Cong ty Cong Nghe Tin hoc Nha truong http://www.schoolnet.vn

Danh sách các dạng toán đã mô phỏng trong các phần mềm hỗ trợ Học và Dạy Toán cấp tiểu học: HỌC TOÁN 1, 2, 3, 4, 5, DẠY TOÁN 1, 2, 3, 4, 5 và BÀI GIẢNG TOÁN. Phần VII: Giải toán có lời văn
23/10/2012

Giải toán có lời văn là nhóm các bài toán quan trọng trong chương trình môn Toán bậc tiểu học. Với dạng toán này HS sẽ làm quen với các dạng bài toán phát sinh từ thực tế, đọc bài toán bằng chữ và suy luận để tìm cách giải.


Các dạng toán có lời văn trong chương trình môn Toán Tiểu học bao gồm:

- Giải toán bằng một phép tính và hai phép tính.

- Giải toán so sánh quan hệ giữa hai số.

- Bài toán rút về đơn vị.

- Bài toán về tỷ số phần trăm.

- Bài toán tìm hai số biết tổng, hiệu và tỷ số giữa chúng.

- Các bài toán tìm vận tốc, quãng đường, thời gian của chuyển động đều.

Sau đây là liệt kê và mô tả ngắn các FORM thuộc dạng toán này.

Stt

Tên Form

Dạng toán mô phỏng

Mô tả ngắn

1.

Giải toán có lời văn bằng một phép tính. Dạng tương tác trực tiếp trên màn hình.

Hình ảnh bài học được tự động sinh với nút Làm bài đầy đủ.

Đây là dạng toán giải có lời văn bằng một phép tính do giáo viên chủ động thiết lập ngay trên màn hình. Bài toán được tạo ra dựa trên phép cộng của hai giá trị tương ứng với các hình ảnh nằm tại hai khung trái, phải của màn hình.

Các bước thực hiện như sau:

- GV kéo thả các hình từ vị trí bên phải vào hai khung trái, phải nằm tại chính giữa màn hình. Có thể hủy hình vừa kéo vào bằng cách kéo thả vào nút thùng rác .

- Để sinh ra bài toán, GV nhấn nút Làm bài đầy đủ hoặc Làm bài ngắn trên màn hình. Cả hai nút này đều sinh ra cùng một bài toán, chỉ khác nhau cách qui trình giải trên màn hình mà thôi.

- Với nút Làm bài đầy đủ HS sẽ phải làm bài cả phần tóm tắt, lời giải và đáp số. Với nút Làm bài ngắn HS chỉ phải làm phần lời giải và đáp số.

Với dạng bài đầy đủ:

HS làm bài bằng cách nhập trực tiếp dữ liệu vào các ô trống. Có thể gõ số trực tiếp từ bàn phím hoặc nháy chuột lên các nút số màu đỏ.

Nháy nút để chuyển sang bài tập tiếp theo đồng thời thay đổi hình ảnh đồ vật của bài toán.

2.

Giải toán bằng một phép tính. Dạng toán có hình ảnh. Phép tính cộng hoặc trừ.


Hình ảnh trên đây là màn hình giải bài toán với dạng làm đầy đủ: tóm tắt, lời giải, đáp số.


Hình ảnh trên đây là màn hình giải bài toán với dạng làm ngắn: lời giải, đáp số.

Phần mềm sẽ tự động sinh dạng bài tập bằng lời văn cần giải bằng một phép tính với phép cộng hoặc phép trừ. Các hình ảnh trên khung màn hình sẽ phù hợp với thông tin của bài toán.

- Để giải bài toán này GV (hoặc HS) nhấn nút Làm bài đầy đủ hoặc Làm bài ngắn trên màn hình.

- Với nút Làm bài đầy đủ HS sẽ phải làm bài cả phần tóm tắt, lời giải và đáp số. Với nút Làm bài ngắn HS chỉ phải làm phần lời giải và đáp số.

3.

Giải toán bằng một phép tính. Dạng toán không có hình ảnh (tổng quát).


Đây là dạng toán có lời văn cần giải bằng một phép tính. Đặc điểm của dạng toán này là:

- Phép toán có thể là cộng, trừ, nhân, chia.

- Không có hình ảnh minh họa kèm theo.

HS giải bài bằng cách điền dữ liệu trực tiếp vào các ô trống.

4.

Giải toán bằng hai phép tính.


Dạng toán giải bằng hai phép tính. Phép toán thứ nhất có thể là cộng, trừ, nhân, chia. Phép toán thứ hai là phép cộng.

HS giải bằng cách điền dữ liệu vào các ô trống trên màn hình.

5.

Giải toán rút về đơn vị.


Màn hình trên là thể hiện của dạng toán 1, mẫu dạng toán như sau: Cho X lít nước chia đều vào p can. Hỏi q can chứa bao nhiêu lít nước.


Màn hình thể hiện dạng toán thứ hai. Mẫu dạng toán như sau: Cho X lít nước chia đều vào p can. Hỏi Y lít nước chứa trong bao nhiêu can.


Dạng toán rút về đơn vị trong phần mềm hỗ trợ 2 dạng bài toán chính sau:

Dạng 1. Cho X, p, q tính (X/p)*q

Dạng 2. Cho X, p, Y tính Y/(X/p)

HS đọc kỹ đề bài và điền dữ liệu, lời giải vào các ô trống trên màn hình.

Màn hình trên là thể hiện của dạng toán 1, mẫu dạng toán như sau: Cho X lít nước chia đều vào p can. Hỏi q can chứa bao nhiêu lít nước.

Màn hình dưới thể hiện dạng toán thứ hai. Mẫu dạng toán như sau: Cho X lít nước chia đều vào p can. Hỏi Y lít nước chứa trong bao nhiêu can.

6.

Dạng toán Tỷ số phần trăm.


Dạng toán liên quan đến khái niệm tỉ số phần trăm giữa hai số.

Có 3 dạng toán liên quan đến tỉ số phần trăm là:

Dạng 1. Tính tỉ số phần trăm của hai số tự nhiên.

Dạng 2. Tính số theo tỉ số phần trăm của số này với một số khác.

Dạng 3. Tính số nếu biết tỉ lệ phần trăm của chính số này.

HS đọc kỹ đề bài và điền dữ liệu, lời giải vào các ô trống trên màn hình.

7.

Dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu.

Cách giải 1: HS cần tính Hai lần số bé trước, sau đó tính số lớn sau.

Cách giải thứ 2: HS cần tính hai lần số lớn trước, sau đó tính số bé sau.

Dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu số. Đây là dạng toán đầu tiên trong nhóm các bài toán "tìm hai số khi biết ....".

Dạng toán này có thể có sơ đồ đi kèm hoặc không có sơ đồ.

Dạng toán này có hai cách giải.

Cách giải 1 như hình trên, HS cần tính Hai lần số bé trước, sau đó tính số lớn sau.

Cách giải thứ 2 của bài toán này như ở hình dưới, HS cần tính hai lần số lớn trước, sau đó tính số bé sau.

HS nhập dữ liệu trực tiếp vào các ô trống trên màn hình.

8.

Dạng toán tìm hai số biết tổng và tỷ số.

Dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỷ số. Đây là dạng toán thứ hai trong nhóm các bài toán "tìm hai số khi biết ....".

Dạng toán này có thể có sơ đồ đi kèm hoặc không có sơ đồ.

HS nhập dữ liệu trực tiếp vào các ô trống trên màn hình.

9.

Dạng toán tìm hai số biết hiệu và tỷ số.

Dạng toán tìm hai số khi biết hiệu và tỷ số. Đây là dạng toán thứ ba trong nhóm các bài toán "tìm hai số khi biết ....".

Dạng toán này có thể có sơ đồ đi kèm hoặc không có sơ đồ.

HS nhập dữ liệu trực tiếp vào các ô trống trên màn hình.

10.

Dạng toán tính vận tốc của chuyển động đều.

Đây là dạng toán đầu tiên trong nhóm các bài toán liên quan đến chuyển động đều. Có 3 dạng toán chính trong nhóm các bài toán này:

1. Bài toán tính vận tốc V = S/t;

2. Bài toán tính quãng đường S = V.t;

3. Bài toán tính thời gian t = S/V;

Với dạng toán thứ nhất, tính vận tốc, HS làm bài ra nháp và điền đáp số vào ô dữ liệu trống trên màn hình.

11.

Dạng toán tính quãng đường của chuyển động đều.

Dạng toán tính quãng đường theo vận tốc và thời gian.

HS làm bài bằng cách điền dữ liệu vào các ô trống trên màn hình.

12.

Dạng toán tính thời gian của chuyển động đều.

1. Kiểu tính thời gian là số nguyên.


2. Kiểu khuôn mẫu thứ hai của thời gian là dạng qui đổi.


3. Kiểu khuôn dạng thứ ba của thời gian là dạng phân số và được qui đổi.

Dạng toán tính thời gian theo vận tốc và quãng đường. Đây là dạng toán phức tạp nhất trong 3 kiểu bài toán của chuyển động đều.

Có 3 kiểu khuôn mẫu dữ liệu thời gian cần tính toán.

Dạng 1 (hình trên).

Kiểu tính thời gian là số nguyên. HS cần nhập dữ liệu vào các ô trống trên màn hình.

Dạng 2 (hình giữa).

Thời gian cần tính ở dạng đã qui đổi.

Dạng 3 (hình dưới).

Thời gian là dạng phân số và được qui đổi. Đây là dạng dữ liệu phức tạp nhất của bài toán chuyển động đều.

13.

Dạng toán gấp một số lên nhiều lần và giảm một số đi nhiều lần.

Dạng toán tìm một số gấp một số lần của một số khác. Dạng bài tập này dùng để học bảng nhân và phép nhân.

Dạnh toán tìm một số giảm đi một số lần của một số khác. Dạng bài tập này dùng để học bảng chia và phép chia.

Hình trên:

Dạng toán tìm một số gấp một số lần của một số khác. Dạng bài tập này dùng để học bảng nhân và phép nhân.

HS nhập trực tiếp dữ liệu bao gồm các chữ số và dấu vào các ô trống trên màn hình.

Hình dưới:

Dạnh toán tìm một số giảm đi một số lần của một số khác. Dạng bài tập này dùng để học bảng chia và phép chia.

HS nhập trực tiếp dữ liệu bao gồm các chữ số và dấu vào các ô trống trên màn hình.

14.

Bài toán so sánh hai số xem số này gấp mấy lần số kia hoặc bằng một phần mấy số thứ hai.

Dạng toán 1: hỏi số này gấp mấy lần số kia.

Dạng toán 2: hỏi 1/n của một số bằng bao nhiêu.

Dạng toán so sánh hai số xem số này gấp mấy lần số kia hay số này bằng một phần mấy của số kia. Các dạng toán này nằm trong vùng kiến thức khi học bảng chia và phép chia.

HS đọc kỹ đề bài và điền chữ số, phép toán vào các ô trống trên màn hình.

Dạng toán 1: hỏi số này gấp mấy lần số kia.

Dạng toán 2: hỏi 1/n của một số bằng bao nhiêu.



URL của bài viết này::http://www.schoolnet.vn/modules.php?name=LearningMath&file=article&sid=6744

© Cong ty Cong Nghe Tin hoc Nha truong contact: sales@schoolnet.vn