Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 13
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 13
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93132336 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.


    Trang chủ Bài học trực tuyến | Vui học hè 2009 | Trang trước


    Những trận chiến nổi tiếng thế giới: Trận Xích Bích năm 208

    Ngày gửi bài: 28/01/2012
    Số lượt đọc: 5288

    Trận Xích Bích – kỳ thực là một chiến dịch – nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc thời cổ gồm một số trận đánh quyết định thế "chia ba thiên hạ" tạo thành thời đại Tam quốc với ba nước Ngụy, Thục, Ngô.

    Nay thành phố Xích Bích năm ở bờ nam sông Trường Giang, là một thành phố nhỏ của tỉnh Hồ Bắc nhưng thời xưa thì cả một vùng đất ở hai bên bờ sông Trường Giang, đoạn sông này vừa qua khỏi địa phận tỉnh Hồ Nam chảy vào địa phận tỉnh Hồ Bắc, đều gọi là Xích Bích vì đất ở hai bên bờ sông đều đỏ au (Xích là đỏ, Bích là vách). Đặc biệt ở địa phận thành phố Xích Bích ngày nay có ngọn núi cùng tên, vách núi cũng màu đỏ.

    Chính ở khu vực này đã diễn ra trận Xích Bích nổi tiếng vào mùa Đông năm Kiến An thứ 13 tức năm 208. Nguyên vào những thập kỷ cuối cùng của thế kỷ I, nhà Đông Hán trị vì ở Trung Quốc lâm vào giai đoạn suy vi. Bọn chúa đất, quân phiệt ở khắp nơi nổi lên cát cứ, đánh lộn nhau và chống lại cả triều đình. Trong số các thủ lĩnh này Tào Tháo là nhân vật kiệt hiệt hơn cả, đã lần lượt tiêu diệt các đối thủ như Đổng Trác, Viên Thiệu, Lã Bố... nắm mọi quyền bính trong triều, ức chế Vua hán, làm chủ nửa phía bắc của đất nước Trung Quốc thời đó. Ơ’ phương nam có hai thủ lĩnh đáng gờm đối với Tháo là Lưu Bị và Tôn Quyền. Tuy nhiên Lưu Bị vào thời điểm trước khi xảy ra trận Xích Bích vừa mới bị thua Tào Tháo ở Dân Dã, Phàn Thành nên chưa có lãnh thổ riêng. Tôn Quyền thì đã làm chủ cả một dải Đông Nam Trường Giang (quen gọi là Đông Ngô). Do vậy Lưu Bị chủ trương đường lối liên kết với Tôn Quyền chống Tào Tháo. Tôn Quyền cũng hiểu rằng nếu Tào diệt được Lưu thì tập trung sức lực diệt mình nên cũng chấp nhận liên minh. Để đập tan liên minh này, năm 208, Tào Tháo quyết định đánh xuống Giang Nam. Vào cuối nặm, cuộc Nam chinh bắt đầu. Ba mươi vạn quân Tào gồm quân thủy, quân bộ và kỵ binh ồ ạt kéo xuống đóng dọc Bắc sông Trường Giang.

    Theo chính sử của Trung Quốc về thời kỳ này, như sách của Tam Quốc Chí của sử gia Trần Thọ (thế kỷ thứ III) thì tuy khẳng định trận Xích Bích là trận đánh lớn nhưng ghi chép không nhiều. Các sự kiện chính chỉ ghi như sau:

    Tôn Quyền chấp nhận lời thỉnh cầu của Gia Cát Lượng, (mưu sĩ của Lưu Bị) phái hai tướng là Chu Du và Trình Dục đưa ba vạn quân giúp Lưu Bị chống Tào Tháo. Liên quân Tôn – Lưu tổ chức trận đánh ở Xích Bích, dùng hỏa công diệt hàng vạn quân Tào. Tào Tháo phải rút chạy về kinh đô Hứa Xương.

    Nhưng tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa thì miêu thuật rất phong phú. Tác giả sách này là La Quán Trung, sống ở thế kỷ XIV, không hoàn toàn là hư cấu mà cố dựa trên các truyền thuyết kể về thời Tam quốc vốn có từ lâu đời. Theo sách này thì trước việc Tào Tháo đưa đại quân xuống Nam, trong triều đình Tôn Quyền (tạm gọi là như vậy), có hai khuynh hướng: đầu hàng và chủ chiến. Tôn Quyền còn dùng dằng chưa quyết thì Lưu Bị phái quân sư của mình là thuyết khách Tôn Quyền chống Tào. Vì thực ra, nếu Tôn Quyền đầu hàng Tào là tạo điều kiện cho Tào tập trung diệt Lưu Bị, cho nên Khổng Minh đã trổ tài hùng biện khiến Tôn Quyền chấp nhận liên minh với Lưu Bị chống Tào... Tôn giao cho Đô đốc Chu Du tổng chỉ huy quân đội, kể cả binh lính Lưu Bị thì liên quân Lưu - Tôn không quá năm vạn người. Chu Du dàn quân ở bờ nam Trường Giang, từ cửa Tam Giang đến Hạ Khẩu. Đối mặt nhau nhưng cách một con sông rộng nên cả hai bên còn án binh để thăm dò ý đồ của nhau. Tuy vậy trận mở màn đã diễn ra ở cửa Tam Giang. Quân Tào phần lớn là dân phương Bắc không quen đánh thủy, chèo chống không thạo, thuyền chiến chòng chành nghiêng ngả, nên sau nửa ngày giao tranh bị thua to. Nhưng Chu Du không dám phản công tiếp vì số binh lực của Tào còn rất lớn.

    Rút kinh nghiệm trận mở màn này, Tào Tháo không tấn công vội mà tổ chức huấn luyện về thủy chiến cho quân sĩ. Công việc này được giao cho hai tướng rất giỏi về tác chiến trên sông nước là Sái Mạo và Trương Doãn vốn là tướng của Lưu Biểu, chúa đất vùng Kinh Châu mà Tào Tháo mới vừa thu dụng. Chu Du đã dùng phản gián làm cho Tào giết hai tướng Sái, Trương (khác nào tự chặt hai tay của mình). Và cũng bằng phản gián, Chu Du đưa được Tào vào bẫy: cho dùng xích sắt giằng buộc các thuyền chiến lại với nhau với mục đích là để thuyền khỏi chòng chành, quân lính đỡ say sóng và sẽ phát huy sức mạnh chiến đấu. Kỳ thực mưu này là nhằm biến các thuyền đã buộc chặt vào nhau tạo thuận lợi cho việc đánh hỏa công. Cuối cùng Chu Du, với một kế phản gián nữa là sự trá hàng của viên tướng Đông Ngô là Hoàng Cái, và thế là trận hỏa công bắt đầu. Viên tướng Hoàng Cái đã dẫn một đội thuyền chứa toàn chất cháy và dẫn lửa đổ dầu cho lao vào đội hình thuyền chiến quân Tào. Lửa lan đầy sông. Đa số quân Tào bị chết cháy hoặc chết đuối, thừa lúc rối loạn đó, quân của Chu Du và Lưu Bị cả thủy và bộ ập tới đánh quân Tào, truy kích đến tận Nam Quận (nay là thành phố Giang Lăng tỉnh Hồ Bắc). Quân Tào Tháo thua to thương vong quá nửa, tan tác tháo chạy dài về phương bắc. Từ đây, Tào Tháo không thể nào vượt Trường Giang được nữa và cũng từ đó Lưu Bị mới có thời cơ mở rộng phạm vi kiểm soát để tiến tới lập ra nướd Tây Thục. Thế chân vạc ba nước Ngụy, Ngô, Thục đã hình thành chính thức từ chiến dịch Xích Bích này.

    Cũng theo tiểu thuyết này thì một yếu tố góp phần quan trọng tạo nên chiến thắng cho phía Tôn – Lưu là thời tiết. Giữa mùa đông lẽ ra chỉ có gió bắc. Vậy mà vào lúc thủy quân Đông Ngô xuất kích thì trời lại trở gió Đông Nam thổi lửa vào đoàn chiến thuyền của Tào? Thật là trời đã giúp cho liên quân Tôn – Lưu thắng trận. Và tác giả tiểu thuyết đã qui công "gọi gió" cho Khổng Minh Gia Cát Lượng. Vị quân sư tài ba này đã cho đắp đàn Thất Tinh để cầu gió Đông Nam và điều này rất ứng nghiệm. Quả thực Khổng Minh là người có biệt tài dự đoán thời tiết cũng như đã nắm vững khoa chiêm tinh – khí tượng học thời đó.

    School@net



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài học khác:



    Đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.