Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 10
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 10
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93338811 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    GS-TS Võ Tòng Xuân: Cơ chế quản lý, vẫn là chuyện căn cơ!

    Ngày gửi bài: 13/07/2007
    Số lượt đọc: 3138

    * Cơ chế, nỗi bức xúc của công tác quản lý giáo dục!
    * Chưa có một cái nhìn mới về người thầy!
    * Chuẩn kiến thức, vẫn trong vòng “bí mật”!
    * Người chọn nghề - nghề chọn người: ẩn số?

    Đó là những nội dung GS-TS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Đại học An Giang, trao đổi với phóng viên Báo SGGP.

    Cơ chế kiểm soát thi Tú tài chưa căn cơ!

    * Thưa GS, kỳ thi Tú tài 2007 đã qua đi, chúng ta cùng ghi nhận rằng, đó là một kỳ thi có sự nỗ lực của toàn ngành trong việc làm trong sạch, ít ra một kỳ thi, ông cùng suy nghĩ với chúng tôi?
    * GS - TS Võ Tòng Xuân: Đúng vậy. Song, để nhìn thẳng thắn sự việc hơn thì phải nói thế này: mặc dù ở một số tỉnh miền núi không học sinh nào đậu, hoặc tỷ lệ đậu rất thấp, nhưng tỷ lệ bình quân cả nước đạt gần 70% học sinh tốt nghiệp là một tỷ lệ đẹp cho kỳ thi Tú tài năm nay. Rằng xã hội cũng an lòng vì có vẻ đúng thực chất hơn, và tỷ lệ rớt cũng khả dĩ chấp nhận được, không gây xáo trộn nhiều trong xã hội.

    * Hình như ông còn băn khoăn?

    * Tôi phân vân ở những con số tròn trịa, những năm trước đại bộ phận các tỉnh dừng ở tỷ lệ trên dưới 90% tốt nghiệp. Năm nay, đại bộ phận lại cùng dừng ở tỷ lệ trên dưới 70%. Vậy, thật sự đây có phải là tỷ lệ chính xác hoàn toàn chưa? Và nếu cộng thêm số thí sinh đậu đợt 2 nữa thì chắc cuối cùng, tỷ lệ đậu chênh lệch sẽ không quá “dữ dội” so với các năm trước. Nếu vậy thì nhìn nhận chất lượng đào tạo, rồi chất lượng thi như thế nào đây giữa năm học trước và năm nay? Và rằng, như thế tiêu cực ở các năm trước là có, nhưng không quá “dữ dội” như hình dung của dư luận vì năm nay tuy chống tiêu cực quyết liệt, mà tỷ lệ đậu vẫn không quá cách biệt.

    * GS đã từng nói: Không thể một sớm một chiều mà…

    * Tôi nghĩ vậy. Thôi thì, vấn đề cuối cùng là làm sao để những kỳ thi năm sau ngày một thực chất hơn.

    * Ông muốn nói đến một cơ chế?

    * Năm nay, lãnh đạo ngành quyết liệt, chưa kể huy động sức người sức của khá tốn kém và nhiêu khê. Liệu rằng, lâu dài chúng ta có thể “lên gân” mãi như thế này không? Nếu không thì, chuyện gì sẽ lại xảy ra? Vấn đề là, một kỳ thi tú tài, mà với các nước khác thật nhẹ nhàng, còn với chúng ta lại cực kỳ ồn ào, tốn kém. Như vậy, nếu nhìn ở góc cạnh quản lý, vẫn có cái gì đó chưa ổn, chưa căn cơ.

    Vẫn chuyện không bao giờ cũ: Người thầy!

    * Thế thì, theo GS, điều gì là cơ bản nhất trong công cuộc cải tổ giáo dục nói chung?

    * Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX và X đã nêu rõ: Hệ thống giáo dục (GD) phải được cải tiến toàn diện và cơ bản. Chúng ta đã làm không tới nơi tới chốn. Cách làm vừa qua: “bị thương” chỗ nào băng chỗ đó, mà không lo dinh dưỡng thế nào cho “sức khỏe” dồi dào vĩnh cửu.

    * Các nhà quản lý GD cho rằng, đó không phải là chuyện có thể giải quyết ngày một ngày hai?

    * Tôi nghe nói câu này cũng nhiều rồi. Nhưng, tôi chưa thấy một động thái nào của Bộ GD-ĐT trong việc bắt đầu cho câu chuyện cải tiến thật cơ bản, đến nơi đến chốn cả.

    * Động thái bắt đầu cho công cuộc cải tiến, theo GS nên từ nội dung nào?

    * Người thầy! Mà trước hết là từ trường sư phạm.

    * Bộ cũng đã nâng cấp các trường sư phạm.

    * Chưa căn cơ. Phải từ việc thay đổi nội dung, phương pháp và cả cách chọn người thầy nữa. Mặt khác, việc chuẩn hóa giáo viên cũng phải làm lại. Không thể cứ đơn giản rằng để dạy mẫu giáo, dạy tiểu học thì trình độ trung cấp là đủ. Thời gian qua, chúng ta đã coi thường các cháu nhỏ, để các cháu vào tay các giáo viên được đào tạo qua loa. Hư hết nhiều thế hệ học trò. Theo tôi, thầy cô mẫu giáo cũng phải được đào tạo từ bậc đại học.

    Chuẩn kiến thức: Cũng không phải chuyện mới!

    * Vâng, chúng tôi nghe GS đề cập nhiều lần đến vấn đề “chuẩn kiến thức” nền tảng của GD. Nay, tình hình có khá hơn?

    * Vẫn như cũ. Cho đến giờ, mặc dù chuyên viên của Bộ GD-ĐT nói đã có bộ chuẩn kiến thức của từng môn học, từng cấp học, nhưng trong thực tế chúng ta không thấy bộ chuẩn kiến thức đó như thế nào cả?

    * Chuẩn kiến thức ảnh hưởng gì đến chất lượng dạy?

    * Chúng ta đòi hỏi người thầy phải sáng tạo, phải cải tiến cách dạy, nhưng thầy lại chỉ có cuốn sách giáo khoa là pháp lệnh đến từng giờ học. Người thầy bị “bó chân cột tay” như vậy, giờ đâu để sáng tạo, sáng tạo để “cháy giáo án” à! Mà, có được buông ra, người thầy cũng không biết chuẩn kiến thức của môn học mình đang dạy nên không thể tự soạn bài cho đúng trình độ phù hợp với từng năng lực học tập của học trò.

    * Trong cách nhìn của mình, ông cho rằng việc Bộ GD-ĐT nhiều năm không công bố rộng rãi chuẩn kiến thức, vì lý do gì?

    * Ở các nước, các thầy cô giáo có thể lên mạng của Bộ GD-ĐT để xem bộ chuẩn kiến thức kèm những tiêu chuẩn đánh giá học sinh có đạt chuẩn đó hay không. Với thông tin ấy thầy cô soạn bài đúng yêu cầu, và nhiều chuyên gia cũng soạn sách giáo khoa theo chuẩn đó cho các thầy cô tham khảo, sách nào viết hay, thầy cô sẽ dùng và giới thiệu cho học sinh tìm mua học. Vì vậy người ta tranh nhau viết sách giáo khoa thật hay. Ở ta, giáo viên không nắm được bộ chuẩn này nên hoàn toàn lệ thuộc vào sách giáo khoa. Đây là một cách để bộ giữ độc quyền xuất bản sách giáo khoa!

    Tuyển sinh đại học: Thay đổi cấu trúc tuyển...

    * GS đồng ý với cách tuyển sinh đại học (ĐH) “hai trong một” chứ?

    * Dĩ nhiên tôi đồng ý với chủ trương bỏ kỳ thi tuyển ĐH, lấy điểm thi tốt nghiệp trung học làm một phần điều kiện tuyển sinh. Hy vọng kỳ thi Tú tài năm nay và năm 2008 là để toàn ngành tập dượt, sang đến kỳ thi Tú tài năm 2009 trở đi sẽ bảo đảm an toàn và trung thực hoàn toàn. Chuyện chống tiêu cực dần dần sẽ căn cơ. Chúng ta nên chấm dứt kiểu thi tuyển sinh “3 chung” trong các kỳ tuyển sinh ĐH hiện nay, vì các ĐH đã không chọn đúng người cần chọn. Đồng thời, các cháu đăng ký ngành học cũng không theo sự ưa thích cũng như năng lực học tập, mà theo khả năng đậu (tỷ lệ chọi). Thời gian xét chọn lại kéo dài.

    * Cơ sở nào theo ông để chọn đúng người cần chọn?

    * Tuyển sinh hiện nay, chẳng hạn tôi tuyển SV ngành Tin học, tôi phải lấy khối A: Toán-Lý-Hóa. Nhưng Hóa đâu liên quan gì đến Tin học. Trong khi đó, đáng lẽ phải là: Toán-Lý-Anh. Rồi Kinh tế cũng phải lấy khối A, cũng Toán-Lý-Hóa, trong khi chúng tôi cần năng lực ở Toán-Văn học-Anh văn… Nói chung, khi được tuyển chọn SV ĐH tôi cần: Không chỉ thi Tú tài chính xác mà cần công bằng ngay cả việc cho điểm ở bậc phổ thông. Và Hội đồng tuyển sinh các ĐH được quyền công bố môn học được tuyển cho từng ngành học.

    * Như vậy, các thí sinh được nộp hồ sơ xin xét tuyển bao nhiêu trường?

    * Các em có xin xét tuyển 10 trường cũng không sao. Chúng ta đã từng đọc trên các báo ca ngợi tấm gương của những học sinh VN đậu 9 - 10 trường ĐH ở nước ngoài sao? Hãy nhìn ra thế giới, họ giải quyết hồ sơ ảo như thế nào thì chúng ta làm vậy. Học họ là học cơ chế giải quyết vấn đề. Sau này, cán bộ GD của ta đi nước ngoài nghiên cứu cũng nhiều lắm, nhưng khi về thì không dám áp dụng cái hay của người.

    * GS có tin rằng, khi trao quyền quyết định tuyển sinh về trường đại học, sẽ không có tiêu cực xảy ra?

    * Chuyện gì cũng có thể xảy ra. Vấn đề là chúng ta cơ cấu cho được một hội đồng tuyển sinh ĐH của các trường gồm những thành phần bảo đảm được về chuyên môn cũng như đạo đức. Đồng thời, cơ chế kiểm soát hiệu quả của Bộ GD-ĐT cũng là một yếu tố quan trọng. Còn, một khi hội đồng như thế mà vẫn tiêu cực tập thể thì lại thuộc phạm trù của pháp luật, ra khỏi phạm vi của GD rồi.

    * Xin cảm ơn GS!
    http://www.sggp.org.vn/giaoduc/2007/6/107035/

    MAI LAN (Theo sggp.org.vn)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.