Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 7
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 7
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93340319 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.


    Trang chủ Bài học trực tuyến | Vui học hè 2009 | Trang trước


    Những trận chiến nổi tiếng thế giới: Chiến dịch Mãn Châu (9-8 - 2-9-1945)

    Ngày gửi bài: 17/05/2012
    Số lượt đọc: 5871

    I. Tình hình chung

    - Hình thức: Chiến dịch tiến công chiến lược.

    - Không gian: Mãn Châu (Trung Quốc), Bắc Triều Tiên.

    - Thời gian: Từ 9-8 đến 2-8-1945.

    - Lực lượng tham chiến:

    + Liên Xô - Mông Cổ: Phương diện quân Dabaika, các phương diện quân Viễn Đông 1 và 2, các đơn vị quân đội nhân dân cách mạng Mông Cổ, hạm đội Thái Bình Dương và hạm đội Cờ Đỏ sông Amua; tổng cộng: 1.500.000 quân, 26.000 pháo, cối (không kể pháo phòng không), gần 5.300 xe tăng và pháo tự hành, 5.200 máy bay, và có sự tham gia của 93 tàu chiến.

    + Phát xít Nhật: đạo quân Quan Đông các phương diện quân 1 và 3, tập đoàn quân độc lập số 4 và tập đoàn quân không quân số 2, hạm đội trên sông Tùng Hoa Giang; từ ngày 10-8 được thuộc phối thêm: phương diện quân số 17 và tập đoàn quân không quân số 5 (ở Triều Tiên); tổng cộng trên 1.000.000 tên, 1,.155 xe tăng, 5.360 pháo, cối, 1.800 máy bay và 25 tàu chiến. Ngoài ra, còn lực lượng lớn sen đầm, cảnh sát và quân tay sai của Quận vương Đêvan ở Mãn Châu và Nội Mông. Trên biên giới với Liên Xô và Mông Cổ, quân Nhật xây dựng 17 khu vực phòng ngự kiên cố với tổng chiều dài trên 1000 km và trên 8000 công trình hoả lực lâu bền.

    Ký kết hiệp ước Nhật Bản - Mãn Châu năm 1932

    - Mục đích chiến dịch: tiêu diệt đạo quân Quan Đông, giải phóng Mãn Châu và Bắc Triều Tiên, đập tan các căn cứ bàn đạp chiến tranh của Nhật ở trên lục địa, đẩy nhanh quá trình kết thúc Đại chiến Thế giới thứ II.

    - ý định chiến dịch: mở cuộc tiến công trên hai hướng chủ yếu (từ phía Mông Cổ và vùng Duyên Hải) và một số hướng bổ trợ, qui tụ vào trung tâm Mãn Châu, nhanh chóng chia cắt, bao vây, tiêu diệt đạo quân Quan Đông của địch. Chính diện chiến dịch: 5.000 km, chiều sâu: 200-800 km, địa hình chiến trường là hoang mạc - thảo nguyên và núi rừng Taiga, có nhiều sông lớn.

    Bộ chỉ huy phát xít Nhật chủ trương cố thủ trong các tuyến phòng ngự vững chắc dọc biên giới và các dãy núi lớn để chặn đứng cuộc tiến công của quân đội Liên Xô. Trường hợp tuyến phòng thủ này bị phá vỡ, chúng sẽ lui về tuyến đường sắt Đồ Môn - Trường Xuân - Đại Liên tổ chức phòng ngự, củng cố và chuyển sang phản công khôi phục lại vị trí ban đầu.

    Bản đồ chiến dịch Mãn Châu.

    II. Diễn biến chính

    Ngày 9-8, các cụm đột kích của phương diện quân chuyển vào tiến công từ Mông Cổ và Dubaikal theo hướng Khingan - An Sơn; từ sông Amua theo hướng Tùng Hoa Giang và từ Duyên Hải theo hướng Cáp Nhĩ Tân. Không quân ném bom mãnh liệt vào các mục tiêu quân sự ở Cáp Nhĩ Tân, Trường Xuân, Cát Lâm... và cùng hạm đội đánh phá các căn cứ hải quân Nhật ở Bắc Triều Tiên.

    Đến ngày 18,19-8, phương diện quân Dubaikal, dưới sự chỉ huy của Nguyên soái R.Ia.Malinovski đã vượt qua các thảo nguyên, sa mạc Gôbi và dãy núi Khingan lớn, tiêu diệt các cụm quân Cangan, Xôlum, Khaila của địch, và đến ngày 20-8, chủ lực của tập đoàn quân số 6 đã tiến đến An Sơn và Trường Xuân, cố gắng thọc sâu về phía Đại Liên và quân cảng Lữ Thuận. Bộ đội kỵ binh và BBCG Liên Xô - Mông Cổ đã tiến công đến Trương Gia Khẩu, Thừa Đắc, cắt đứt đạo quân Quan Đông với các lực lượng Nhật ở Bắc Trung Quốc.

    Bản đồ chiến dịch của Phương diện quân Viễn Ðông 1.

    Bộ đội phương diện quân Viễn Đông số 1, dưới sự chỉ huy của Nguyên soái K.A.Mereskôv tiến công theo hướng đối diện với phương diện quân Dabaikan, vượt tuyến phòng ngự vững chắc của địch, đập tan nhiều đợt phản đột kích mạnh, và đến ngày 20-8, đã tiến đến Cát Lâm, hợp quân cùng phương diện quân Cáp Nhĩ Tân; tập đoàn quân số 25 hiệp đồng với các lực lượng đổ bộ của hạm đội Thái Bình Dương đánh chiếm các căn cứ hải quân và giải phóng toàn bộ Bắc Triều Tiên đến Vĩ tuyến 38.

    Bộ đội phương diện quân Viễn Đông số 2 dưới sự chỉ huy của Đại tướng M.A.Purkaev hiệp đồng với hạm đội sông Amua vượt sông thắng lợi ở khu vực Uxuri, đột phá tuyến phòng ngự cực kỳ kiên cố của địch ở Xakhalian, Phục Tân, vượt qua dãy Khingan nhỏ, và đến ngày 20-8, hiệp đồng với bộ đội phương diện quân Viễn Đông số 1 tiến công Cáp Nhĩ Tân.

    Sĩ quan Quân đội Nhật Bản đầu hàng

    Đến ngày 20-8, quân đội Liên Xô đã thọc sâu vào Mãn Châu 400-800 km ở phía Tây, 200-300 km ở phía Đông và phía Bắc, tiến vào đồng bằng Mãn Châu, chia cắt, bao vây, tiêu diệt các cụm quân địch. Từ ngày 19-8 quân Nhật hầu như ở khắp nơi bắt đầu ra hàng. Để đẩy nhanh quá trình đó và không cho địch kịp sơ tán, huỷ hoại các giá trị vật chất, quân đội Liên Xô đã đổ bộ bằng đường không và sử dụng các cụm cơ động đánh chiếm các thành phố lớn: Cáp Nhĩ Tân, An Sơn, Trường Xuân, Cát Lâm, Đại Liên, cảnh Lữ Thuận, Bình Nhưỡng, Cancô. Cuộc tiến công thần tốc của quân đội Liên Xô và Mông Cổ đã đẩy quân Nhật vào tình trạng không lối thoát và đập tan mưu đồ phòng ngự cố thủ rồi chuyển dần sang phản công của Bộ chỉ huy Nhật. Việc đập tan đạo quân Quan Đông và chiếm các căn cứ kinh tế - chiến tranh của Nhật trên lục địa đã làm cho Nhật hoàn toàn mất khả năng thực tế để tiếp tục chiến tranh.

    Trung tướng K. N. Derevianko đại diện CP Liên Xô ký biên bản xác nhận đầu hàng của Đế quốc Nhật Bản

    III. Những phát triển của nghệ thuật quân sự

    Chiến dịch Mãn Châu là một trong các chiến dịch kiệt xuất của các lực lượng vũ trang Liên Xô trong Đại chiến Thế giới thứ II cả về ý định, quy mô, cường độ và phương pháp tác chiến chiến thuật, chiến lược. Nghệ thuật quân sự trong chiến dịch này nổi bật ở việc tổ chức, thực hành tiến công thần tốc và thọc sâu trên nhiều hướng, kiên quyết chia cắt, bao vây, tiêu diệt quân địch và đập tan ý đồ đối phó của chúng. Qua chiến dịch này, nghệ thuật quân sự Liên Xô được tích luỹ phong phú thêm bởi kinh nghiệm về tiến hành bố trí lại lực lượng vũ trang với qui mô chưa từng có từ phía Tây sang phía Đông của đất nước, trên cự ly 8.000-12.000 km; về việc cơ động các lực lượng lớn trên cự ly dài, chiếm lĩnh chiến trường có địa hình phức tạp chưa quen thuộc; về tổ chức hiệp đồng tác chiến giữa lục quân và hải quân. Chiến dịch Mãn Châu còn nổi bật ở qui mô to lớn; việc chọn hướng tiến công chủ yếu và thời điểm mở đầu chiến dịch chính xác, việc tạo ra ưu thế lực lượng và phương tiện trên hướng tiến công chủ yếu trong điều kiện các hướng chiến dịch hầu như biệt lập với nhau. Việc bố trí trong thê đội một chiến dịch các tập đoàn quân xe tăng và kỵ binh - BBCG đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì tốc độ tiến công cao trong suốt quá trình chiến dịch. Kinh nghiệm sử dụng không quân, hải quân trong việc thực hành các nhiệm vụ tiến công, trinh sát, vận tải và tiến hành đổ bộ đường không, đường biển quy mô lớn, đã được phong phú thêm một bước mới.

    Việc đặc cách lập ra cơ quan Tổng hành dinh ở Viễn Đông dưới sự chỉ huy của Nguyên soái A.M.Vaxlievski đã tạo điều kiện chỉ huy linh hoạt, hiệp đồng tác chiến chặt chẽ các phương diện quân và quân chủng để hoàn thành nhiệm vụ chiến lược trọng đại.

    School@net



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài học khác:



    Đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.