chỉ 1 loại câu hỏi mà thôi.

+ Tự động phân biệt loại nội dung câu hỏi

Phần mềm sẽ tự động phân biệt (dựa vào các ký tự phân biệt nội dung, xem phía dưới) để tự động chuyển nhập tất cả các câu hỏi có trong Text Editor. Khi đó tất cả các câu hỏi cần được nhập theo đúng các quiu định để phần mềm có thể phân biệt được.

Đây là chức năng mới nhất của phần mềm iQB và chúng tôi mong muốn người dùng sẽ sử dụng tính năng mạnh này trên thực tế.

Thông tin thuộc tính câu hỏi bao gồm:

- Loại câu hỏi (lý thuyết, bài tập).

- Mức độ khó dễ.

- Kỹ năng, phạm vi kiến thức.

- Kiểu nội dung câu hỏi (tự luận, trắc nghiệm).

Chú ý: như vậy tất cả các câu hỏi được nhập từ Text Editor sẽ phải có cùng một dạng thông tin thuộc tính như nhau.

Thông tin ký tự điều khiển chuyển nhập bao gồm:

- Ký tự phân biệt bắt đầu nội dung (dùng cho mọi loại câu hỏi). Mặc định ký tự này là #.

- Ký tự phân biệt các phương án (chỉ dùng cho câu hỏi trắc nghiệm). Các ký tự này sẽ có một trong 3 kiểu sau: A. B. C. D.; 1. 2. 3. 4.; a. b. c. d. Chú ý các ký tự này không được sử dụng trong bullet của trình soạn thảo văn bản.

- Ký tự chỉ phương án đúng (cho phép có nhiều phương án đúng đối với câu trắc nghiệm, dùng chỉ vị trí bắt đầu đáp án cho câu tự luận). Mặc định ký tự này là *.

- Ký tự phân biệt phương án cố định vị trí (chỉ dùng cho câu hỏi trắc nghiệm).

Như vậy đối với câu hỏi trắc nghiệm thì cần và có thể dùng cả 4 ký tự điều khiển trên, còn đối với các câu hỏi tự luận thì cần sử dụng 2 ký tự (# và *).

- Ký tự phân loại nội dung: là các ký tự hỗ trợ việc chuyển nhập tự động hoàn toàn các loại câu hỏi từ Text Editor hoặc DOC File. Các ký tự này sẽ được đặt trong ngoặc đơn () và theo qui định sẽ được đặt ngay sau ký tự phân biệt bắt đầu câu hỏi #.


Các ký tự này bao gồm:

+ Ký tự phân biệt câu hỏi dài và câu hỏi phụ: (b), (s).

+ Ký tự phân biệt câu hỏi trắc nghiệm: (m)

+ Ký tự phân biệt câu hỏi tự luận: (t)

+Ký tự phân biệt câu hỏi điền khuyết, dạng kéo thả (d)

+Ký tự phân biệt câu hỏi điền khuyết, dạng điền từ (f)

+Ký tự phân biệt câu hỏi điền khuyết, dạng chọn từ (c)

+ Ký tự phân biệt câu hỏi cặp đôi: (p)

Sau khi nhập xong các thông số của việc chuyển nhập, hãy nháy nút Bắt đầu để vào màn hình Text Editor để soạn thảo câu hỏi.

Bước 2: soạn thảo, nhập câu hỏi trực tiếp trong một Text Editor

Giao diện trình soạn thảo có hình tương tự như dưới đây.



Lựa chọn

có ý nghĩa như sau: Nếu được nháy chọn thì toàn bộ nội dung văn bản trên cùng hàng với ký tự # sẽ bị bỏ qua khi chuyển nhập.

Chú ý đến Thực đơn, thanh công cụ lệnh chính và thanh công cụ soạn thảo của màn hình soạn thảo.


Các lệnh quan trọng nhất của màn hình soạn thảo này bao gồm các lệnh sau đây:

- Trong khi soạn thảo các câu hỏi, người dùng có thể mở một tệp DOC để soạn thảo hoặc tạo mới một File văn bản, cách làm như sau:

Mở 1 tệp văn bản

Dùng lệnh Tệp --> Mở tệp hoặc phím Ctrl-O hoặc nháy nút trên thanh công cụ chính.

Cửa sổ Mở File xuất hiện, chọn tệp cần mở và nháy nút Open.

Tạo mới một tệp văn bản

Dùng lệnh Tệp --> Tạo mới hoặc phím Ctrl-N hoặc nháy nút trên thanh công cụ chính

- Chèn một tệp văn bản khác vào cuối văn bản đang soạn thảo hiện thời.

Dùng lệnh Chèn --> Chèn văn bản hoặc nháy nút trên thanh công cụ chính của phần mềm.

- Các lệnh chèn hình ảnh, công toán học, hóa học và tạo khuôn chỉ số trong khi soạn thảo.

Chèn ảnh

Thực hiện lệnh Chèn --> Chèn ảnh hoặc nháy nút .

Chèn công thức toán học

Thực hiện lện Chèn --> Chèn công thức toán học hoặc nháy nút

Chú ý: để nhập được công thức toán học máy tính cần cài đặt phần mềm Math Type.

Chèn công thức hóa học

Thực hiện lệnh Chèn --> Chèn công thức hóa học hoặc nháy nút

Chú ý: để nhập được công thức hóa học máy tính cần cài phần mềm ChemSketch.

Tạo khuôn chỉ số trên, dưới

Sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ.

- Các lệnh cập nhật câu hỏi vào CSDL Ngân hàng câu hỏi

Chuyển nhập câu hỏi đang nhập trên màn hình vào CSDL và tiếp tục làm việc

Gõ phím Ctrl-S hoặc thực hiện lệnh Tệp --> Cập nhật.

Chuyển nhập câu hỏi đang nhập vào CSDL và thoát.

Thực hiện lệnh Tệp ---> Cập nhật và thoát.

Thoát khỏi cửa sổ soạn thảo và không cập nhật vào CSDL

gõ phím Alt-X hoặc lệnh Tệp --> Thoát.

8. Mẫu câu hỏi chuyển nhập từ Text Editor

Trong phần này sẽ mô tả mẫu tất cả các loại câu hỏi được nhập trong một Text Editor hoặc tệp DOC để phần mềm tự động nhận biết khi chuyển nhập.

1. Câu hỏi trắc nghiệm


2. Câu hỏi tự luận


3. Câu hỏi điền khuyết dạng kéo thả từ


4. Câu hỏi điền khuyết dạng điền từ


5. Câu hỏi điền khuyết dạng chọn từ


6. Câu hỏi cặp đôi


7. Câu hỏi dài (kèm nhiều câu hỏi phụ)


9. Chèn dữ liệu Media vào câu hỏi

Mỗi câu hỏi trong CSDL được phép gắn với một tệp dữ liệu Media duy nhất. Trong cửa sổ nhập nội dung chính của mỗi câu hỏi chúng ta sẽ nhìn thấy nút Nhập Media.


Nháy nút để nhập Media cho câu hỏi hiện thời.


Chọn Kiểu nội dung, chọn Tên filevà nháy nút Đồng ý.

Các kiểu tệp Media được phép nhập trong câu hỏi Quiz bao gồm các loại sau:


- Âm thanh: các tệp âm thanh thường gặp như wav, mp3, wv, ....

- Video: các tệp phim video tương ứng như mp4, avi, mov, ...

- Flash: các tệp macromedia flash tương ứng *.swf.

- Hình ảnh: các tệp hình ảnh tương ứng như jpg, bmp, tif, ....

- Geogebra: tệp toán học động ggb được tạo bởi phần mềm Geogebra.

- Cabri 3D: tệp hình học không gian động được tạo bởi phần mềm Cabri3D.

Sau khi đã nhập xong tệp dữ liệu Media, nút Trình diễn Media sẽ hoạt động và có thể xem lại nội dung này.


10. Ghi âm trực tiếp cho dữ liệu Media kèm câu hỏi

Trong cửa sổ chèn nội dung Media có một nút lệnh đặc biệt dùng để ghi âm trực tiếp từ micro trên máy tính.

Nháy nút để thực hiện công việc thu âm trực tiếp từ micro của máy tính. Xuất hiện cửa sổ như sau:


Các nút trong cửa sổ này có ý nghĩa như sau:


Sau khi thực hiện lệnh nháy nút ở góc phải trên màn hình để kết thúc việc thu âm.

11. Chèn tệp Media từ Test Editor hoặc DOC File

Muốn chèn tệp Media vào câu hỏi từ Test Editor hoặc DOC file thì cú pháp của các ký tự điều khuyển chuyển nhập phải có các dạng sau:

- Chèn tệp âm thanh:

Sử dụng nhóm ký tự điều khiển (s: < tên tệp âm thanh>)

Ví dụ:

# (m)(s: mua_thu.mp3)

- Chèn tệp video:

Sử dụng nhóm ký tự điều khiển (v: < tên tệp video>)

Ví dụ:

# (m) (v: mua thu.avi)

- Chèn tệp flash:

Sử dụng nhóm ký tự điều khiển (f: < tên tệp flash>)

Ví dụ:

# (m) (f: bai_tap_viet.swf)

- Chèn tệp hình ảnh:

Sử dụng nhóm ký tự điều khiển (p: < tên tệp ảnh>)

Ví dụ:

# (m) (p: hình_anh.jpg)

- Chèn tệp geogebra:

Sử dụng nhóm ký tự điều khiển (g: < tên tệp geogebra *.ggb>)

Ví dụ:

# (m) (g: hình_1.ggb)

- Chèn tệp Cabri3D:

Sử dụng nhóm ký tự điều khiển (c: < tên tệp Cabri3D *.cg3>)

Ví dụ:

# (m) (c: hình_2.cg3)



URL của bài viết này::http://www.schoolnet.vn/modules.php?name=IQB&file=article&sid=6793

© Cong ty Cong Nghe Tin hoc Nha truong contact: sales@schoolnet.vn