Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 13
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 13
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93380165 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.


    Trang chủ Bài học trực tuyến | Vui học hè 2009 | Trang trước


    Những trận chiến nổi tiếng thế giới: Trận Bôrôđinô (7-9-1812)

    Ngày gửi bài: 05/04/2012
    Số lượt đọc: 5245

    Vào những năm cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, bằng các cuộc hành binh liên tiếp của mình, Napoléon đã tạo dựng được những chiến thắng vang dội làm cho các nước châu Âu phải hoảng sợ. Sau thắng lợi ở Giemép (11-1792), ở Austelitz (12-1805), năm 1812 Napoléon quyết định tiến công nước Nga.

    Chiếm được nước Nga cũng có nghĩa là Napoléon sẽ làm chủ được toàn bộ châu Âu. Vì vậy trong cuộc viễn trinh này Napoléon đã chuẩn bị một đội quân lớn nhất thời bấy giờ bao gồm 60,8 vạn quân, 1.372 khẩu pháo... Với lực lượng đó, Napoléon giữ lại 16,5 vạn quân làm lực lượng dự bị triển khai từ sông Ôđe đến sông Elbơ. Lực lượng còn lại với 44,3 vạn quân, ông ta triển khai trên một tuyến dài 300 km và chuẩn bị vượt biên giới Nga.

    Ngày 24-6-1918, Napoléon cho quân Pháp vượt sông Nêman bất ngờ mở đầu cuộc tiến công đánh chiếm nước Nga. Ngày 28-6-1812, chiếm Vinnô và đầu Tháng 8 chiếm Smôlenxcơ. Quân Nga dưới quyền chỉ huy của tướng Bagratiôn và Bakklai đã chiến đấu một cách dũng cảm nhưng do lực lượng quá chênh lệch nên buộc phải rút lui từng bước.

    Việc mất Smôlenxcơ đã dấy lên một làn sóng bất bình của nhân dân Nga. Dưới áp lực của quần chúng nhân dân, nhất là tầng lớp quí tộc Aleksanđr Đệ nhất buộc phải cử tướng Kutuzốv làm Tổng tư lệnh quân đội. Ngày 29 Tháng 8 năm 1812, Kutuzốv nhận chức Tổng tư lệnh. Tình hình nước Nga lúc đó hết sức khó khăn. Quân Pháp với lực lượng lớn áp đảo đã tiến đến gần Moskva, chỉ còn cách 180 km mà ở đó Napoléon dự kiến sẽ kết thúc chiến tranh. ý định của Napoléon là phải tiêu diệt bằng được lực lượng chủ yếu của quân Nga trong một trận quyết chiến chiến lược. Biết ý đồ ấy, Kutuzốv quyết định cho quân Nga tiếp tục rút sâu vào vùng trung tâm đất nước. Nhưng cuộc rút lui lần này khác với các cuộc rút lui trước đấy. Kutuzốv thực hiện chính sách vườn không nhà trống, vừa rút lui vừa tổ chức ngăn chặn tiêu hao lực lượng quân Pháp; buộc quân Pháp phải tiến công trong điều kiện căng thẳng và bị tổn thất. Kutuzốv một mặt tăng cường bổ sung lực lượng hậu vệ, một mặt cho chiếm lĩnh các khu vực địa hình có lợi và tổ chức các trận phục kích, tiến công nhỏ nhằm làm tiêu hao quân Pháp, phá vỡ kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của đối phương. Bên cạnh đó, Kutuzốv cho tập đoàn 3, tập đoàn quân Danube và các quân đoàn độc lập khác đang bảo vệ hướng Peterburg, tiến hành các hoạt động tác chiến tích cực ở sâu trong hậu phương quân Pháp. Ngoài ra, Kutuzốv còn tổ chức một số đơn vị bảo vệ các trục đường giao thông lớn. Đặc biệt ông còn cho xây dựng một lực lượng dự bị mạnh. Với các biện pháp trên, Kutuzốv đều nhằm mục đích cuối cùng là cải thiện tình hình bất lợi, tạo điều kiện thuận lợi nhất để quân Nga có thể chuyển sang phản công.

    Đầu tháng 9, tình hình chiến tranh đã có những chuyển biến mau lẹ. Napoléon không những không thực hiện được ý đồ giao chiến trực tiếp với lực lượng chủ yếu quân Nga mà còn bị tiêu hao một cách đáng kể. Việc vận chuyển hậu cần của quân Pháp gặp khó khăn do phải di chuyển liên tục. Lúc đó, lực lượng trực tiếp tiến công của Napoléon chỉ có 13,5 vạn quân với 587 khẩu pháo, còn Kutuzốv đã tập trung được một lực lượng gồm 12 vạn quân và 640 khẩu pháo. Xét tương quan lực lượng giữa hai bên gần như tương đương. Chính trong điều kiện đó, Kutuzốv đã quyết định tiến hành trận quyết chiến chiến lược.


    Bản đồ mô tả hình thế chiến trường Borodino năm 1812

    Kutuzốv chọn một khu vực địa hình kéo dài trên chính diện rộng 8 km tại khu vực nông thôn Bôrôđinô để tiến hành trận quyết chiến chiến lược. Đây là khu vực có địa hình phức tạp, thuận lợi cho việc bố trí hoả lực của quân Nga. Bên phải trận địa giáp vùng rừng rậm khó vượt qua phía Tây Nam thôn Utisa. Tại chính diện cánh phải trận địa có sông Klotska với vùng đầm lầy án ngữ đường tiến công của quân Pháp. Để tăng cường cho đội hình chiến đấu hai bên sườn Kutuzốv cho xây dựng nhiều công sự với các ổ đề kháng vươn ra phía trước. Toàn bộ khu vực trận địa, được quân Nga bố trí theo hai dải, dải một có các quân đoàn bộ binh và dải hai có các quân đoàn kỵ binh. Các quân đoàn bộ binh cũng được bố trí thành từng khối tiểu đoàn trên hai tuyến. Trước trận địa, Kutuzốv còn bố trí các đội thiện xạ để bảo vệ chính diện đội hình. Tại trung tâm trận địa về phía sau, Kutuzốv thành lập các đội dự bị bao gồm quân đoàn kỵ binh cận vệ số 5. Ngoài ra, còn có các đội dự bị pháo binh cũng ở phía sau đội hình.


    Bộ Tư lệnh quân Nga trong trận chiến Borodino 1812, Nguyên soái Kutuzov là người đang ngồi


    Bộ Tư lệnh quân Pháp trong trận chiến Borodino 1812, Hoàng đế Napoleon là người ngồi bên trái

    Về phía quân Pháp, Napoléon quyết định mở cuộc tiến công chủ yếu vào trung tâm và cánh trái đội hình quân Nga nhằm bao vây dồn quân Nga về phía sông Moskva để tiêu diệt. Napoléon còn tổ chức hai hướng đột kích vào cạnh sườn trận địa nhằm lôi kéo lực lượng chủ yếu quân Nga từ trung tâm trận địa vào cuộc chiến.

    5 giờ sáng ngày 7-9-1812, quân Pháp bắt đầu tiến công. Lúc đầu do có lực lượng ưu thế nên quân Pháp đã chiếm được thôn Bôrôđinô nhưng không phát triển tiếp theo được do quân Nga đánh trả dữ dội. Nhìn chung các cuộc đột kích đầu tiên của quân Pháp nhằm lôi kéo quân Nga di chuyển đội hình về hai cạnh sườn đều không đạt kết quả.

    Đến 6 giờ, quân Pháp chuyển sang tiến công trận địa phòng ngự quân Nga ở thôn Semenovski nhưng cũng bị đẩy lùi. Ngay sau đó, Napoléon tập trung 8 sư đoàn bộ binh, 3 quân đoàn kỵ binh và 120 pháo mở cuộc đột kích lần thứ hai. Quân Pháp lúc đầu chiếm được phía Nam khu vực phòng ngự do tướng Bagratiôn chỉ huy, nhưng sau đó, quân Nga phản kích chiếm lại. 8 giờ, quân Pháp mở cuộc công kích lần thứ ba, nhưng lại bị thất bại. Trong khi đó, hai sư đoàn kỵ binh Pháp tiến công trận địa pháo do Raévski chỉ huy cũng không đạt kết quả. Như vậy, cả 3 cuộc công kích của quân Pháp vào khu vực chủ yếu trận địa của quân Nga đã bị thất bại.


    Trung đoàn Izmailovsky của Nga trong trận chiến Borodino

    ở cánh trái trận địa quân Nga, một quân đoàn Pháp sau 3 giờ công kích liên tục đã chiếm được thôn Utisa. Thắng lợi ở Utisa đã củng cố quyết tâm của Napoléon. Ông tiếp tục mở 4 cuộc công kích vào trận địa pháo của Raévski và khu vực phòng ngự ở Semenovski. Cuộc chiến tại đây diễn ra rất quyết liệt. Quân Pháp và Nga giành giật nhau các khu vực trận địa. Trong đợt công kích lần thứ 8, Napoléon tập trung trên một đoạn hẹp rộng 1,5 km tới 100 khẩu pháo và 4,5 vạn quân. Quân Nga có khoảng 1,5 vạn quân và 200 khẩu pháo đã kháng cự lại một cách quyết liệt. Trong lần công kích này của quân Pháp, Bagratiôn đã hy sinh nhưng tinh thần dũng cảm và ý chí của ông đã thôi thúc những người lính Nga tiếp tục chiến đấu. Lệnh của Kutuzốv "giữ vững trận địa đến người cuối cùng" đã được thông báo cho toàn bộ các đơn vị quân Nga. Tuy nhiên, do lực lượng quân Pháp chiếm ưu thế nên Kutuzốv quyết định cho rút lui theo khe núi ở thôn Semenovski để củng cố lực lượng.

    Sau khi chiếm được một số khu vực phòng ngự, quân Pháp tập trung lực lượng mở đợt tiến công và chiếm được khu vực phía Tây thôn Semenovski. Tại đây, trận địa pháo của Raevski đã ở trước mặt quân Pháp. Napoléon tung hầu hết lựclượng dự bị và đội cận vệ của mình vào chiến đấu. Trước tình thế nguy hiểm đó, Kutuzốv lệnh cho đội kỵ binh Nga tiến công vào cánh trái quân Pháp, đồng thời sử dụng đội kỵ binh Kazak tiến công đoàn xe vận tải của đối phương. Kỵ binh Nga đã chọc thủng được đội hình quân Pháp buộc Napoléon phải điều lực lượng về cánh trái để duy trì cuộc tiến công vào trận địa pháo của Raevsku. Chớp thời cơ, Kutuzốv tăng cường lực lượng ở trung tâm và cánh trái bằng cách điều lực lượng dự bị và lực lượng từ cánh phải dồn lại.


    Cuộc chiến đấu của người Nga ở cứ điển Shevardin. Tranh của Nikolai Samokish năm 1910

    Đến 14 giờ, Napoléon tiếp tục cho lực lượng tiến công trận địa pháo của quân Nga và đưa đội dự bị cuối cùng vào chiến đấu. Mặc dù bị thiệt hại nặng nề, nhưng đến 15 giờ 30 phút, quân Pháp đã chiếm được trận địa. Song việc chiếm trận địa pháo của Raevski không có ý nghĩa. Lúc đó, quân Nga đã bỏ khu vực phòng ngự ở cánh trái và trung tâm lên chiếm lĩnh trận địa mới cách đó từ 1 đến 1,5 km. Như vậy, quân Nga mặc dù bị mất một số khu vực nhưng vẫn giữ được vững đội hình chiến đấu. Trong khi đó quân Pháp sau nhiều lần công kích, lực lượng đã bị tiêu hao quá lớn buộc Napoléon phải ngừng công kích, ra lệnh cho quân Pháp rút về vị trí tiến công. Đó cũng là biểu hiện sự thất bại của Napoléon trong trận này.

    Đến 18 giờ, sau khi tổ chức củng cố lại trận địa, Kutuzốv vẫn động viên quân Nga sẵn sàng đánh bại các cuộc tiến công của quân Pháp đồng thời chuẩn bị cho cuộc tiến công quân địch vào sáng hôm sau. Về phía quân Nga cũng bị tổn thất lớn qua các cuộc công kích liên tục của quân Pháp khiến Kutuzốv phải suy nghĩ. Ông cho rằng dù đã đánh bại các cuộc công kích của quân Pháp, song cho đến thời điểm này, lực lượng chủ yếu của quân Nga vẫn cần phải được bảo toàn, chờ thời cơ giành chiến thắng quyết định. Bằng sự cân nhắc thận trọng đó, Kutuzốv quyết định cho quân Nga rút về Moskva.

    Bôrôđinô sau một ngày huyết chiến đã kết thúc bằng thắng lợi của quân Nga, trong trận này, quân Pháp bị thương vong 5,8 vạn người; Trong đó toàn bộ kỵ binh bị tiêu diệt. Phía quân Nga chết và thương vong 4,5 vạn. Đây là thất bại lớn đầu tiên trong cuộc tiến công nước Nga của Napoléon. ý định tiêu diệt lực lượng chủ yếu quân Nga trong trận quyết chiến chiến lược không đạt được.


    Tranh về trận chiến Borodino của Louis Lejeune.

    Trận Bôrôđinô cho thấy nghệ thuật chỉ huy tài giỏi của vị Thống soái Nga Kutuzốv. Trước hết, phải thấy rằng việc lựa chọn thời cơ và lựa chọn địa điểm tiến hành trận quyết chiến chiến lược của Kutuzốv là khá chính xác. Kutuzốv quyết định tiến hành trận quyết chiến chiến lược đầu tiên khi mà tương quan lực lượng hai bên đã cân bằng. Việc lựa chọn địa hình trận quyết chiến đã buộc quân Pháp phải tiến công trên một khu vực phức tạp và về phía quân Nga, việc tổ chức phòng ngự và phản công hoàn toàn thuận lợi. Việc xây dựng đội hình chiến đấu có chiều sâu và luôn được giữ vững trong suốt quá trình trận đánh tạo điều kiện cho quân Nga phát huy được sức mạnh của bộ binh và pháo binh, hạn chế được sức mạnh đột kích của kỵ binh Pháp. Chính vì thế, kỵ binh Pháp đã bị tiêu diệt hoàn toàn trong trận đánh. Với các cứ điểm pháo binh xen kẽ trên trận địa cùng việc tổ chức đội dự bị pháo binh lớn được Kutuzốv đặc biệt chú ý đã giúp cho sự đề kháng mạnh của đội hình chiến đấu quân Nga.

    Chiến thắng ở Bôrôđinô báo hiệu sự thất bại hoàn toàn của đội quân xâm lược Pháp. Kể từ đây, quân Pháp đã mất dần thế chủ động chiến lược trên chiến trường. Quyết định không ở lại Bôrôđinô và tiếp tục rút lui để bảo toàn lực lượng đã buộc Napoléon phải kéo dài cuộc hành binh. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho quân Nga chuyển sang thế phản công có tính chất quyết định. Đó là quan điểm chiến lược đúng đắn nhất của Kutuzốv. Nếu như Napoléon cho việc kết thúc chiến tranh chỉ bằng một cuộc quyết chiến chiến lược thì ngược lại, Kutuzốv cho rằng phải tiến hành nhiều trận quyết chiến chiến lược; trận trước tạo điều kiện cho trận sau và tất cả dành cho trận thắng cuối cùng. Chính vì thế mà sau khi rút khỏi Bôrôđinô. Kutuzốv lại quyết định bỏ ngỏ Maskva và ông tuyên bố: "Mất Moskva nhưng không là mất nước Nga. Trách nhiệm đầu tiên là phải bảo toàn lực lượng. Việc bỏ ngỏ Moskva là chúng tôi đã chuẩn bị đưa quân Pháp đến chỗ tử vong". Tuyên bố của Kutuzốv đã trở thành hiện thực. Cuối Tháng Chạp 1812, sau khi thất bại ở Bêrêdin quân Pháp buộc phải tháo chạy khỏi nước Nga với tàn quân hơn vài nghìn người và 9 khẩu pháo cùng Napoléon, con người đã làm mưa, làm gió ở châu Âu nay đã đang trên đường thảm bại. Và tại Vinnô, Kutuzốv tuyên bố với niềm tự hào rằng: "Chiến tranh kết thúc bằng sự tiêu diệt hoàn toàn quân Pháp". Thắng lợi ở Bôrôđinô đã mở đầu cho thắng lợi cuối cùng đó.

    School@net



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài học khác:



    Đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.