Cong ty Cong Nghe Tin hoc Nha truong http://www.schoolnet.vn

Mô hình và phân loại chủ đề kiến thức trong phần mềm Math Lesson
14/12/2008

Phần mềm Bài giảng TOÁN (Math Lesson) là phần mềm đầu tiên của Việt Nam cho phép giáo viên thiết kế các bài giảng điện tử phục vụ trực tiếp giảng dạy trên lớp học. Được thiết kế khá đơn giản, chỉ bằng vài ba thao tác nhanh trên máy tính, mỗi giáo viên có thể tạo cho mình một bài giảng hoàn chỉnh cho môn Toán bậc tiểu học. Đặc điểm nổi bật mạnh nhất của phần mềm này là đã tích hợp ngay trong phần mềm toàn bộ nội dung kiến thức của chương trình môn Toán tiểu học. Với hơn 1500 chủ đề kiến thức lõi được thiết lập phủ kín chương trình sách giáo khoa môn Toán từ lớp 1 đến lớp 5, các giáo viên có thể tự do lựa chọn các chủ đề kiến thức, dạng toán tương ứng với nội dung giảng dạy của mình.


Trong một bài viết trước, tôi đã trình bày các thao tác giáo viên cần thực hiện để khởi tạo cho mình một bài giảng điện tử hoàn chỉnh. Bài viết này sẽ tập trung phân tích và phân loại khái niệm chủ đề kiến thức của chương trình TOÁN tiểu học đã được thiết kế trong phần mềm Math Lesson. Mục đích của bài viết này nhằm giúp giáo viên hiểu rõ hơn cách tiếp cận và thiết kế của phần mềm, từ đó dễ dàng hơn trong việc sử dụng để tạo ra các bài giảng hợp lý nhất cho bản thân.

1. Mô hình hoạt động của bài giảng

Trong phần này sẽ mô tả nhanh cấu trúc và hoạt động của một bài giảng theo mô hình phần mềm Bài giảng TOÁN.

Mỗi bài giảng (tương ứng với một math file) sẽ bao gồm nhiều hoạt động (hay nội dung học tập). Tùy thuộc vào chương trình phân phối mà giáo viên có thể hoàn toàn chủ động trong việc tạo, chỉnh sửa các nội dung học tập này.

Hình ảnh sau mô tả nội dung một bài học trong chương trình TOÁN lớp 2, tiết học 34-8. Tiết học này bao gồm 5 hoạt động. Để thực hiện một hoạt động người dùng nháy đúp chuột lên dòng tương ứng.

 

Trong phần mềm Bài giảng TOÁN, nguời dùng (giáo viên) sẽ làm việc trực tiếp với các tệp bài giảng (điện tử) này. Giáo viên được quyền khởi tạo các tệp *.math, được quyền bổ sung hay bỏ bớt các hoạt động có trong một math file. Mỗi hoạt động tương ứng với một dòng trong tệp bài giảng và tương ứng với một bộ thông tin bao gồm: chủ đề kiến thức + Form mô phỏng + thuật toán sinh dữ liệu. Một bộ ba thông tin như vậy được gọi là một ACTION (hay HOẠT ĐỘNG).

Như vậy nguồn thông tin quan trọng nhất của bài giảng điện tử trong phần mềm Lesson Math là một tập hợp các ACTION. Các ACTION đã được tạo trước trong phần mềm, giáo viên chỉ cần chọn các ACTION và đưa vào bài giảng của mình theo ý muốn. Ta có định nghĩa sau:

Hoạt động Học và Dạy hay ACTIONlà một hoạt động tối thiểu, nhỏ nhất trong quá trình giảng dạy kiến thức môn học cho học sinh.

Sơ đồ sau mô tả công thức chính của phần mềm Bài giảng TOÁN mô tả các bài giảng điện tử:

 

Vấn đề tiếp theo là tìm hiểu cấu trúc và cách xây dựng bộ các Action Listtrong phần mềm Bài giảng TOÁN.

2.Cấu trúc của Action List trong phần mềm

ACTION LIST là bộ khung thông tin quan trọng nhất của phần mềm Bài giảng TOÁN. Có thể hiểu đơn giản ACTION LIST là một danh sách các chủ đề kiến thức phủ kín toàn bộ chương trình môn Toán bậc tiểu học và với đầy đủ tất cả các dạng toán thường gặp trong sách giáo khoa.

Giáo viên sẽ kiến tạo các bài giảng của mình bằng cách đưa vào bài giảng một số ACTION của phần mềm theo một thứ tự xác định.

2.1. Phân loại ACTION LIST theo 3 mức

Danh sách ACTION LIST trong Bài giảng TOÁN được phân loại theo 3 mức sau:

 

Mỗi ACTION sẽ tương ứng với một chủ đề kiến thức có trong sách giáo khoa. Kiến thức này sẽ được phân bổ trong một LỚP (KHỐI LỚP)HỌC KỲ nhất định. Như vậy Học kỳ và Lớp/Khối lớp là các thuộc tính tự nhiên, mặc định của một chủ đề. Chú ý thêm rằng các chủ đề kiến thức được hướng dẫn và ôn luyện nhiều lần trong suốt thời gian học của học sinh. Các thông số Học kỳ và Lớp này chỉ ra học kỳ đầu tiên của năm học đầu tiên mà kiến thức này được nhắc đến trong chương trình.

Nhóm chủ đề là phân loại chủ đề của chương trình môn TOÁN bậc Tiểu học do phần mềm Math Lesson phân loại.

Trong sơ đồ dưới đây chúng ta nhìn rõ toàn bộ việc phân loại của ACTION theo 3 mức Nhóm chủ đề - Lớp - Học kỳ.

 

Toàn bộ các ACTION LIST được chia thành 10 nhóm chủ đề sau:

2.2. Mô hình phân cấp 3 mức của ACTION

Sau khi phân loại theo nhóm chủ đề, lớp và học kỳ, bản thân các ACTION sẽ được phân bổ, phân cấp theo 3 mức.

Hình ảnh dưới đây cho ta nhìn thấy mô hình 3 mức phân cấp của ACTION LIST trong phần mềm.

 

Dưới đây là hình ảnh một bảng các ACTION được thiết lập sẵn trong phần mềm thuộc nhóm P - 4 phép toán, lớp 2, học kỳ 1.

 

2.3. Các thuộc tính của ACTION

Trong phần mềm Bài giảng TOÁN, mỗi ACTION sẽ bao gồm các thuộc tính sau:

Mã ACTION (Action ID)

Mỗi ACTION sẽ tương ứng với một MÃ (ID) duy nhất để phân biệt với các ACTION khác trong hệ thống. Thông thường mã chủ đề được bắt đầu bằng ký tự của nhóm chủ đề tương ứng. Nhóm hai chữ số sau chỉ ra khối lớp và học kỳ tương ứng với chủ đề kiến thức này.

Ý nghĩa của mã ACTION như trong sơ đồ sau:

 

Tên của ACTION (Name)

Tên của ACTION hiện thời.

Tên của ACTION sẽ là một phần của đường dẫn đầy đủ của ACTION này.

Mức (Level)

Mỗi ACTION sẽ tương ứng với một mức giá trị (level) từ 1 đến 3. Mức 1 là cao nhất. Mức 3 là thấp nhất. Nếu ACTION có mức > 1 thì nó phải nằm trong các chủ đề kiến thức tiêu đề có mức cao hơn.

Đường dẫn (Path)

Đường dẫn đầy đủ của ACTION hiện thời. Đường dẫn chỉ ra tên đầy đủ của ACTION hiện thời tính từ các chủ đề kiến thức mức cao hơn, bắt đầu từ 1 đến ACTION hiện thời. Giữa các mức chủ đề kiến thức có một gạch nối "". Nhìn vào đường dẫn người dùng sẽ hiểu được ý nghĩa và vị trí xuất phát của ACTION hiện thời.

 

Kiểu (HS/GV) (Type)

Mỗi hoạt động sẽ được gán một trong hai kiểu: Giáo viên và Học sinh. Kiểu giáo viên là dành cho Giáo viên giảng dạy, kiểu học sinh là dành cho Học sinh ôn luyện, làm bài tập.

Điểm khác biệt duy nhất của hai kiểu hoạt động này là trong khi thực hiện các mô phỏng toán kiểu Giáo viên sẽ có thêm nút Nhập trực tiếp dữ liệu . Còn trong kiểu mô phỏng Học sinh thì không có nút lệnh này.

Thời gian (Time)

Thời gian của hoạt động này trên lớp tính bằng phút.

3. Danh sách ACTION LIST trong phần mềm Math Lesson

Trong phần mềm Math Lesson chúng tôi đã thiết kế sẵn 1699 ACTION (chủ đề kiến thức) được mô phỏng trên máy tính và phân loại theo 10 nhóm chủ đề chính bao gồm:

- 276 chủ đề thuộc nhóm 1: nhận biết, cấu tạo, đọc và viết số, so sánh số.

- 747 chủ đề thuộc nhóm 2: 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia với số nguyên, phân số và số thập phân.

- 245 chủ đề thuộc nhóm: đo lường và tính toán với đại lượng đo lường.

- 56 chủ đề thuộc nhóm: đồng hồ, lịch và số đo thời gian.

- 51 chủ đề thuộc nhóm: làm quen với tiền Việt Nam.

- 41 chủ đề thuộc nhóm: tính toán giá trị biểu thức.

- 50 chủ đề thuộc nhóm: giải toán có lời văn.

- 98 chủ đề thuộc nhóm: các bài toán có yếu tố hình học.

- 61 chủ đề thuộc nhóm: tính chất số và phép toán.

- 74 chủ đề thuộc nhóm: biểu đồ, bản đồ, bảng số, số La Mã.



URL của bài viết này::http://www.schoolnet.vn/modules.php?name=LearningMath&file=article&sid=2752

© Cong ty Cong Nghe Tin hoc Nha truong contact: sales@schoolnet.vn