Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 5
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 5
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93316814 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    "Trẻ em không tuổi thơ thì đáng buồn đến thế nào?"

    Ngày gửi bài: 25/06/2007
    Số lượt đọc: 3207

    - “Chúng ta hy vọng, trong tiếng ồn ào của một xã hội nhà nhà mong con thành tài, vẫn có thể tìm được bản tính thuần khiết, chân thật của tuổi thơ” (Vương Lập Xuân).
    Tuổi thơ đi vắng

    Xã hội đương đại là một xã hội mà thiếu nhi cũng bận rộn, các em hy sinh cả thời gian vui chơi để mải mê với việc giành lấy thành tích học tập, vào được trường học tốt để có một tiền đồ sáng sủa. Đó là yêu cầu mà một xã hội cạnh tranh đặt ra cho các em thiếu nhi, đồng thời cũng là gánh nặng mà các em phải nỗ lực mang vác nhằm làm hài lòng nguyện vọng mong con thành tài của các bậc cha mẹ.
    Một tuổi thơ không được vui chơi thì đáng buồn đến thế nào? Để có được một thành tích tốt, trong lớp học, mặt cô giáo không một nét tươi tắn:
    “Trán cô nhăn lại
    Hai đường vừa thô vừa cứng
    Như sợi thừng
    Trói chặt
    Tim chúng em ...
    Chúng em cảm thấy Cái lạnh dưới độ 0”

    (Trích bài “Mặt trời trong lớp học”);
    Hay để thích ứng với yêu cầu thi cử, trong giờ giảng Ngữ văn, giáo viên mang một “con dao lớn”, để:

    “Tầng tầng lớp lớp
    Phân giải thành
    Đoạn, chữ, từ tiêu điểm
    Chú chim nhỏ tươi vui bị dọa ù té bay
    Khe suối nhỏ lấp lánh bò trên mặt đất
    Cánh hoa lả tả rơi
    Ngọn núi cảnh sắc đẹp đẽ
    Giờ trụi lủi trống trơ …
    Sự lãng mạn của thơ văn Không còn chút gì nữa”

    ("Giờ học văn");
    “Sắp đến kỳ thi hết học kỳ
    Con muốn đọc sách một chút cũng không được
    Vài cuốn sách trên giá đã bị rút đi
    Ba ơi ba lại bắt cóc Andersen của con đi rồi”

    (“Andersen bị bắt cóc”);
    Bài tập cô giáo giao chất thành núi, “Con mãi mãi là một hạt kê Cúi đầu làm bài tập... Ba ơi con không thể làm nhà văn được Con chỉ có thể là Một nhà-làm-văn Quê kiểng thôi” (Nhà làm văn);
    Mỗi ngày con đều phải đến lớp với một ba lô như quả núi nhỏ trên lưng, ba lô che lấp cả người con: “Và con biến thành Một chú ốc sên... /Mọi người trên thế giới đều nhìn thấy con biến thành ốc sên nhưng không một ai đi tìm /Đứa trẻ lưng mang ba lô to tướng ấy vốn là ai” (Lời than của ốc sên).
    Khổ thơ thứ nhất trong bài “Lời than của ốc sên” kể về cảnh sống của trẻ em đương đại, bóc trần trạng thái đối lập giữa các em ở lứa tuổi nhi đồng và xã hội người lớn mà cha mẹ và thầy cô là đại biểu. Người lớn là trung tâm của xã hội và nhi đồng chỉ nằm ở vùng ven.

    Kết cấu xã hội bất bình đẳng này đương nhiên sẽ dẫn đến sự biến mất giá trị độc lập của tuổi thơ và quyền tự chủ của các em, dẫn đến quá trình dị hóa kép của thể chất và tâm hồn cùng với sự thui chột bản tính tự nhiên của tuổi thiếu nhi.
    Rouseau đã từng chỉ ra rằng, một đứa trẻ nếu như không giống một đứa trẻ, thì nó chính là một quả chín sớm, không đợi đến khi trưởng thành, nó đã nẫu mà rụng mất.

    Nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi nổi tiếng người Đức Erich Kastner cũng nói: “Rất nhiều người đối xử với tuổi thơ của mình như một cái mũ cũ, vứt qua một bên, sau đó tất cả họ đều lớn, nhưng giờ đây thì họ thế nào? Chỉ có những người đã trưởng thành nhưng vẫn mãi mang tâm hồn thơ trẻ, mới là con người chân chính”.
    Vì vậy, không tôn trọng bản tính tự nhiên của trẻ em cũng chính là không tôn trọng bản thân người lớn. Những người lớn đã đánh mất tuổi thơ của mình kia, giờ đây quay lại đè nén nhi đồng, để bóp méo một tuổi thơ khác.

    Nhà thơ phải lên tiếng kêu gọi toàn thể thế giới hãy an tĩnh lại để lắng nghe tiếng thở than của tâm hồn trẻ em, toàn xã hội phải nghiêm túc đối mặt với thực tế là thế giới tuổi thơ đang dần mất tích, tìm lại lương tri của xã hội, tôn trọng bản tính tự nhiên của tất cả mọi người, trong đó có trẻ em, từ đó để trẻ em được sống như một đứa trẻ, để kết cấu văn hóa của toàn xã hội trở nên nhân văn hơn.

    Gọi tuổi thơ quay về

    Sở dĩ tuổi thơ đáng quý là ở một chữ “thật”, có được sự tự nhiên và đáng yêu, cũng là ở một chữ “thật”. Thuần khiết, chân thành chính là điểm chung của trẻ em và thiên nhiên.
    “Chú chuột đồng quê” của tác giả Vương Lập Xuân là tập thơ viết cho thiếu nhi đang được yêu thích tại Trung Quốc. Tác giả đã hóa thân vào những nhân vật trẻ em để khẳng định, để làm nổi bật sự trong sáng không thể mất đi, không được phép bóp méo của tuổi thơ và thế giới thiên nhiên.
    Phong cảnh làng quê trữ tình trong phần “Hạt ngô già ngốc nghếch” và “Ngày chuyển nhà” của tập thơ “Chú chuột đồng quê” được vẽ ra qua đối thoại giữa em bé gái và vạn vật thiên nhiên, tất cả đều hồn nhiên, chân thành. Góc nhìn ở đây là của một em bé chuẩn bị chuyển nhà tới thành phố.

    Thành phố như là một biểu tượng văn hóa hiện đại đối lập với làng quê là biểu tượng của thiên nhiên với văn minh nông nghiệp. Sự so sánh này làm cho trạng thái tâm hồn của trẻ em và thiên nhiên càng nổi bật sự thuần khiết, chân thành. Phàm những gì chân thực đều rất giản dị.
    Cô bé chuẩn bị rời làng quê trong thơ cũng miêu tả một cách giản dị những xao động trong thế giới tình cảm của mình khi phải chia tay với cảnh vật nơi chốn đã từng gắn bó với tuổi thơ em. Vạn vật thiên nhiên cũng âm thầm nói những lời không tiếng để bày tỏ nỗi thương yêu luyến nhớ tới người bạn nhỏ của mình.

    Khi cô bé chuẩn bị rời nhà, đầu tiên em tạm biệt ngôi nhà. Trong “căn phòng nhỏ”, “căn phòng nhỏ” em từng ở, “mỗi ngày đều có mùi rạ rơm bay trong không gian”, “mỗi ngày đều chờ em đi học về, vào ngày gió, nó thường “cố tình chúm môi/ huýt sáo/ qua ô cửa sổ dán giấy”.
    Cô bé trong “Dòng sông nhỏ hoang dã” đã gọi dòng sông là “bạn”, như trò chuyện bình đẳng với bạn bè mình. Bạn “hoang dã” như thế, “mưa to đến/…bạn xông xáo đến mất cả hình hài; “Nhưng mùa đông làm biến bạn thành một đứa trẻ ngoan/ … Bạn nghe lời làm một dòng sông băng dài/…  

    “Con chuột đồng quê” là tiếng gọi bản tính tự nhiên của nhi đồng, tập thơ tìm kiếm sự chân thành giữa con người và thế giới, giữ gìn tuổi thơ, giữ gìn nhân tính. Bản tính tự nhiên của trẻ em chính là cái gốc của tuổi thơ.

    Chỉ có quay về trạng thái tự nhiên của thế giới và con người, đề cao cái đẹp thuần phác, mới có thể khắc phục trạng thái đối lập giữa tự nhiên và con người, khắc phục những tác dụng không mong muốn mà khoa học mang đến. Và cũng từ đó mới có thể giành lại giá trị độc lập của tuổi thơ, để trẻ em được tôn trọng và bảo hộ, và sự hòa hợp giữa con người và tự nhiên trở thành một khởi đầu vĩ đại cho sự phát triển của nhân loại.

    Vương Lập Xuân: nữ nhà văn chuyên viết các tác phẩm văn học dành cho lứa tuổi nhi đồng. Các tác phẩm đã xuất bản: tập thơ thiếu nhi “Tí hon cưỡi ngựa tí hon”, tiểu thuyết thiếu nhi “Hoa hướng dương ma pháp”,… từng đoạt giải thưởng văn học thiếu nhi Băng Tâm, giải thưởng văn học Trần Bá, giải thưởng văn học nhi đồng thế kỷ mới, giải thưởng văn học nhi đồng ưu tú tỉnh Liêu Ninh và giải thưởng Bồ Công Anh của Bộ Văn hóa. Thơ thiếu nhi và tác phẩm tản văn từng được chọn vào giáo trình Ngữ văn tham khảo của cấp tiểu học.
    Nguồn: http://www.vietimes.com.vn/vn/giaoduc/959/index.viet

    Nhuệ Anh (Theo Báo đọc sách Trung Hoa)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.