Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 7
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 7
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93366048 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Giáo dục trong sự song hành giữa Nhà nước và thị trường

    Ngày gửi bài: 06/08/2007
    Số lượt đọc: 2968

    Toàn cầu hoá đặt quyền lực kinh tế đáng kể vào các tập đoàn lớn, song lại nảy sinh đòi hỏi Nhà nước phải chi phối mạnh mẽ hơn về chính trị giáo dục và công nghệ. Giáo dục cho phép tăng cường liên kết xã hội nhằm giữ gìn bản sắc dân tộc trước áp lực toàn cầu hóa.


    Công nghệ giáo dục là chưa đủ
    Ngày 20/4/2007 xảy ra vụ thảm sát đẫm máu nhất trong lịch sử nước Mỹ tại trường Đại học công nghệ Vơginia. Bốn ngày sau đó, một kỹ sư của cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) lại bắn chết một con tin và tự kết liễu đời mình. Điểm chung của hai vụ bạo lực này là, những kẻ thú ác đều được đào tạo bài bản tại các trường Đại học danh tiếng với các tiêu chuẩn chất lượng giáo dục Mỹ - được coi là đáng tin cậy nhất hiện nay. Điều này cho thấy, công nghệ giáo dục đã thất bại trong việc hoà giải các nhóm lợi ích trong xã hội và dấy lên một làn sóng lo ngại về việc các nền giáo dục hiện đang quá chú trọng đến công nghệ giáo dục theo lối thực dựng - "học để làm", mà phần nào xao nhãng đi mục tiêu tối thượng của giáo dục là "học để liên kết xã hội" nhằm lấy lại cân bằng được sự phân hoá xã hội và các giá trị nhân văn ngày càng sâu sắc do toàn cầu hoá mang lại.
    Trường lực liên kết
    Áp lực để duy trì sự cạnh tranh quốc gia được những thay đổi của nền kinh tế toàn cầu theo hướng luân chuyển tự do hoá các luồng vốn, công nghệ, nhân lực khiến đại đa số các nước phát triển hay đang phát triển đều đưa chiến lược giáo dục lên hàng quốc sách. Nhận xét về mô hình phát triển mới của "con rồng" Đông Á hồi thập niên 1980, gồm Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, HồngKông, các chuyên gia WB kết luận: sở dĩ các nền kinh tế này hấp thụ được nguồn vốn, bí quyết công nghệ cao của các nước phát triển là do có sự đầu tư thoả đáng vào giáo dục, giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
    Chứng ta tự hào rằng. Tập đoàn Intel đầu tư 1 tỷ USD xây dựng nhà máy sản xuất chíp lớn nhất khu vực tại Việt Nam, nhưng nơi đặt trụ sở kinh doanh các giải pháp hữu ích (kinh doanh chất xám) cũng của Intel lại ở Malaixia do nguồn nhân lực ở đây đáp ứng được yêu cầu. Như vậy, trong cạnh tranh thu hút vốn đầu tư và công nghệ, giá nhân công không quyết định bằng chất lượng nhân lực. Chất lượng nhân lực là điểm mấu chốt phân hoá đầu tư theo từng cấp độ: Sản xuất hàng hoá (chíp) hay sáng tạo tri thức (giải pháp hữu ích).
    Đó là điều tất yếu bới lẽ, khi nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt do tăng trưởng kinh tế và dân số thì các mô hình kinh tế mới đều tìm cách chuyển dịch từ sản xuất hàng hoá sang kinh tế tri thức, trong đó tài nguyên nhân lực đóng vai trò quyết định. Đón bắt xu hướng này, Malaixia đã thiết lập "Siêu hành lang đa phương tiện - MSC" vào cuối thập niên 1990 nhằm tăng cường giáo dục- công nghệ cho một xã hội tri thức. Trường Đại học đa phương tiện (nhân tố cấu thành MSC) có nhiệm vụ cung cấp các chương trình đào tạo nhà quản lý của tương lai theo hướng khuyến khích tính sáng tạo kết hợp với khả năng cảm nhận những xu hướng thay đối trong dòng chảy của thị trường. đa biên giới.
    Không chỉ là động lực cho phát triển kinh tế, giáo dục còn là điểm tựa cho sự hoà giải xã hội. Các cuộc chiến tranh do Mỹ phát động tại Apakisan (2001) và Irắc (2003) đã kích động sự nổi dậy của những người đạo Hồi cực đoan tại khu vực Đông Nam Á, được xem như sự khơi nguồn căng thẳng mới trong quan hệ xã hội. Các nước đa sắc tộc trong đó có Singapore đã hành động ngay để củng cố quan hệ. Bộ Giáo dục Sigapore xác định việc tăng cường mối quan hệ thân thiện giữa các dân tộc qua chương trình học tập và hoạt động ngoại khoá là một ưu tiên chính.
    Giáo dục ngày càng trở thành một trường lực lý tưởng liên kết con người chung tay hành động, thúc đẩy sự mẫn cảm và phản ứng tích cực hơn trong sự vận động và giao thoa không ngừng giữa các nền kinh tế, các giá trị xã hội.
    Nhà nước và thị trường
    Điều bất ngờ là trong lúc xu hướng giao quyền tự chủ lớn hơn cho trường học đang thịnh hành, nhận thức "giáo dục cũng là một loại hàng hoá" ngày càng thắng thế thì lẽ ra, vai trò của Nhà nước phải "mờ" đi. Song thực tế có những lý lẽ riêng, khác hẳn với suy luận logic thông thường.
    Hiện nay ít ai còn tranh luận giáo dục là dịch vụ công hay hàng hoá. Các nước phát triển đứng đầu là Mỹ, Anh, Oxtraylia, Đức... đã xuất khẩu giáo dục ra toàn cầu ở Đông Nam Á, Singapore, Thái Lan là những nhà cung cấp dịch vụ giáo dục chủ yếu trong khu vực. Về mặt tổ chức, nhiều trường học có cơ cấu gần như một Công ty cổ phần, có nghiên cứu thị trường, có chiến dịch thu hút khách hàng... ở Việt Nam mấy năm nay, hội thảo du học đứng đầu bảng về mật độ, với sự cạnh tranh của các nhà xuất khẩu giáo dục. Đứng ở khía cạnh này giáo dục là một loại hàng hoá.
    Mỹ là quốc gia có hệ thống giáo dục phi tập trung, mang tính tư nhân và chịu sự chi phối của thị trường nhất. Thế nhưng, chỉ riêng giáo dục Đại học đã được ngân sách đầu tư trên 200 tỷ USD, trong đó sinh viên được hỗ trợ tài chính khoảng 8 tỷ USD. Nhật Bản, Hàn Quốc là hai quốc gia tiên phong ở Châu Á chấp nhận xu hướng thị trường hoá. Trong xã hội, người dân chấp nhận Hiệu trưởng có vai trò như một Giám đốc, học sinh là khách hàng, các trường cạnh tranh nhau trong xây dựng thương hiệu nhằm mở rộng thị phần, xuất khẩu giáo dục. Nhưng đây cũng là những nước kết hợp chặt chẽ nhất giữa hệ thống giáo dục và đào tạo với các chính sách kinh tế định hướng của nhà nước. Chính phủ Malaixia thì định hướng cung cấp cơ hội bình đẳng về giáo dục và tiếp cận các nguồn thông tin cho mọi đối tượng... Đến đây, một câu hỏi được đặt ra là, vì sao trong lúc Chính phủ chấp nhân sự chi phối của thị trường và vai trò quản lý của Nhà nước lại "đậm " thêm lên?
    Khác với nhiều loại hàng hoá khác giáo dục là một sản phẩm đặc thù vì những lẽ sau.
    Thứ nhất, sản phẩm giáo dục không chỉ nhắm đến một vài nhóm tiêu dùng mà đến toàn bộ xã hội.
    Thứ hai, quá trình hoàn thiện sản phẩm giáo dục rất dài, qua nhiều cấp độ, từ mẫu giáo, các cấp phổ thông , Đại học hay trường dạy nghề... Từ đó đòi hỏi phải có một tổ chức đứng ra làm đầu mối liên kết các cấp độ theo một chương trình thống nhất, liên thông.
    Thứ ba, sản phẩm giáo dục mang tính quyết định cho sức mạnh khoa học - công nghệ, sự cạnh tranh quốc gia, cần nhận được sự hỗ trợ đặc biệt về chính sách và vật chất từ Nhà nước cũng như các tổ chức, hiệp hội doanh nghiệp...
    Thứ tư, giáo dục cơ bản (phổ cập tiểu học, trung học...) là một trong những quyền của công dân, mà chỉ có Nhà nước mới có thể huy động được nguồn lực toàn xã hội chia đều cơ hội tiếp cận cho mọi đối tượng. Do vậy, trong khi chấp nhận sự chi phối của thị trường và tận dụng cơ chế đó để huy động và nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục, Nhà nước phải nắm giáo dục trong sự chuyển đổi vai trò từ người cung cấp giáo dục trở thành người đưa ra những chương trình, quy định, tiêu chuẩn chất lượng và bảo trợ cho giáo dục.
    Hướng tới người tiêu dùng
    Nhu cầu giáo dục tăng lên, dường như các nhà nước không thể cung cấp giáo dục miễn phí cho mọi người dân được. Mặt khác, thực tế cũng chứng tỏ Nhà nước đảm nhận hoàn toàn việc cung cấp dịch vụ này không hiệu quả bằng san sẻ trách nhiệm, huy động mọi nguồn lực của xã hội.
    Ở những nước chấp nhận xu hướng thị trường, Chính phủ thường không trực tiếp quản lý hệ thống giáo dục mà giao cho Bộ Giáo dục. Tuy nhiên, Chính phủ có vai trò đặc biệt quan trọng trong các điều chỉnh vĩ mô thông qua nhiều biện pháp, trong đó có những chính sách (thường là cơ chế hỗ trợ đặc thù), cung cấp tín dụng, kinh phí nghiên cứu khoa học, quyết định mức học phí, học bổng... Thông thường, sự hỗ trợ của chính phủ hướng tới hai "bảo đảm".
    Một là, bảo đảm quyền tiếp cận cơ hội học tập cơ bản với mọi đối tượng. Tuỳ theo từng nước, quyền học tập cơ bản (phổ cập giáo dục) là tiểu học, THCS, THPT với mức thu học phí thấp hoặc miễn phí.
    Hai là, bảo đảm sự hỗ trợ không làm yếu đi tính động lực của thị trường giáo dục. Vì vậy sự hỗ trợ không phân biệt theo sở hữu (trường công hay trường tư) mà nhằm tới mục tiêu, vai trò cụ thể của trường đó trong xã hội.
    Trong hỗ trợ tài chính, Chính phủ thường chọn hình thức cấp tiền trực tiếp cho học sinh chứ không cấp cho nhà trường. Nghĩa là cấp cho người tiêu dùng chứ không cấp cho người sản xuất. Thực tế đã chứng minh đây là quyết sách khôn ngoan, làm tăng tương đối nhu cầu của người học, do đó nhà trường cũng mạnh lên, nhưng quan trọng hơn là đảm bảo được quyền tự chủ tương đối trong hoạt động của nhà trường đối với chính phủ, tức đảm bảo được tỉnh thị trường - một động lực cho giáo dục phát triển trong sự cạnh tranh lành mạnh. Mặt khác, nhà trường cũng luôn nhận được sự bảo trợ của các nghiệp đoàn, hiệp hội ngành nghề và doanh nghiệp, để đổi lại các đơn vị này nhận được sự hỗ trợ đào tạo trực tiếp và gián tiếp từ phía nhà trường.
    Nước ta có mật độ dân số thuộc vào hàng cao nhất thế giới. Đây là một sức ép rất lớn đối với ngân sách giáo dục và ngành giáo dục - đào tạo. Nhưng nếu chúng ta tìm được một chiến lược giáo dục phù hợp - song hành giữa Nhà nước và thị trường, thì gánh nặng dân số sẽ biến thành lợi thế về nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao.
    Nguồn: http://www.chungta.com/Desktop.aspx/GiaoDuc/GiaoDuc-VietNam/
    Giao_duc_song_hanh_thi_truong/



    Nhật Vũ (Theo Hồ sơ sự kiện)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.