Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 3
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 3
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93326498 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.


    Trang chủ Bài học trực tuyến | Vui học hè 2009 | Trang trước


    Những trận chiến nổi tiếng thế giới: Chiến dịch Hồ Chí Minh (26-4 - 30-4-1975)

    Ngày gửi bài: 28/05/2012
    Số lượt đọc: 6195

    I. Tình hình chung

    - Hình thức: chiến dịch tiến công chiến lược.

    - Không gian: thành phố Sài Gòn và vùng lân cận.

    - Thời gian: từ 26-4 đến 30-4-1975.

    - Lực lượng tham chiến:

    + Ta: các quân đoàn bộ binh 1, 2, 3, 4, 232 (tổng cộng 15 sư đoàn) + trung, lữ đoàn bộ binh + 4 trung, lữ đoàn tăng - thiết giáp + 6 trung đoàn đặc công và các đơn vị hoả lực, kỹ thuật khác.

    Tổng cộng: 280.000 quân, 400 xe tăng, thiết giáp, 420 pháo...

    + Địch: 5 sư đoàn bộ binh: 22, 25, 5, 18 và sư đoàn thuỷ quân lục chiến + 2 lữ dù: 1, 4 + lữ 3 kỵ binh thiết giáp + 4 liên đoàn biệt động quân, bảo an và các đơn vị khác.

    Tổng cộng: 240.000 quân, 625 xe tăng, thiết giáp, 400 pháo...

    - Kết quả: ta tiêu diệt quân đoàn 3 và toàn bộ các lực lượng tăng cường, diệt và làm tan rã quân đoàn 4 cùng tất cả các lực lượng địch còn lại trên chiến trường, giải phóng thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn, đòn quyết định làm tan rã toàn bộ Ngụy quân, Ngụy quyền, giải phóng hoàn toàn miền Nam.

    Bản đồ các mũi tiến công

    II. Diễn biến chính

    Mùa xuân năm 1975, sau khi mất toàn bộ quân khu 1 và 2, một nửa binh lực Ngụy đã bị tiêu diệt, trong thế tan rã chiến lược hầu như không thể cứu vãn nổi, địch vẫn ra sức tổ chức lực lượng, tích cực phòng ngự, lấy việc bảo vệ Sài Gòn làm mục đích chiến lược để có thể mặc cả với ta trong trường hợp dẫn đến thương lượng hoà bình. Chúng lần lượt tổ chức các tập đoàn phòng ngự từ xa, như tập đoàn phòng ngự Phan Rang, tập đoàn phòng ngự Xuân Lộc và sau đó là tập đoàn phòng ngự trực tiếp thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn.

    Quân giải phóng đánh chiếm dinh tỉnh trưởng Phan Rang

    Ngày 16-4, ta tiến công Phan Rang, đập tan tuyến phòng ngự của địch ở đây, bắt sống Trung tướng Tư lệnh mặt trận Nguyễn Vĩnh Nghi. Ngày 20-4, trước sức tiến công của ta, sư đoàn 18 ngụy tháo chạy, Xuân Lộc thất thủ.

    Bộ đội tiến vào giải phóng Xuân Lộc

    Các tuyến phòng ngự từ xa đã bị phá vỡ, địch co về phòng giữ trực tuyến thành phố Sài Gòn với ba tuyến phòng ngự: vòng ngoài (bán kính 25-30 km), vòng ven và nội đô.

    Giữa Tháng 4, ta quyết định mở chiến dịch tiến công mang tên "Hồ Chí Minh" nhằm giải phóng Sài Gòn và toàn bộ miền Nam trước mùa mưa. Tất cả các lực lượng chiến lược được huy động cho chiến dịch này.

    Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiến công Sài Gòn - Gia Định
    mang tên chiến dịch Hồ Chí Minh

    Sau khi đã hoàn thành công tác chuẩn bị và tập trung một khối lượng rất lớn lực lượng và phương tiện trong thời gian ngắn nhất ở vùng kế cận Sài Gòn, chiều 26-4, ta nổ súng mở màn chiến dịch. Từ năm hướng các quân đoàn đồng loạt tiến công Sài Gòn.

    Đánh chiếm Sài Gòn từ phía Tây Nam

    Từ đêm 26 đến 28-4, ta chọc thủng tuyến phòng ngự vòng ngoài, đập tan sự kháng cự của các sư đoàn địch, tiếp cận Sài Gòn. Địch bị rối loạn hoàn toàn về chiến lược. Từ chiều 28-4, các cánh quân Ngụy không còn nhận được lệnh từ Tổng hành dinh và các tướng chỉ huy nữa vì họ đã tháo chạy ra nước ngoài.

    Sự hoảng loạn của địch trên nóc tòa Đại sứ Mỹ

    Quân giải phóng đánh sân bay Tân Sơn Nhất

    Ngày 29-4, quân ta tổng tiến công. Các binh đoàn bộ đội hợp thành tiến công trong hành tiến, tiêu diệt các cánh quân địch ngăn chặn mục tiêu đã được phân công. Sáng 30-4, trong thế thua đã rõ ràng, địch xin ngừng bắn, bộ đội ta vẫn kiên quyết tiến công. Các quân đoàn nhanh chóng đánh chiếm các mục tiêu. 11.30 ngày 30-4, sau khi dinh Độc Lập thất thủ, Tổng thống Ngụy Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.

    Tổng thống Dương Văn Minh đọc lời đầu hàng vô điều kiện trước máy ghi âm

    Xe tăng quân giải phóng đánh chiếm phủ tổng thống ngụy

    Ngày 1-5, toàn bộ lực lượng còn lại của quân Ngụy tan rã, ta giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc chiến dịch lịch sử Hồ Chí Minh.

    Nhân dân vui mừng chiến thắng

    III. Những phát triển của nghệ thuật quân sự

    Đây là chiến dịch tiến công chiến lược binh chủng hợp thành có qui mô lớn nhất trong lịch sử chiến đấu của quân đội ta. Chiến dịch được thực hiện trong tình huống hai bên mặt đối mặt, cùng biết rõ ý đồ và lực lượng của nhau, khó tạo nên yếu tố bất ngờ ngay cả trong phạm vi chiến thuật, do đó, là một bước phát triển về nghệ thuật chỉ huy. Ta tiến công trên tất cả các hướng, tạo thành thế hợp vây ngay từ đầu, khiến địch chỉ còn cách hoặc chấp nhận tác chiến hoặc đầu hàng. Trong đột phá chiến dịch ta vừa đánh địch phòng ngự vòng ngoài, vừa dùng các binh đoàn mạnh thọc thẳng vào chiều sâu và đầu não địch, đánh quỵ địch nhanh chóng. Lần đầu tiên ta sử dụng bộ đội tăng - thiết giáp tập trung ở qui mô binh đoàn (lữ đoàn), đảm nhận một hướng tiến công chủ yếu với tính chất là đoàn (lữ đoàn), đảm nhận một hướng tiến công chủ yếu với tính chất là cụm cơ động thọc sâu, phát huy được sức đột kích nhanh và tăng cường khả năng tác chiến trong hành tiến. Về chỉ đạo chiến lược, ta đã kết hợp chiến dịch với tiến công chiến lược trên toàn chiến trường, giành thắng lợi hoàn toàn.

    School@net



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài học khác:



    Đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.