Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 5
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 5
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93337013 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Đại học – Con đường hẹp?

    Ngày gửi bài: 31/07/2007
    Số lượt đọc: 3002

    Nguồn: http://www.vietimes.com.vn/vn/giaoduc/3194/index.viet
    - Mỗi năm, Trung Quốc có khoảng 10 triệu thí sinh tham dự kỳ thi đại học. Ở Việt Nam, con số này dao động xung quanh 1 triệu, xấp xỉ 1/10 lượng thí sinh dự thi của Trung Quốc. Song, điều đáng nói, không phải tất cả các thí sinh tham dự đều trúng tuyển.

    Có tới 40% thí sinh không trúng tuyển sẽ phải ở nhà chờ một năm mới có kỳ thi tiếp. Vậy, nếu ai quyết định đại học là con đường đi cho cuộc đời, thì họ sẽ phải chấp nhận "chi phí" nhiều thời gian cho sự lựa chọn này!
    Thi đại học – nỗi ám ảnh của tuổi trẻ
    “Cao khảo” - kỳ thi vào đại học ở Trung Quốc diễn ra một năm một lần, sau khi học sinh phổ thông trung học hoàn thành bằng tú tài. Mỗi thí sinh được phép đăng ký 3 trường cùng chuyên ngành, sau đó là… chờ đợi. Hình thức tuyển sinh này đã kéo dài được 3 thập kỷ, kể từ mốc thời gian ngày 24/05/1977, Chủ tịch Đặng Tiểu Bình đọc một diễn văn mang tựa đề “Tôn trọng tri thức, tôn trọng tài năng”. Kỳ thi tuyển đầu tiên sau khi Trung Quốc khôi phục chế độ tuyển sinh kiểu này, có hơn 5 triệu thí sinh từ độ tuổi 15 đến 35 đã thi đại học. Tính đến nay, đã có tất cả 36 triệu sinh viên Trung Quốc được nhận vào các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề.
    Tuyển chọn người tài thông qua các kỳ thi là truyền thống có từ đời nhà Tùy (581-618). Tuy nhiên, người ta vẫn nghi ngờ, “cao khảo” có thực sự công bằng với tất cả mọi người hay không?
    Chuyên gia giáo dục Chu Zhaohui nói: “Câu trả lời là không. Nhưng chúng ta vẫn chưa tìm ra cách nào tốt hơn để thay thế. Đến nay, thi tuyển vẫn là phương pháp ít dở nhất mà chúng ta có được”. Câu trả lời này xuất phát từ thực trạng “phân biệt đối xử” giữa các khu vực thi. Các tỉnh thường bị ấn định chỉ tiêu về số lượng các trường, do đó, số lượng và chất lượng các trường của mỗi tỉnh cũng khác nhau nhiều. Ví dụ, tỉnh Hồ Nam có số trường Đại học, cao đẳng tính theo đầu người thấp hơn so với Bắc Kinh. Thí sinh ở Hồ Nam phải có điểm thi cao hơn nhiều so với thí sinh ở Bắc Kinh mới mong đỗ vào đại học.
    Sự phân biệt đối xử đó đã trở thành nguyên nhân của hàng loạt những phản ứng từ phía người dân. Rất nhiều phụ huynh đã chuyển chỗ ở với hy vọng con cái mình sẽ có cơ hội thi đỗ vào đại học nhiều hơn. Năm 2005, một thí sinh xuất sắc của tỉnh Hồ Nam không được nhận vào trường đại học danh tiếng Thanh Hoa, đã châm ngòi cho cuộc tranh luận về vấn đề thí sinh đại học ngoại tỉnh. Sau sự kiện này, “thí sinh ngoại tỉnh” bị cấm trên toàn quốc.
    Đầu tháng 3, trong một kỳ họp Quốc hội, đại biểu Fan Yi đã đề nghị bỏ kỳ thi đại học. Tuy nhiên, đối với những người đã tham dự kỳ thi tuyển sinh đại học năm 1977, ý kiến của Yi trở thành một lời đề nghị thiếu thận trọng.
    Suốt 3 thập kỷ qua, nền Đại học Trung Quốc không ngừng cải cách, như mở rộng tuyển sinh, đào tạo liên thông và hoàn thiện đề thi. Điều này đã nâng tỷ lệ trúng tuyển từ 4,7% (năm 1977) lên 56,85% vào năm 2006. Thế nhưng, những cải cách này chưa chạm được đến vấn đề cốt lõi – đó là sự thiếu vắng tinh thần đại học, gói gọn trong bốn nguyên tắc sau: tinh thần tự chủ, tinh thần nhân văn, tinh thần khoa học và tinh thần phản biện.
    Không riêng Trung Quốc, thi đại học là hình thức thi tuyển vẫn phổ biến ở nhiều nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam… Quyết định hình thức thi tuyển này, đồng nghĩa với việc buộc các thí sinh lựa chọn con đường hẹp cho chính mình, trong khi đó, nó mang lại rất nhiều hệ lụy mang tính chất dây chuyền…
    “Một người đi thi = cả nhà đi thi”?

    Nước mắt sau thi

    Trong gia đình có một người đến tuổi thi đại học, đó là một sự kiện đặc biệt quan trọng. Điều này hoàn toàn dễ hiểu, bởi người ta đã có một suy nghĩ trở thành một thói quen: học một trường đại học là con đường duy nhất để tiếp cận một vị trí công việc tốt, có khả năng thăng tiến… Tuy nhiên, đó không phải là đáp án duy nhất đối với bất cứ thí sinh nào!
    Ở nước ta, một thí sinh ngoại tỉnh tham dự thi đại học, cùng một lúc phải đối mặt với rất nhiều vấn đề: đó là sự lo lắng về tâm lý khi phải lên một nơi lạ lẫm, xa xôi để dự thi. Thông thường, gia đình sẽ cử một người (bố, hoặc mẹ hay anh chị) đi cùng với thí sinh. Kèm theo đó là một món tiền không hề nhỏ so với mức thu nhập thực tại của gia đình. Vài năm trước, để có món tiền đó, nhiều gia đình nông dân Việt Nam phải tính toán chi ly để có thể có những nguồn thu đúng thời gian con em mình thi tuyển (như thu hoạch cây trồng, vật nuôi trong nhà…), nhiều nhà phải vay mượn, để có tiền cho con đi “trẩy kinh ứng thí”.
    Sau khi đã thuê mướn được một căn phòng chật hẹp, đa phần là không có tiện nghi, chỗ ở tạm bợ đó là điểm xuất phát để các “cô tú, cậu tú” thực hiện giấc mơ mở cánh cửa cuộc đời của mình.

    Nhiều thí sinh đã phải nhập viện ngay trước ngày đi thi, do sức ép của sự căng thẳng, do thay đổi thời tiết, do cơ thể không thích ứng kịp. Trong khi đó, mùa tuyển sinh rơi đúng vào dịp tháng 7, tháng của những cơn mưa bất chợt không báo trước và cái nóng dữ dội. Đây cũng là thời gian các căn bệnh ngoài da và căn bệnh đường ruột có khả năng lây lan nhanh nhất.
    Trong lúc các thí sinh tranh thủ thêm thời gian để ôn lại những kiến thức 12 năm trang bị trong nhà trường và các lò luyện thi, mà số đông, các thí sinh đều không tự tin vào chính sự nắm bắt kiến thức của mình, các phụ huynh của các em lo tìm đường đến địa điểm thi vào ngày hôm sau, lo phương tiện đi lại, lo tìm quán ăn…

    Các bậc phụ huynh không phải đối mặt với sự căng thẳng về kiến thức, về áp lực thi cử, nhưng họ phải đối mặt với nỗi sợ hãi của chính mình: đó là lần đầu tiên họ đi ra khỏi nhà, và mọi thứ đối với họ đều rất lạ lẫm… Đó là nỗi lo lắng phải đối mặt với những thứ mà họ chưa bao giờ lường trước. Trong khi họ cần phải giữ thái độ bình tĩnh để con em mình cảm thấy thoải mái nhất có thể. Kỳ thi là mục tiêu quan trọng nhất mà cả gia đình hướng tới thời gian này.
    Kỳ thi đại học tạo thêm “công ăn việc làm” cho xã hội?
    Một tháng trước kỳ thi Đại học của Trung Quốc, cảnh sát kinh tế thành phố Tế Nam (tỉnh Sơn Đông) đã mở đợt truy quét tịch thu các sản phẩm mà thí sinh thường dùng để gian lận trong thi cử.

    Đây là một công việc mang tính chất thường kỳ của bất cứ mùa tuyển sinh nào. Mặc dù Bộ Giáo dục Trung Quốc hạ quyết tâm chống gian lận thi cử từ vài năm nay nhưng tỉ lệ gian lận vẫn tăng.

    Trong kỳ thi vào đại học năm ngoái, khoảng 3.000 thí sinh đã bị bắt, so với năm trước đó là 1.300 người. Các phương tiện như tai nghe không dây, điện thoại di động, ví cài bo mạch điện tử… là những công cụ tinh vi của những thí sinh gian lận, dùng để chống đối và thay thế phương pháp gian lận thô sơ như tài liệu, phao thi… Rõ ràng, kỳ thi đã làm “đau đầu” và tạo thêm việc cho các nhà quản lý, các nhà trật tự xã hội!
    Còn ở Việt Nam, ngay trước kỳ tuyển sinh 1 ngày, ngày 03/07/2007, công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã kịp thời bóc gỡ, ngăn chặn một đường dây thi thuê đại học cho các thí sinh tham dự buổi thi ngay ngày hôm sau.

    Giá một suất thi thuê trọn gói là 40 triệu đồng. Mặc dù đã được cảnh báo nhiều năm trước, những bài học đau đớn đã được công khai trước công luận, thế nhưng, nhiều gia đình vẫn tin tưởng nộp tiền cho kẻ xấu, với hy vọng con mình sẽ vào được đại học. Để vào được “con đường hẹp”, người ta sẵn sàng làm bất cứ việc gì, kể cả việc vi phạm pháp luật. Vô hình trung, “con đường hẹp” đã trở thành đối tượng kiếm tiền cho những kẻ cơ hội, lợi dụng sự cả tin và sự “cuồng tín” của những bậc phụ huynh, luôn nghĩ rằng: Đại học là cơ hội tốt nhất!
    Những dịch vụ phát sinh bên ngoài kỳ thi cũng bùng nổ không kiểm soát trong thời gian này. Các gia đình có nhà trọ cho sinh viên thuê tranh thủ cho các thí sinh thuê theo ngày. Giá một ngày trọ cho một người trung bình là 30.000 đồng. Một căn phòng chưa đầy 10 mét vuông, đồ đạc duy nhất là hai tấm phản gỗ chắp lại với nhau một cách tạm bợ. Một chiếc quạt điện và một bóng đèn điện không đủ độ sáng… Các quán cơm cũng được dịp bùng phát như nấm sau mưa. Không có bóng dáng của các đoàn thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Và sự thực, nếu không có những quán ăn bình dân ấy, các thí sinh sẽ còn phải vất vả rất nhiều nữa.
    Trong mấy năm gần đây, việc bán đáp án, lời giải đề thi ngay trong ngày bỗng nhiên nở rộ. Rất nhiều người đã không bỏ lỡ cơ hội để thò tay lấy tiền trong túi của các gia đình thí sinh ngoại tỉnh lên thành phố dự thi. Không ai có thể kiểm soát và chắc chắn sự chính xác về nguồn của đề thi, về sự chính xác trong các lời giải. Có rất nhiều những tờ rơi tuyển sinh dạy nghề hay các cơ sở đào tạo lấy sinh viên trên cơ sở xét tuyển điểm thi… được phát không cho các phụ huynh. Kết quả là, sau cả một buổi thi, trường thi không khác gì một bãi rác với đủ các loại. Và phụ huynh các thí sinh bị “cấy” thêm những lo lắng, suy nghĩ mới, chính bản thân họ cũng bị dao động!
    Một bức tranh chung cho một kỳ thi mang rất nhiều màu sắc. Và chắc chắn, nó cũng mang lại nhiều cảm xúc khác nhau cho nhiều người. Nếu bạn đã từng là một thí sinh, chắc chắn, bạn sẽ hiểu được những chuyện khóc cười không ngờ tới. Bạn đã là một sinh viên, chắc chắn, bạn sẽ nghĩ rằng: tại sao mình chỉ lựa chọn vào dại học, trong khi có những con đường khác dẫn đến cánh cửa cuộc đời mình? Bạn đã tốt nghiệp đại học, bạn sẽ hỏi: 4 năm học đại học, mình có được những gì? nó giúp mình được những gì?
    Di Linh
    Tại Trung Quốc, trong 2 ngày diễn ra kỳ thi tuyển đại học, nhiều hoạt động trên cả nước ngừng trệ. Các thành phố yêu cầu lái xe không được bấm còi, công trường xây dựng đóng cửa, đường phố gần các điểm thi bị phong tỏa, nhiều chuyến bay phải đổi hướng - để tránh gây ồn ào làm phiền toái các sĩ tử.
    Một số gia đình khác còn thuê hẳn cả những “vú em” đặc biệt, có kiến thức về giáo dục hoặc tâm lý để giúp con cái họ chuẩn bị cho kỳ thi, làm cho họ thoải mái, và nấu những món ăn bổ dưỡng.
    Trong suốt thời gian diễn ra kỳ thi, các khách sạn gần trường thi không còn một chỗ trống. Cha mẹ các thí sinh đã đặt trước để con cái họ có thể nghỉ ngơi chút ít trong 3 tiếng rưỡi nghỉ ăn trưa.

    Tác động của kỳ thi còn vượt ra ngoài phạm vi của các thí sinh và gia đình các em. Bởi các nhà chức trách khắp Trung Quốc cũng làm mọi cách để có chỗ nghỉ cho các em bị mệt.

    School@net (Theo vietimes.com.vn)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.