Cong ty Cong Nghe Tin hoc Nha truong http://www.schoolnet.vn

Soạn bài giảng môn Toán cấp Tiểu học với Math Lesson có khó không?
06/02/2009

Bùi Việt Hà, công ty Công nghệ Tin học Nhà trường.

1. Nhu cầu soạn bài giảng trên máy tính?

Năm học 2008-2009 được Bộ Giáo dục & Đào tạo phát động là năm học CNTT với chủ trương phát động một phong trào sâu rộng trong đội ngũ giáo viên ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Với tinh thần đó nhu cầu tìm hiểu và biên soạn bài giảng điện tử trên máy tính bùng nổ dữ dội trong các nhà trường trên phạm vi toàn quốc.


Mặc dù còn có nhiều tranh cãi tranh luận thế nào là một bài giảng điện tử, giáo án điện tử, tuy nhiên đa số giáo viên các nhà trường Việt Nam đều hiểu rằng cần soạn bài giảng trên slide PowerPoint hoặc văn bản WORD và sau đó trình chiếu trên máy tính qua máy chiếu (Projector). Dễ dàng tìm thấy trên mạng Internet những kho bài giảng của giáo viên đã làm và kho các tư liệu phục vụ bài giảng như tranh, phim, mô phỏng.

Có hai nhận xét chung như sau:

- Việc tìm tư liệu cho bài giảng theo đúng chuyên môn của từng môn học, từng tiết học là một việc không dễ dàng. Mặc dù các công cụ tìm kiếm thông tin trên mạng Internet đã khá phong phú và phổ biến nhưng để tìm đúng các tư liệu sao cho hay và hợp với kiến thức bài giảng là điều không dễ dàng, thậm chí rất khó khăn.

- Các tư liệu nếu tìm thấy hầu hết dưới dạng văn bản hoặc tranh ảnh. Rất khó tìm được các mô phỏng hoàn chỉnh cho việc hỗ trợ giảng dạy. Mặc khác những công cụ mô phỏng sẵn có trong các phần mềm trình chiếu (ví dụ PowerPoint) thì không thể đủ mạnh để có thể mô phỏng bất cứ loại kiến thức nào theo yêu cầu của môn học.

Do vậy nhu cầu về các phần mềm chuyên nghiệp chuyên mô phỏng kiến thức và kiến tạo bài giảng vẫn rất cần cho giáo viên trong nhà trường. Phần mềm Bài giảng TOÁN (Math Lesson) ra đời chính là nhằm vào nhu cầu thực tế này của giáo viên môn Toán cấp Tiểu học. Đây là một phần mềm hoàn toàn mới do công ty Công nghệ Tin học Nhà trường phát hành sau nhiều năm phát triển liên tục các phần mềm hỗ trợ học và dạy môn Toán.

Bài viết này sẽ trình bày ngắn gọn mô hình bài giảng điện tử được xây dựng trong phần mềm Bài giảng Toán và các thao tác khởi tạo chúng.

Phần cuối của bài viết sẽ trình bày các phương pháp sử dụng mô hình bài giảng điện tử này trên thực tế.

2. Mô hình bài giảng môn Toán bậc Tiểu học của phần mềm Math Lesson

2.1. Cấu trúc bài giảng TOÁN

Trong mô hình thiết kế của phần mềm Math Lesson, mỗi bài giảng TOÁN sẽ bao gồm một hoặc một vài hoạt động học và dạy của giáo viên được sắp xếp theo một thứ tự nhất định.

Sơ đồ tổng quát của một bài giảng toán có dạng như sau:

 

 

Để thực hiện bài học này giáo viên sẽ lần lượt thực hiện các hoạt động đã được lên kế hoạch trước của mình. Mỗi hoạt động này sẽ tương ứng với một chủ đề kiến thức trong chương trình môn học mà giáo viên muốn truyền đạt cho học sinh. Đó có thể là phần ôn bài cũ, học bài mới, luyện làm bài tập hay kiểm tra. Nội dung mỗi bài giảng sẽ được lưu trong một tệp *.math file.

2.2. Mô hình hoạt động của bài giảng

Mỗi bài giảng (tương ứng với một math file) sẽ bao gồm nhiều hoạt động (hay nội dung học tập). Tùy thuộc vào chương trình phân phối mà giáo viên có thể hoàn toàn chủ động trong việc tạo, chỉnh sửa các nội dung học tập này.

Hình ảnh sau mô tả nội dung một bài học trong chương trình TOÁN lớp 2, tiết học 34-8. Tiết học này bao gồm 5 hoạt động. Để thực hiện một hoạt động người dùng nháy đúp chuột lên dòng tương ứng.

Trong phần mềm Bài giảng TOÁN, nguời dùng (giáo viên) sẽ làm việc trực tiếp với các tệp bài giảng (điện tử) này. Giáo viên được quyền khởi tạo các tệp *.math, được quyền bổ sung hay bỏ bớt các hoạt động có trong một math file. Mỗi hoạt động tương ứng với một dòng trong tệp bài giảng và tương ứng với một bộ thông tin bao gồm: chủ đề kiến thức + Form mô phỏng + thuật toán sinh dữ liệu. Một bộ ba thông tin như vậy được gọi là một ACTION (hay HOẠT ĐỘNG).

Như vậy mô hình bài giảng điện tử trong phần mềm Lesson Math là một tập hợp các ACTION. Các ACTION đã được tạo trước trong phần mềm, giáo viên chỉ cần chọn các ACTION và đưa vào bài giảng của mình theo ý muốn. Ta có định nghĩa sau:

Hoạt động Học và Dạy hay ACTIONlà một hoạt động tối thiểu, nhỏ nhất trong quá trình giảng dạy kiến thức môn học cho học sinh.

Sơ đồ sau mô tả công thức chính của phần mềm Bài giảng TOÁN mô tả các bài giảng điện tử:

 

Vấn đề tiếp theo là tìm hiểu cấu trúc và cách xây dựng bộ các Action List trong phần mềm Bài giảng TOÁN.

2.3. Cấu trúc của Action List trong phần mềm

ACTION LIST là bộ khung thông tin quan trọng nhất của phần mềm Bài giảng TOÁN. Có thể hiểu đơn giản ACTION LIST là một danh sách các chủ đề kiến thức phủ kín toàn bộ chương trình môn Toán bậc tiểu học và với đầy đủ tất cả các dạng toán thường gặp trong sách giáo khoa.

Giáo viên sẽ kiến tạo các bài giảng của mình bằng cách đưa vào bài giảng một số ACTION của phần mềm theo một thứ tự xác định.

Trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu mô hình và cấu trúc của ACTION LIST trong phần mềm Math Lesson.

2.3.1. Phân loại ACTION LIST

Danh sách ACTION LIST trong Bài giảng TOÁN được phân loại theo 3 mức sau:

 

Trong sơ đồ dưới đây chúng ta nhìn rõ toàn bộ việc phân loại của ACTION theo 3 mức Nhóm chủ đề - Lớp - Học kỳ.

 

 

Toàn bộ các ACTION LIST được chia thành 10 nhóm chủ đề sau:

Mỗi nhóm chủ đề sẽ có MÃ chủ đề bao gồm một hoặc hai ký tự.

Hay nói cách khác toàn bộ các dạng toán được mô phỏng trong phần mềm Math Lesson được chia làm 10 dạng theo đúng như trong bảng trên.

2.3.2. Mô hình phân cấp 3 mức của ACTION LIST

Sau khi phân loại theo nhóm chủ đề, lớp và học kỳ, bản thân các ACTION sẽ được phân bổ, phân cấp theo 3 mức.

Hình ảnh dưới đây cho ta nhìn thấy mô hình 3 mức phân cấp của ACTION LIST trong phần mềm.

 

Dưới đây là hình ảnh một bảng các ACTION được thiết lập sẵn trong phần mềm thuộc nhóm P - 4 phép toán, lớp 2, học kỳ 1.

 

2.3.3. Các thuộc tính của ACTION

Trong phần mềm Bài giảng TOÁN, mỗi ACTION sẽ bao gồm các thuộc tính sau:

Mã ACTION (Action ID)

Mỗi ACTION sẽ tương ứng với một MÃ (ID) duy nhất để phân biệt với các ACTION khác trong hệ thống. Thông thường mã chủ đề được bắt đầu bằng ký tự của nhóm chủ đề tương ứng. Nhóm hai chữ số sau chỉ ra khối lớp và học kỳ tương ứng với chủ đề kiến thức này.

Ý nghĩa của mã ACTION như trong sơ đồ sau:

 

 Tên của ACTION (Name)

Tên của ACTION hiện thời.

Tên của ACTION sẽ là một phần của đường dẫn đầy đủ của ACTION này.

Mức (Level)

Mỗi ACTION sẽ tương ứng với một mức giá trị (level) từ 1 đến 3. Mức 1 là cao nhất. Mức 3 là thấp nhất. Nếu ACTION có mức > 1 thì nó phải nằm trong các chủ đề kiến thức tiêu đề có mức cao hơn.

Đường dẫn (Path)

Đường dẫn đầy đủ của ACTION hiện thời. Đường dẫn chỉ ra tên đầy đủ của ACTION hiện thời tính từ các chủ đề kiến thức mức cao hơn, bắt đầu từ 1 đến ACTION hiện thời. Giữa các mức chủ đề kiến thức có một gạch nối "". Nhìn vào đường dẫn người dùng sẽ hiểu được ý nghĩa và vị trí xuất phát của ACTION hiện thời.

 

Kiểu (HS/GV) (Type)

Mỗi hoạt động sẽ được gán một trong hai kiểu: Giáo viên và Học sinh. Kiểu giáo viên là dành cho Giáo viên giảng dạy, kiểu học sinh là dành cho Học sinh ôn luyện, làm bài tập.

Điểm khác biệt duy nhất của hai kiểu hoạt động này là trong khi thực hiện các mô phỏng toán kiểu Giáo viên sẽ có thêm nút Nhập trực tiếp dữ liệu . Còn trong kiểu mô phỏng Học sinh thì không có nút lệnh này.

Thời gian (Time)

Thời gian của hoạt động này trên lớp tính bằng phút.

3. Qui trình tạo một bài giảng trong Math Lesson

Với phần mềm Bài Giảng TOÁN (Math Lesson), các giáo viên có thể tạo rất nhanh cho mình các bài giảng môn TOÁN với nội dung theo ý muốn. Chỉ cần vài thao tác trên máy tính là có thể tạo được ngay một bài giảng hoàn chỉnh.

Sau đây sẽ mô tả chi tiết các thao tác đơn giản để tạo một bài giảng hoàn chỉnh.

1. Giao diện chính của phần mềm có dạng như hình dưới đây:

 

2. Để tạo mới một tệp bài giảng sử dụng nút lệnh , còn muốn mở một tệp đã có sẵn hãy dùng nút .

3. Muốn soạn thảo một tệp bài giảng hãy nháy nút , xuất hiện màn hình như hình dưới đây hiện nội dung các hoạt động học và dạy của bài giảng. Nếu là tệp mới thì nội dung này là rỗng.

 

Muốn tạo mới thêm các hoạt động hãy nháy nút "Thêm mới". Màn hình bổ sung các ACTION mới có dạng như sau:

 

Lựa chọn chủ đề kiến thức của hoạt động tại khung trái màn hình, nhập, sửa đôi thông tin chi tiết tại khung phải màn hình, nháy nút "Chọn" để bổ sung hoạt động này vào tệp bài giảng. Có thể thực hiện liên tục các thao tác bổ sung như vậy cho đến khi kết thúc toàn bộ công việc.

Tại màn hình nhập, điều chỉnh thông tin bài giảng còn có thể thực hiện được các thao tác sau:

- Sửa đổi thông tin một hoạt động trong danh sách.

- Xóa một hoạt động khỏi danh sách.

- Thay đổi vị trí một hoạt động.

Như vậy toàn bộ quá trình tạo một bài giảng bao gồm các hoạt động học và dạy chỉ được thực hiện bằng một vài thao tác đơn giản.

4. Các cách trình diễn bài giảng trên thực tế

4.1. Trình diễn bài giảng trực tiếp bằng phần mềm Math Lesson

Sau khi đã tạo ra được các tệp bài giảng (*.math file), giáo viên có thể trình diễn bài giảng trực tiếp trên máy tính theo các cách sau:

Sau khi mở tệp bài giảng, nháy chuột lên nút lệnh  để vào chức năng trình diễn bài giảng. Mn hình của chức năng này có dạng như hình dưới đây.

Trên màn hình hiện danh sách các hoạt động nội dung chính của bài giảng đã được xây dựng. Có thể dùng phím điều khiển Up, Down để chuyển đến hoạt động tương ứng. Nháy đúp chuột lên dòng chứa nội dung để vào chức năng trình diễn. Mỗi hoạt động, nội dung của bài giảng sẽ tương ứng với một chủ đề kiến thức (phần mềm Bài giảng TOÁN đã xây dựng sẵn hơn 1500 chủ đề kiến thức như vậy phủ kín chương trình môn TOÁN từ lớp 1 đến lớp 5).

 

Chú ý: Giáo viên có thể nhúng các tệp *.math file này vào Slide PowerPoint để lồng ghép việc trình diễn và giảng dạy kết hợp với các nội dung khác theo ý muốn.

4.2. Các phương án sử dụng Math Lesson trên thực tế

Tùy thuộc vào khả năng sử dụng máy tính và kỹ năng của giáo viên, việc sử dụng Math Lesson trên thực tế có thể làm như sau:

1. Thực hiện việc thiết kế và trình diễn bài giảng theo phần mềm Math Lesson độc lập với bài giảng soạn trên giấy và thực hiện trên bảng đen.

Theo phương án này GV thực hiện thiết kế và trình diễn một số nội dung giảng dạy theo Math Lesson độc lập với giáo án biên soạn bằng tay bình thường. Việc giảng dạy vẫn tiến hành trên bảng đen là chính. GV kết hợp trình diễn và trình chiếu bằng phần mềm. Phương án này dành cho GV chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng máy tính cũng như phần mềm Math Lesson.

2. Việc thiết kế và trình diễn bài giảng theo Math Lesson nằm trong kế hoạch đã có và là một phần của bài soạn viết tay.

Trong phương án này, khi biên soạn giáo án môn học, GV sẽ lên trước kế hoạch sử dụng Math Lesson để mô phỏng và hỗ trợ giảng dạy như thế nào. Nội dung bài giảng của *.math file nằm trong một tổng thể chung của bài giảng của GV trên lớp. Khi dạy, GV kết hợp sử dụng bảng đen và trình chiếu trên máy tính để thực hiện công việc theo kế hoạch đã đề ra của bài giảng. Phương án này rất tối ưu và linh hoạt dành cho các GV có hiểu biết sâu hơn về phần mềm Math Lesson.

3. Bài giảng theo Math Lesson được thiết kế như các ví dụ minh họa kèm theo bài soạn chính thức trên PowerPoint.

Theo phương án này, GV xây dựng nội dung bài giảng trên PowerPoint và kết hợp lồng ghép và nhúng nội dung các bài giảng *.math vào slide PowerPoint. Đây cũng là một phương án tốt cho GV thể hiện một bài giảng điện tử tối ưu trên thực tế.

4. Bài giảng theo Math Lesson được thiết kế hoàn chỉnh, đầy đủ thay thế cho bài soạn bằng tay và được trình diễn trên máy tính có kết hợp linh hoạt với bảng đen.

Đây là phương án dành cho các GV đã hiểu sâu sắc phần mềm Math Lesson và có thể sử dụng mô hình bài giảng của phần mềm thay thế hoàn toàn bài giảng bằng tay. GV chủ động hoàn toàn khi sử dụng phần mềm để trình diễn bài giảng theo các nội dung đã đưa ra có kết hợp viết bài trên bảng đen.



URL của bài viết này::http://www.schoolnet.vn/modules.php?name=LearningMath&file=article&sid=2972

© Cong ty Cong Nghe Tin hoc Nha truong contact: sales@schoolnet.vn