Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 11
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 11
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93119248 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.


    Trang chủ Bài học trực tuyến | Vui học hè 2009 | Trang trước


    SỰ KỲ DIỆU CỦA TỰ NHIÊN: TỪ TRUYỀN THUYẾT VỀ VIÊN NGỌC DÃ TRÀNG

    Ngày gửi bài: 23/12/2010
    Số lượt đọc: 4944

    Sự tích Dã Tràng kể về một anh chàng may mắn nhờ cứu sống được con vua Thủy, nên được ông này đền ơn bằng một viên ngọc quý, ngậm trong miệng có thể nghe hiểu hết mọi tiếng nói muôn loài. Từ đó, bắt đầu một cuộc phiêu lưu kỳ thú.

    Nhờ hiểu biết tiếng nói của muôn loài, anh ta trở thành thông thái, anh hiểu hết mọi việc xảy ra đây đó. Anh ta có thể tiên đoán những điều sẽ tới, nhờ dựa vào linh cảm các loài vật Anh ta có tài nhìn cả vào lòng đấy, phát hiện những kho tàng quý giá. Anh trở thanh một con người cứu nhân độ thế, can thiệp được vào tất cả mọi chuyện may, rủi, phúc họa, chinh phục lòng tin của tất cả mọi người. Chỉ một chút nữa, anh ta sẽ chiếm đoạt cả ngôi vua, nếu như những việc làm ngông cuồng của anh không khiến cho vua Thủy giật mình tìm lấy lại được viên ngọc.

    Câu chuyện xưa chắc đã khiến cho nhiều người trong chúng ta, thời nhỏ, ước mơ có được một khả năng phi thường như thế. Bản thân tôi cũng đã từng có lần mải mê theo dõi hoạt động của bầy kiến hàng giờ không biết chán, cố tìm ra một điều bí mật gì trong những cử chỉ lạ lùng của chúng.

    Giờ đây, thì việc tìm hiểu tiếng nói loài vật đã vượt ra khỏi lãnh vực những “chuyện trẻ con” hay “huyền thoại” mà trở thành điều say mê của các nhà bác học nghiêm túc. Ở nhiều trung tâm khoa học của thế giới, hàng ngàn nhà khoa học – tất nhiên, không còn ở lứa tuổi còn tin ở những chuyện hoang đường – đang vắt óc tìm hiểu ý nghĩa của một lời chim hót, của một tiếng con trùng và thậm chí cả tiếng vo ve của loài ong. Việc làm của họ nhằm mở cửa vào một thế giới huyền kỳ, đầy rẫy những sự bất ngờ như thế giới của Alitxơ trong truyện của Kêrôn. Những khám phá tuy còn ít ỏi nhưng thật thú vị, đã được nhà sinh vật học người Úc Cônđrat Lôrenxô kể lại trong tác phẩm “chiếc vòng phù thủy của Xalômôn”. Theo truyền thuyết, thì vua Xalômôn ngày xưa nhờ một chiếc vòng phù thủy, đã nghe hiểu tiếng nói loài vật. Còn Lôrenxô thì… đi tìm chiếc vòng huyền bí đó, - không cần một phép thuật phù thủy nào hết…

    Trước khi đi vào câu chuyện, chắc phải giải đáp một câu hỏi đặt ra trong các bạn đọc: Liệu loài vật có tiếng nói không đã?

    Không nghi ngờ gì nữa, mọi loài vật đều có “tiếng nói” riêng của chúng, tất nhiên chưa hoàn chỉnh như tiếng nói của loài người, nhưng cũng đủ cho chúng diễn tả và trao đổi với nhau mọi tình cảm, ý muốn và cả hiểu biết nữa. Điều thú vị là tiếng nói của chúng không chỉ thể hiện bằng âm thanh, mà còn bằng muôn vàn hình thức phong phú, bất ngờ khác.

    Các nhà bác học đã phát hiện rằng thanh âm của loài chim chứa đựng những thông tin rất phúc tạp. Khi bay, chúng kêu lên một cách khác với khi bước vào cuộc chiến hay khi giận dữ. Có thể phân biệt ba loại thanh âm. Tùy thuộc vào tính chất sự việc, mà tiếng kêu có sự biến đổi về giai điệu. Ví dụ như chim én, thể hiện bằng những điệu hót khác nhau để thông báo cho đồng loại khi phát hiện thấy mồi, hay khi thấy kẻ thù.

    “Tiếng nói” của chim liên quan với hoạt động của chúng: Kiếm mồi, giao phối, làm quen, kết bạn, v.v… Điều lý thú là giữa cấu trúc âm học của tiếng hát, với ý nghĩa của nó, có một mối liên quan chặt chẽ. Nhà sinh học Anh Mácle phát hiện rằng tiếng hót báo hiệu có loài chim ác xuất hiện, là tiếng kéo dài, không có thay đổi đột ngột về âm sắc. Nghe tiếng đó, khó mà xác định được nguồn phát từ đâu. Cũng loài chim đó, khi gọi mái hay gọi trống, ngược lại, tiếng hót thay đổi âm sắc rất rõ; điều này giúp cho chim bạn định được vị trí dễ dàng. Đặc biệt, khi xuất hiện loài cú vọ, thì tiếng kêu của bầy chim lại không phải tiếng báo nguy, mà là tiếng gọi tập họp. Thì ra, loài cú đêm tìm mồi bằng con mắt siêu âm; nhưng khi những con mồi túm tụm lại với nhau, làm “nhiễu” tia siêu âm, chúng sẽ không bị phát hiện nữa.

    Nói đến ngôn ngữ của loài chim, đáng chú ý nhất là giống quạ. Qua quá trình theo dõi lâu dài, người ta phát hiện rằng giống quạ có nhiều tiếng nói. Quạ thành phố không hiểu “tiếng” của quạ nông thôn; quạ miềm Bắc không giao dịch được với quạ miền Nam. Người ta đã thí nghiệm như sau: đem ghi lại vào băng từ tiếng kêu của quạ ở Pháp rồi đưa băng đó qua Mỹ, cho phát thanh lại giữa những bầy quạ Mỹ. Những âm thanh không hề gây một phản ứng gì cả. Rõ ràng là bầy quạ Mỹ đã không hiểu được tiếng nước ngoài. Song chỉ riêng có một giống quạ “lãng du” – tên gọi như thế vì chúng không cư trú nhất định ở một địa phương nào – thì hình như “uyên bác” hơn, hiểu được cả một thứ tiếng, kể cả tiếng “quạ pháp”…

    Tìm hiểu qua ngôn ngữ của loài sâu bọ, côn trùng cũng rất lý thù.

    Giáo sư Máchốpxki, qua nhiều năm theo dõi hoạt động của loài kiến đỏ, lớn và nhỏ, phát hiện rằng chúng có những cử chỉ đặc biệt để diễn tả ý muốn. Ngôn ngữ “câm” của loài kiến rất phong phú, tuy rằng ông mới chỉ phân biệt được mấy chục “từ”. Những từ đó chia làm ba nhóm. Nhóm thứ nhất chỉ những hành động trực tiếp ví dụ như “nhanh lên”, “Cho tôi ăn”. v.v…Nhóm thứ hai diễn tả trạng thái, ví dụ “chú ý!”, “có mùi lạ”. Nhóm thứ ba là những câu hỏi, chẳng hạn “Ai vậy?”. “Chuyện gì thế?”, v.v… Ngôn từ “Có mùi lạ” được thể hiện bằng động tác gật gật đầu. Từ ngữ “báo động” là động tác gật gật đầu. Từ ngữ “báo động” là động tác rung rung đầu. Ý muốn xin ăn được biểu thị bằng cách quỳ mọp chân trước, đuôi cong lên, v.v…

    Một vài giống sâu bọ (cả kiến nữa) sử dụng cả “tiếng nói âm thanh” phát đi từ một cơ quan đặc biệt mà tai người có thể nghe thấy. Ghi lại trên băng từ, người ta thấy cùng một giống loài, tiếng nói có thể hoàn toàn khác nhau, mặc dù được tạo theo cùng một cách. Hiện tượng đó, thêm vào các sự kiện khác, chứng tỏ rằng các tín hiệu âm thanh được sử dụng vào mục đích thông tin.

    Trong trường hợp những con mối, việc thông tin từ xa được thực hiện bằng một hệ thống “điện tín” độc đáo. Bằng cách đó, chúng có thể truyền đi rất xa các tín hiệu báo động bí mật của cơ chế “điện tín” của loài mối đã được nhà sinh học Hâudơ khám phá. Qua hai năm kiên trì quan sát các hoạt động của loài mối, chụp ảnh và ghi âm các trường hợp mà chúng không báo tin tức cho nhau, ông đã phát hiện được những đường dây đàm thoại. Khi có nguy biến, qua đường dây đàm thoại đó, các chú mối “lính canh” báo được cho đồng bọn rất kịp thời. Hâudơ sử dụng một thứ keo cách âm thử bịt kín đường đàm thoại đó. Quả nhiên tín hiệu báo động không truyền đi được, khiến cho cả bầy mối không hề xáo động…

    Trường hợp tiếng nói của loài ong thì đã từng được nhiều người biết đến. Tiếng nói đó được thể hiện bằng những vũ điệu khi xoay tròn, khi đung đưa, ngoe nguẩy.

    Ta hãy nghe một chuyện gia về ong mô tả một cảnh sinh hoạt của bầy ong mật:
    “… Cô ong duyên dáng sau khi trút những phấn hoa vừa mang về, liền bắt đầu một vũ điệu nồng nhiệt. Tiếng vù vù của bộ cánh xoay tròn cùng với nhịp điệu hoàn hỉ là một thứ ngôn ngữ để thông báo rành rẽ về phương vị và khoảng cách của nguồn thực phẩm, cũng như số lượng hoa vừa nở rộ mà cô ong vừa khám phá.

    Thế là chỉ một lát sau, cả thị trấn loài ong rộn ràng hẳn lên. Từng đợt sóng ong nối đuôi nhau hối hả tìm đến khu vườn hoa mới phát hiện, không cần có người dẫn đường. Quay về, con ong nào cũng đầy ắp túi mật và cũng lặp lại những động tác múa mà cô ong đầu tiên đã thực hiện. Một giờ sau, điệu múa tập thể đã tới lúc nào nhiệt, lôi cuốn tất cả tổ ong cùng tham gia…”.

    Quan sát kỹ, có thể thấy các động tác vũ rất linh hoạt nhưng đầy ngụ ý. Nếu nguồn thức ăn vừa khám phá chỉ cách tổ ong dăm chục mét, điệu múa có dạng vòng tròn, hết một vòng lại đảo ngược. Nếu nguồn thực phẩm ở xa hơn, thì điệu múa phức tạp với nhiều động tác hơn. Ong bay theo hình số 2, nhưng bụng ong rung rung rất nhanh, nhịp độ tùy theo khoảng cách. Nếu thân mình ong thẳng đứng và hướng từ thấp lên cao, tức là hoa nở ở phía mặt trời. Ngược lại, nếu mình ong hướng từ cao xuống thấp, thì hoa nở ở phía đối diện mặt trời.v.v… Nhưng đồng thời với “ngôn ngữ” của điệu múa, còn những tín hiệu khác bằng mùi hương bằng chạm râu, và có thể cả bằng âm thanh phát ra từ động tác vẫy cánh. Phối hợp lại, bản tin được phát và nhận với đầy đủ mọi chi tiết.

    Trong thời gian gần đây, những phát hiện mới của tiến sĩ Êsa đã cung cấp thêm nhiều hiểu biết thú vị về ngôn ngữ của loài ong. Theo ông, trong tiếng vẫy cánh, còn có những tiếng lách tách; độ dài của những thanh âm này để chỉ khoảng cách. Ví dụ, tiếng lách tách kéo dài 0,1 giây; tức là khoảng cách tới nơi lấy mật là 200 met. Ông cũng khẳng định rằng, điệu vũ càng mạnh mẽ bao nhiêu, càng nói rằng nguồn hoa có chất lượng cao bấy nhiêu. Và đồng thời, những tín hiệu lách tách cũng mau hơn… Tóm lại, ngôn ngữ của loài ong là một ngôn ngữ kết hợp, có khả năng diễn tả rất phong phú và chính xác, phản ánh một trình độ xã hội có tổ chức cao.

    schoolnet@



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài học khác:



    Đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.