Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 4
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 4
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93315956 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Giáo dục thiếu niên thời @

    Ngày gửi bài: 06/08/2007
    Số lượt đọc: 3180

    Học sinh, sinh viên hiện nay tiếp cận với nền khoa học kỹ thuật hiện đại có thể kết nối với thế giới thông qua công cụ Internet.

    Tuy nhiên, thế hệ @ này đang bị chấn thương về đạo đức, căn bệnh nguy hiểm này cần được trị liệu bằng một môi trường giáo dục lành mạnh từ gia đình, sau đó là học đường và xã hội.

    Những sang chấn đạo đức

    Ổ ma túy và động lắc New Century bị phá, ngoài việc tìm ra những kẻ đứng đầu trong việc tổ chức mua bán và sử dụng các chất ma túy, một vấn nạn xã hội khỏi cần điều tra nhưng đã được phơi bày, đó là một bộ phận thanh niên hư hỏng. Cùng thời điểm phá vụ New Century, tại quán cà phê MGM Sài Gòn, công an đã hốt 100 khách khoảng 14 đến 15 tuổi đang lắc điên cuồng. Chưa có số liệu thống kê cụ thể, nhưng chắc chắn, các bạn bước chân vào chơi ở chốn này đều là con nhà giàu và rất giàu. Hơn một ngàn thanh niên bị hốt ở New Century có độ tuổi từ 17 đến 24 đang ở tuổi ăn tuổi học, tiền đâu để vào vũ trường thuộc loại đốt tiền số một ở Hà Thành, chắc chắn là tiền của cha mẹ. Và cha mẹ quản lý kiểu gì, mà con cái có thể chơi thâu đêm suốt sáng ở những nơi thác loạn như vậy?

    Việc phá động lắc, vũ trường có hoạt động mua bán và sử dụng các chất ma tuý nêu trên không phải là chuyện mới. Tệ nạn này như ung nhọt, lây lan trên khắp cơ thể xã hội. Nơi này hoặc nơi kia, có khi phá được vài điềm, nhưng số lượng các điểm nóng vẫn tồn tại rất nhiều, vẫn đang ngày đêm lôi kéo và hủy hoại thể chất và tinh thần của một bộ phận thanh thiếu niên. Một. hiện tượng khác ở thanh thiếu niên hiện nay là đua xe trái phép, hàng ngàn cô cậu chơi xe xịn, tham gia vào các băng nhóm. Không ít cuộc đua của các cậu ấm cô chiêu này đã gây tai nạn chết người. Có thể nói không ngoa rằng, các vụ gây tai nạn này là giết người, bới vì người gây ra tai nạn đua xe đâm vào người đi đường rồi bỏ chạy. Gây ra chết người như vậy, nhưng những thanh niên này vẫn cứ ung dung vô cảm, tiếp tục tổ chức những cuộc đua khác mặc cho nạn nhân phơi xác bên đường, họ là loại người gì?

    Nếu như Internet là công cụ để một số bạn trẻ thành công trong học tập, nghiên cứu và đạt được những thành công cho mình, dù bên cạnh đó, nó là mối hiểm họa đối với không ít thanh thiếu niên. Họ đã tìm đến với thế giới @ không phải để học, để sáng tạo mà chơi những trò chơi vô bồ, sa đọa. Ông Nguyễn Khoa Điềm - nguyên Trưởng Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương đã từng cảnh báo: "Trong các hoạt động dịch vụ văn hóa: Karaoke, vũ trường, quán bar, Internet công cộng... không ít cơ sở đã biến thành môi giới cho hoạt động mua dâm, bán dâm, ăn chơi sa đọa, trụy lạc của một bộ phận xã hội, làm băng hoại đạo đức lối sống thuần phong mỹ tục tốt đẹp của dân tộc, làm ô nhiễm môi trường văn hóa xã hội! Nhiều nhà nghiên cứu về tâm lý, xã hội cũng đã lên tiếng về vấn đề này.

    Gia đình phải là điểm tựa

    Trước những vấn nạn về đạo đức trong học sinh, sinh viên, câu hỏi đặt ra là nền giáo dục của chúng ta đang có những vấn đề nào cần giải quyết. Cả hệ thống giáo dục từ nhà trường, thầy cô giáo, các tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Thanh niên, Hội Sinh viên đã gặp khó khăn khi đối mặt với một bộ phận thanh niên thuộc đối tượng phải quản lý, đào tạo và rèn luyện. Ngành giáo dục Việt Nam vẫn còn đang loay hoay với việc dạy chữ, chương trình học tập còn chưa xong, việc dạy người liệu có quá sức. Các tổ chức đoàn thể đã chú trọng vào nhiều hoạt động tuyên truyền, vui vẻ, tuy nhiên việc đi vào chiều sâu để có những chương trình rèn luyện bổ ích, những hoạt động thực sự hấp dẫn trái tim mẫn cảm và tư duy năng động của lớp trẻ mới là điều quan trọng.

    Các bậc cha mẹ lo lắng và tỏ ra bất lực khi con cái sa vào các tệ nạn, họ than oán, chê trách ngành giáo dục, đổ lỗi cho nhà trường và các tổ chức đoàn thể. Các bậc phụ huynh không biết rằng do khoán trắng con cái cho nhà trường, cho thầy cô để dành thời gian lo toan cho cuộc sống cơm áo, chức quyền, tiền bạc nên họ phải trả giá. Đã đến lúc các bậc làm cha, làm mẹ cần phải tĩnh tâm để xem xét lại về vấn đề giáo dục con cái. Cấu trúc gia đình, nơi chứa đựng và nuôi dưỡng tình yêu thương nhiều nhất, làm điểm tựa cho nhân cách và tài năng của một con người, phải được xác lập lại ngay từ trong tư duy của mỗi gia đình và toàn xã hội. Nếu như cha mẹ cứ chạy theo đồng tiền, danh lợi mà quên mất những đứa con của họ, cứ nghĩ có tiền là có thể làm được tất cả, thì họ sẽ có những đứa con tật nguyền về tinh thần.

    Với những thanh thiếu niên thiếu sự giáo dục căn bản từ gia đình, thì môi trường giáo dục học đường không thể lấp đầy được những khoảng trống thui chột của nhân cách. Nhiều nhà nghiên cứu xã hội nhận định rằng, ở những gia đình mà cha mẹ luôn quan tâm, dành thời gian và có phương pháp giáo dục con cái tốt, thì con cái của họ phát triển lành mạnh. Số lượng thanh thiếu niên hư hỏng ngày càng cao, chứng tỏ nền tảng giáo dục gia đình đang bị phá vỡ.

    Cần có chương trình tuyên truyền giáo dục nhằm xác lập lại các giá trị đạo đức của gia đình, dòng họ. Đó chính là công việc quan trọng và căn bản nhất để giáo dục giới trẻ thế hệ @ .

    Nguồn: http://www.chungta.com/Desktop.aspx/GiaoDuc/GiaoDuc-VietNam/Giao_duc_thieu_nien_thoi/

    Theo Hồ sơ sự kiện

    Lê Thanh Phong



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.