Cong ty Cong Nghe Tin hoc Nha truong http://www.schoolnet.vn

Giới thiệu phần mềm Bài giảng TOÁN - Math Lesson
23/10/2012

I. Giới thiệu phần mềm Bài giảng TOÁN (Math Lesson)

Bài giảng TOÁN là phần mềm đầu tiên của công ty Công nghệ Tin học Nhà trường định hướng vào lĩnh vực công cụ thiết kế bài giảng điện tử. Phần mềm là kết quả của một thời gian dài phát triển liên tục bộ phần mềm mô phỏng và hỗ trợ môn Toán bậc Tiểu học.


Bài giảng TOÁN cho phép giáo viên tiểu học thiết lập các bài giảng điện tử môn Toán dựa trên các hoạt động dạy học theo chương trình sách giáo khoa Toán Tiểu học do NXBGD phát hành. Phần mềm đã mô phỏng toàn bộ tất cả các dạng toán phủ kín toàn bộ chương trình sách giáo khoa môn Toán từ lớp 1 đến lớp 5. Hơn 300 dạng toán chính phủ kín hơn 1700 chủ đề kiến thức đã được mô phỏng chi tiết trong phần mềm. Ngoài ra hơn 2500 thuật toán sinh dữ liệu tự động cho các dạng toán cũng đã được thiết kế trong phần mềm.

Mỗi bài giảng toán được thiết lập trong phần mềm sẽ được lưu trữ dưới dạng một tệp *.math file. Tệp này rất nhỏ, gọn dễ dàng sao chép và di chuyển từ máy tính này sang máy tính khác. Phần mềm Bài giàng TOÁN đóng vai trò như một công cụ thiết kế, soạn thảo bài giảng đồng thời có chức năng trình diễn bài giảng này trên máy tính.

Hy vọng phần mềm Bài giảng TOÁN sẽ mang lại cho các nhà trường tiểu học một công cụ mang tính đột phá cho phép đưa nhanh các ứng dụng của tin học vào lớp học.

II. Mô hình bài giảng điện tử môn Toán

2.1. Mô hình bài giảng

Các khái niệm chính

Qui trình đi đến mô hình bài giảng Toán trong phần mềm Bài giảng TOÁN được xây dựng dựa trên nhiều khái niệm được mô tả trong sơ đồ sau:

1. Ma trận kiến thức là bảng tập hợp các chủ đề kiến thức chính của môn học. Thông thường mô hình bảng Ma trận kiến thức được thiết kế theo mô hình cây thông tin. Tùy thuộc vào mô hình kiến thức cụ thể của từng môn học, tùy thuộc vào người thiết kế mà Ma trận kiến thức này có khuôn dạng cụ thể khác nhau.

Ví dụ đối với môn Toán bậc tiểu học, ma trận kiến thức có thể hiện như các bài học trong sách giáo khoa. Các bài học này được chia thành các nhóm phân loại theo từng Lớp, Chương và các mục chủ đề con.

Dưới đây là một hình ảnh khác của Ma trận kiến thức cho môn Toán bậc Tiểu học. Trong mô hình này các chủ đề kiến thức được phân theo các mức - Lớp - .

2. Bộ dữ liệu cho dạng toán là các thông số đầu vào, thông thường là các giá trị số được dùng trong kiểu, bài tập cụ thể tương ứng với chủ đề kiến thức nào đó. Tùy thuộc vào chủ đề kiến thức và dạng toán cụ thể mà bộ dữ liệu đầu vào này sẽ rất đa dạng và khác nhau.

Bảng sau cho ta hình dung một số kiểu dữ liệu đầu vào cụ thể của các dạng toán khác nhau trong chương trình môn Toán bậc tiểu học.

Chủ đề kiến thức

Bộ dữ liệu đầu vào

Ghi chú

Cộng hai số không nhớ trong phạm vi 100

X, Y

Các số tự nhiên X, Y hoặc tự nhập, hoặc do phần mềm sinh ngẫu nhiên nhưng luôn phải thỏa mãn tạo thành phép cộng không nhớ có tổng không vượt quá 100.

Nhân số có 3 chữ số với số có một chữ số, không nhớ.

X, d

Giá trị X, d phải thỏa mãn điều kiện của chủ đề kiến thức là 100 < X < 999, 1 < d < 9 và phép nhân X.d là không nhớ.

Đo độ dài đoạn thẳng bằng thước

d, X1, X2, X3, X4

X1, X2, X3. X4 là độ dài 4 đoạn thẳng sẽ hiện trên màn hình để học sinh tiến hành đo bằng thước.

d - đơn vị đo của thước.

d = 1, độ đo dm

d = 2, độ đo cm

d = 3, độ đo mm

Các bộ dữ liệu đầu vào cho các dạng toán đều có 2 kiểu nhập liệu:

- Người dùng nhập trực tiếp.

- Phần mềm tự động sinh ngẫu nhiên dữ liệu. Để thực hiện được việc này cần thiết lập các thuật toán sinh dữ liệu tự động tương ứng. Vì số lượng các dạng toán và chủ đề kiến thức rất lớn trong chương trình môn Toán tiểu học nên nếu đặt vấn đề sinh tự động dữ liệu thì công việc sẽ rất lớn và rất phức tạp.

3. Mô phỏng kiến thức trên máy tính là một trong các công việc quan trọng nhất của phần mềm khi muốn tin học hóa việc học và dạy trên máy tính.

Với mỗi chủ đề kiến thức có thể có nhiều kiểu mô phỏng, minh họa khác nhau trên máy tính. Sau đây là một vài ví dụ cho việc đa dạng hóa sự mô phỏng kiến thức trên máy tính.

Kiến thức

Mô phỏng 1

Mô phỏng 2

Phép cộng hai số tự nhiên

Phép cộng theo hàng dọc.

Phép cộng theo hàng ngang.

Phép chia hai số tự nhiên.

Chia không nhẩm theo hàng dọc.

Chia có nhẩm theo hàng dọc.

Phân biệt và nhận biết các hình hình học.

Phân biệt hình cầu, hình trụ

Phân biệt hình cầu, hình trụ

Như vậy việc mô phỏng việc học và dạy Toán trên máy tính được mô phỏng thông qua 3 khái niệm quan trọng là Kiến thức - Dữ liệu - Mô phỏng. Các đối tượng này có quan hệ chặt chẽ với nhau và kết hợp lại thành những HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC.

Chú ý:

Một mô phỏng dạng toán (gọi là FORM) có thể tương ứng với nhiều chủ đề kiến thức và nhiều bộ sinh dữ liệu khác nhau. Ví dụ sau minh họa cho trường hợp mô phỏng phép cộng hai số tự nhiên theo hàng dọc.

4. Hoạt động Dạy & Học là một tổ hợp kết nối giữa 3 khái niệm cơ bản đã trình bày ở trên là Kiến thức + Dữ liệu (input) và Mô phỏng.

Trên thực tế một hoạt động dạy và học có thể sẽ không hoàn toàn tuân theo công thức đã nêu trên, có thể sẽ bao gồm nhiều kiểu thông tin dữ liệu và kiến thức. Tuy nhiên mô hình "3 đối tượng" đã nêu trên sẽ áp dụng đúng cho hầu hết các hoạt động học và dạy trên thực tế.

Cấu trúc bài giảng TOÁN

Trong mô hình thiết kế của chúng tôi, mỗi bài giảng TOÁN sẽ bao gồm một hoặc một vài hoạt động học và dạy của giáo viên được sắp xếp theo một thứ tự nhất định.

Sơ đồ tổng quát của một bài giảng toán có dạng như sau:

Để thực hiện bài học này giáo viên sẽ lần lượt thực hiện các hoạt động đã được lên kế hoạch trước của mình.

Chú ý: Mô hình bài giảng trên không chỉ đúng với môn TOÁN mà sẽ đúng với mọi môn học.

2.2. Mô hình hoạt động của bài giảng

Trong phần này sẽ mô tả chi tiết cấu trúc và hoạt động của một bài giảng theo mô hình phần mềm Bài giảng TOÁN.

Mỗi bài giảng (tương ứng với một math file) sẽ bao gồm nhiều hoạt động (hay nội dung học tập). Tùy thuộc vào chương trình phân phối mà giáo viên có thể hoàn toàn chủ động trong việc tạo, chỉnh sửa các nội dung học tập này.

Hình ảnh sau mô tả nội dung một bài học trong chương trình TOÁN lớp 2, tiết học 34-8. Tiết học này bao gồm 5 hoạt động. Để thực hiện một hoạt động người dùng nháy đúp chuột lên dòng tương ứng.

Trong phần mềm Bài giảng TOÁN, nguời dùng (giáo viên) sẽ làm việc trực tiếp với các tệp bài giảng (điện tử) này. Giáo viên được quyền khởi tạo các tệp *.math, được quyền bổ sung hay bỏ bớt các hoạt động có trong một math file. Mỗi hoạt động tương ứng với một dòng trong tệp bài giảng và tương ứng với một bộ thông tin bao gồm: chủ đề kiến thức + Form mô phỏng + thuật toán sinh dữ liệu. Một bộ ba thông tin như vậy được gọi là một ACTION (hay HOẠT ĐỘNG).

Như vậy mô hình bài giảng điện tử trong phần mềm Lesson Math là một tập hợp các ACTION. Các ACTION đã được tạo trước trong phần mềm, giáo viên chỉ cần chọn các ACTION và đưa vào bài giảng của mình theo ý muốn. Ta có định nghĩa sau:

Hoạt động Học và Dạy hay ACTIONlà một hoạt động lõi, tối thiểu, nhỏ nhất trong quá trình giảng dạy kiến thức môn học cho học sinh.

Sơ đồ sau mô tả công thức chính của phần mềm Bài giảng TOÁN mô tả các bài giảng điện tử:

Vấn đề tiếp theo là tìm hiểu cấu trúc và cách xây dựng bộ các Action List trong phần mềm Bài giảng TOÁN.

2.3. Cấu trúc dãy các HOẠT ĐỘNG (Action List) trong phần mềm

ACTION LIST là bộ khung thông tin quan trọng nhất của phần mềm Bài giảng TOÁN. Có thể hiểu đơn giản ACTION LIST là một danh sách các chủ đề kiến thức phủ kín toàn bộ chương trình môn Toán bậc tiểu học và với đầy đủ tất cả các dạng toán thường gặp trong sách giáo khoa.

Giáo viên sẽ kiến tạo các bài giảng của mình bằng cách đưa vào bài giảng một số ACTION của phần mềm theo một thứ tự xác định.

1. Phân loại ACTION LIST

Danh sách ACTION LIST trong Bài giảng TOÁN được phân loại theo 3 mức sau:

Trong sơ đồ dưới đây chúng ta nhìn rõ toàn bộ việc phân loại của ACTION theo 3 mức Nhóm chủ đề - Lớp - Học kỳ.

Toàn bộ các ACTION LIST được chia thành 10 nhóm chủ đề sau:

Stt

KH

English

Mô tả nhóm

1

N

Number

Nhận biết số, đọc, viết số, so sánh, phân tích số.

2

P

Operation

4 phép toán cộng, trừ, nhân, chia với số tự nhiên, phân số và số thập phân.

3

M

Measure

Đo lường và tính toán với các đại lượng đo lường.

4

T

Time

Đồng hồ, Lịch và đại lượng thời gian.

5

MO

Money

Làm quen với tiền Việt Nam. Tính tiền và đổi tiền.

6

E

Expression

Tính toán giá trị biểu thức. Biểu thức chứa chữ và số.

7

TQ

Text Question

Giải toán có lời văn.

8

G

Geometry

Các bài toán có yếu tố hình học.

9

A

Attribute

Tính chất số và phép tính. Dấu hiệu chia hết của số tự nhiên.

10

C

Chart, Table, Map

Biểu đồ, bản đồ, số La Mã, thống kê số liệu.

2. Mô hình phân cấp 3 mức của ACTION

Sau khi phân loại theo nhóm chủ đề, lớp và học kỳ, bản thân các ACTION sẽ được phân bổ, phân cấp theo 3 mức.

Hình ảnh dưới đây cho ta nhìn thấy mô hình 3 mức phân cấp của ACTION LIST trong phần mềm.

Dưới đây là hình ảnh một bảng các ACTION được thiết lập sẵn trong phần mềm thuộc nhóm P - 4 phép toán, lớp 2, học kỳ 1.

3. Các thuộc tính của ACTION

Trong phần mềm Bài giảng TOÁN, mỗi ACTION sẽ bao gồm các thuộc tính sau:

Mã ACTION (Action ID)

Mỗi ACTION sẽ tương ứng với một MÃ (ID) duy nhất để phân biệt với các ACTION khác trong hệ thống. Thông thường mã chủ đề được bắt đầu bằng ký tự của nhóm chủ đề tương ứng. Nhóm hai chữ số sau chỉ ra khối lớp và học kỳ tương ứng với chủ đề kiến thức này.

Ý nghĩa của mã ACTION như trong sơ đồ sau:

Tên của ACTION (Name)

Tên của ACTION hiện thời.

Tên của ACTION sẽ là một phần của đường dẫn đầy đủ của ACTION này.

Mức (Level)

Mỗi ACTION sẽ tương ứng với một mức giá trị (level) từ 1 đến 3. Mức 1 là cao nhất. Mức 3 là thấp nhất. Nếu ACTION có mức > 1 thì nó phải nằm trong các chủ đề kiến thức tiêu đề có mức cao hơn.

Đường dẫn (Path)

Đường dẫn đầy đủ của ACTION hiện thời. Đường dẫn chỉ ra tên đầy đủ của ACTION hiện thời tính từ các chủ đề kiến thức mức cao hơn, bắt đầu từ 1 đến ACTION hiện thời. Giữa các mức chủ đề kiến thức có một gạch nối "". Nhìn vào đường dẫn người dùng sẽ hiểu được ý nghĩa và vị trí xuất phát của ACTION hiện thời.

Kiểu (HS/GV/Kiểm tra) (Type)

Mỗi hoạt động sẽ được gán một trong ba kiểu: Giáo viên, Học sinhKiểm tra. Kiểu giáo viên là dành cho Giáo viên giảng dạy, kiểu học sinh là dành cho Học sinh ôn luyện, làm bài tập. Kiểu Kiểm tra dùng để thực hiện bài kiểm tra trực tiếp trên lớp học.

Chú ý: Sự khác nhau thể hiện trên màn hình của ba thuộc tính Action trên như sau:

- Đối với kiểu HỌC SINH, sẽ có đủ 5 nút điều khiển thực hiện bài luyện: đóng (kết thúc), làm lại, kiểm tra đúng/sai, gợi ý, làm bài tiếp theo.

- Đối với kiểu GIÁO VIÊN, sẽ có thêm nút Nhập trực tiếp dữ liệu .

- Kiểu KIỂM TRA trên màn hình chỉ có 3 nút : đóng, làm lại và làm bài tiếp theo.

Trên màn hình trình diễn bài giảng, tham số Kiểu này sẽ được thể hiện bằng màu sắc của Hoạt động này như sau :

Kiểu HỌC SINH: màu xanh.

Kiểu GIÁO VIÊN: màu vàng.

Kiểu KIỂM TRA: màu đỏ.

Thời gian (Time)

Thời gian của hoạt động này trên lớp tính bằng phút.

III. Các chức năng chính

Chương này sẽ mô tả chi tiết các chức năng chính của phần mềm Bài giảng TOÁN.

3.1. Giới thiệu màn hình chính

Sau khi khởi động màn hình chính của phần mềm Bài giảng TOÁN có dạng như hình dưới đây.

Sau đây sẽ lần lượt mô tả các chức năng chính của phần mềm.

3.2. Khởi tạo và thiết lập các bài giảng

Thực hiện các bước sau để khởi tạo các tệp bài giảng mới.

1. Nháy chuột vào nút lệnh trên màn hình chính của phần mềm.

Xuất hiện hộp hội thoại khởi tạo tệp bài giảng của phần mềm.

2. Điền các thông tin chính của tệp bài giảng trong màn hình tiếp theo.

Các thông tin chính của tệp bài giảng bao gồm:

- Tên tệp: tên tệp bài giảng trên đĩa, phần mở rộng luôn phải là *math.

- Thư mục: thư mục lưu trữ tệp bài giảng. Nháy nút để tìm vị trí thư mục cần lưu trữ tệp.

- Tên bài học: tên bài giảng hiện thời. Có thể gõ tiếng Việt theo kiểu TELEX.

- Mô tả ngắn: mô tả ý nghĩa, mục đích và đối tượng của bài giảng hiện thời. Có thể gõ tiếng Việt theo kiểu TELEX.

- Tác giả bài giảng: tên giáo viên. Mặc định tên giáo viên giữ bản quyền phần mềm sẽ hiện tại dòng này. Tuy nhiên có thể thay đổi.

- Mật khẩu bảo vệ: nhập mật khẩu cho tệp bài giảng. Phân biệt 2 loại mật khẩu.

Mức 1: mật khẩu chỉ đọc. Sử dụng mật khẩu này chỉ cho phép xem và trình diễn bài giảng.

Mức 2: mật khẩu đầy đủ (sửa đổi). Người biết mật khẩu này sẽ có toàn quyền với tệp bài giảng bao gồm xem, trình diễn, sửa đổi thay đổi nội dung bài giảng.

3. Nháy nút Đồng ý để ghi lại các thông tin trong tệp bài giảng mới khởi tạo.

Hoặc nháy nút Hủy lệnh để hủy bỏ kết quả của lệnh, không thực hiện việc khởi tạo tệp math file mới.

3.3. Nhập, điều chỉnh các hoạt động của bài giảng

Sau khi mở tệp bài giảng, nếu có quyền đầy đủ với tệp này thì có thể thay đổi thông tin hoặc nhập trực tiếp nội dung bài giảng. Qui trình thực hiện công việc này như sau:

1. Nháy nút trên màn hình chính của phần mềm.

2. Xuất hiện cửa sổ cho phép xem và thay đổi thông tin các nội dung, hoạt động của bài giảng hiện thời. Mỗi nội dung được thể hiện trên một dòng trong danh sách các nội dung. Mỗi nội dung như vậy sẽ tương ứng với một ACTION của phần mềm.

Màn hình nhập, điều chỉnh thông tin bài giảng có dạng như hình dưới đây:

Giới thiệu màn hình

Chính giữa màn hình là danh sách Nội dung bài học hiện trong một bảng, mỗi nội dung là một dòng. Lần đầu tiên nhập nội dung bài giảng thì danh sách này rỗng.

Phía trên bảng danh sách là các nút lệnh chính: Thêm mới, Xóa, Sửa, Chuyển lên, Chuyển xuống, Trình chiếu. Đây là các lệnh làm việc chính với nội dung của bài giảng hiện thời.

Phần thông tin chung của bài giảng bao gồm Tên bài họcMô tả bài họcthể hiện phía trên cùng của màn hình.

Nhập, sửa thông tin chung của bài giảng

Nhập, điều chỉnh thông tin trực tiếp tại các vị trí Tên bài họcMô tả bài học. Nhấn nút để vào cửa sổ nhập, điều chỉnh các thông tin chung khác của bài giảng.

Nhập, sửa nội dung chi tiết bài giảng

Thêm mới, bổ sung nội dung (ACTION) hoạt động vào danh sách.

Giáo viên có thể bổ sung thêm vào bài giảng hiện thời nhiều nội dung, hoạt động học và dạy mới. Các nội dung này được tự động bổ sung vào danh sách các hoạt động đã có.

Muốn bổ sung thêm các hoạt động vào danh sách, nháy nút .

Cửa sổ nhập thêm mới các hoạt động có khuôn dạng như hình dưới đây:

Các bước thực hiện việc bổ sung thêm hoạt động như sau:

1. Thiết lập bộ lọc cho danh sách chủ đề

Tại vùng 1 có thể thiết lập bộ lọc cho danh sách chủ đề thể hiện trong vùng 2. Đặt bộ lọc có thể được thực hiện theo 3 tham số:

- Nhóm chủ đề: hạn chế chỉ hiện thông tin các ACTION trong từng nhóm chủ đề.

- Lớp: hạn chế chỉ hiện thông tin các ACTION trong từng khối lớp.

- Học kỳ: chọn có thể hiện ACTION phân loại theo học kỳ hay không.

Chú ý việc thiết lập bộ lọc này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cách thể hiện danh sách chủ đề trong cửa sổ 2.

2. Chọn chủ đề lõi trong danh sách

Tại vùng 2, giáo viên chọn chủ đề kiến thức cụ thể để bổ sung vào bài giảng hiện thời. Chú ý chọn chủ đề lõi trong danh sách này. Chủ đề lõi là các chủ đề tương ứng với một ACTION, trong màn hình thể hiện sẽ có mã kèm theo.

3. Nhập, điều chỉnh các thông số của hoạt động

Sau khi chọn chủ đề thì tại vùng 3 giáo viên sẽ tiến hành sửa, thay đổi các thông tin khác của hoạt động này. Các thông số có thể sửa bao gồm:

- Tên hoạt động.

- Mô tả ngắn:

- Kiểu (Học sinh, Giáo viên hay Kiểm tra)

- Thời gian thực hiện.

4. Nháy nút Chọn để bổ sung hoạt động này.

Giáo viên có thể thực hiện liên tục việc bổ sung các hoạt động cho bài giảng hiện thời. Muốn kết thúc quá trình bổ sung thì bấm nút Đóng.

Thay đổi, sửa đổi một nội dung bài giảng.

Muốn sửa, thay đổi một nội dung cụ thể hãy nháy đúp chuột lên dòng chứa nội dung hoặc chọn nội dung và nháy nút .

Cửa sổ tương tự như chức năng bổ sung hoạt động xuất hiện cho phép thực hiện các thao tác thay đổi chủ đề hoặc thay đổi thông tin thuộc tính của hoạt động này. Màn hình có dạng như sau:

Sau khi sửa xong nháy nút Cập nhật để ghi lại kết quả và đóng cửa sổ.

Xóa một nội dung.

Muốn xóa một nội dung của bài giảng hãy chọn dòng tương ứng và nháy nút . Sau đó chọn Yes trong hộp hội thoại.

Thay đổi thứ tự nội dung trong danh sách.

Muốn thay đổi thứ tự các hoạt động trong danh sách hãy chọn hoạt động tương ứng và nháy các nút lệnh để chuyển lên một dòng và để chuyển xuống một dòng.

Xem, kiểm tra nội dung bài giảng.

Chức năng này cho phép giáo viên kiểm tra lại hoạt động hiện thời bằng cách cho chương trình "chạy thử" hoạt động này giống như khi đang dạy trên lớp. Bằng cách này giáo viên sẽ có điều kiện kiểm tra lại và quyết định xem có chọn hoạt động này không trong bài giảng của mình.

Để thực hiện kiểm tra trình chiếu ACTION hiện thời nháy chọn nội dung và bấm nút .

Để kết thúc quá trình chỉnh sửa nội dung bài giảng nháy nút bên trái dưới màn hình, thoát về màn hình chức năng chính của phần mềm.

3.4. Trình chiếu bài giảng

Đây là chức năng trình diễn, giảng dạy chính của phần mềm theo bài giảng đàn mở. Nháy chuột lên nút để bắt đầu quá trình giảng dạy trực tiếp của bài giảng hiện thời.

Giáo viên thực hiện chức năng này để trực tiếp giảng dạy kiến thức chủ đề môn Toán trên lớp.

Màn hình trình diễn, giảng dạy trực tiếp bài giảng có dạng như hình dưới đây.

Màn hình thể hiện khung cảnh tương tự như trình bày của giáo viên trên bảng trong lớp học. Trên bảng là Tên bài giảng và một danh sách các nội dung cần học tập và giảng dạy.

Để kích hoạt một hoạt động, giáo viên cần nháy đúp chuột lên dòng nội dung tương ứng trên màn hình.

Sau khi thực hiện xong hoạt động hiện thời, nháy nút Thoát để quay lại màn hình trình diễn bài giảng, tiếp tục giảng bài sang các chủ đề khác.

3.5. Các lựa chọn của phần mềm

Nút lệnh phía dưới bên trái màn hình chính của phần mềm dùng để nhập các thông tin lựa chọn.

Màn hình nhập thay đổi các thông tin lựa chọn chính của phần mềm có dạng sau:

Sau đây là mô tả chi tiết ý nghĩa của các tham số lựa chọn trên.

Các lựa chọn

Ý nghĩa

Lựa chọn thiết kế bài giảng

Chế độ mặc định cho nội dung bài giảng.

Lựa chọn này đặt chế độ mặc định khi người dùng tiến hành bổ sung thêm ACTION mới vào bài giảng hiện thời. Phần mềm sẽ lấy thông số lựa chọn này để gán cho kiểu mặc định của hoạt động do người dùng chọn. Người dùng có quyền thay đổi thông số này ngay trên màn hình.

Thời gian mặc định của một nội dung bài giảng.

Lựa chọn này đặt chế độ mặc định gán thời gian cho ACTION mới đưa vào bài giảng hiện thời. Người dùng có quyền thay đổi thông số này ngay trên màn hình.

Thể hiện thông tin của hoạt động trên màn hình trình diễn bài giảng.

Lựa chọn này đặt chế độ thể hiện thông tin của các hoạt động trong màn hình trình diễn bài giảng toán. Mặc định chỉ có 2 tham số là STT và Tên hoạt động thể hiện. Người dùng có thể chọn thêm thể hiện thông số Thời gianKiểu của hoạt động trên màn hình.

Tô màu nội dung học tập.

Đặt chế độ tô màu danh sách nội dung giảng dạy trên màn hình trình diễn bài giảng. Có 2 chế độ tô màu:

- Bình thường: tô màu kiểu mặc định, không phân biệt kiểu của hoạt động.

- Tô màu theo kiểu của hoạt động. Phân biệt kiểu Giáo viên giảng dạy hay Học sinh luyện tập.

Lựa chọn trình diễn bài giảng

Tặng phần thưởng khi nhận được [X] điểm.

Sau mỗi lần điểm số của học tăng lên [X] điểm phần mềm sẽ hiện phần thưởng tặng cho học sinh.

Có hiện đáp án đúng hay không?

Trong khi luyện tập một bài toán, nếu nhấn nút kiểm tra phần mềm sẽ kiểm tra tính đúng đắn của bài làm hiện thời. Nếu lựa chọn này được chọn thì nếu kết quả làm sai phần mềm sẽ thê hiện đáp án đúng ngay trên màn hình bên cạnh bài làm sai hiện thời.

Có hiện thông báo làm bài sai hay đúng không?

Khi nhấn nút kiểm tra phần mềm sẽ thông báo kết quả làm bài bằng một thông báo “Đúng rồi” hoặc “Sai rồi”. Nếu tham số này không được chọn thì các thông báo như vậy sẽ không xuất hiện.

Có hiện biểu tượng bài làm sai hay đúng không?

Khi nhấn nút kiểm tra tùy thuộc vào bài làm đúng hoặc sai, phần mềm sẽ làm xuất hiện các hình ảnh động ngộ nghĩnh kèm tiếng nói thông báo rằng bài làm của bạn là đúng hay sai. Các biểu tượng này có ý nghĩa nhắc nhở hoặc khen ngợi kịp thời ngay sau khi làm bài. Nếu tham số này không được chọn thì các biểu tượng như vậy sẽ không xuất hiện.

Thay đổi dạng bài toán sau [X] phép toán.

Sau khi làm liên tục [X] phép toán của cùng một dạng toán, phần mềm sẽ đưa ra thông báo đề nghị chuyển dạng toán đang làm. Mặc định giá trị này = 5. Các giá trị cho phép là 3 <= X <= 99.

3. 6. Các nút lệnh thường gặp trong phần mềm

Các nút lệnh sau thường có trên màn hình, trong các chức năng luyện tập hoặc kiểm tra của phần mềm.

Vào màn hình hiển thị các lựa chọn chính.

Làm bài tiếp theo (chương trình tự sinh đề bài).

Yêu cầu trợ giúp của phần mềm với bài làm hiện thời.

Đọc số (chỉ áp dụng cho phép toán đọc, viết số)

Viết số (chỉ áp dụng cho phép toán đọc, viết số)

Kiểm tra bài làm hiện thời (chỉ có ở chế độ luyện tập).

Làm lại từ bài tập hiện thời.

Giáo viên nhập trực tiếp dữ liệu vào dạng toán hiện thời.

Kết thúc bài học hiện thời.

3.7. Các nút chức năng chính khác

Trong mọi cửa sổ làm việc của phần mềm nút lệnh dùng để xem trợ giúp của phần mềm. Nút lệnh dùng để xem thông tin bản quyền và tác giả phần mềm. Nút lệnh sẽ dừng chương trình và thoát khỏi phần mềm.



URL của bài viết này::http://www.schoolnet.vn/modules.php?name=LearningMath&file=article&sid=6745

© Cong ty Cong Nghe Tin hoc Nha truong contact: sales@schoolnet.vn