Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 12
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 12
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93341523 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Nỗi buồn đại học

    Ngày gửi bài: 15/11/2007
    Số lượt đọc: 2901

    (VietNamNet) - "Gặp lại mấy đàn anh làm công tác giảng dạy ở ĐH thấy ai cũng khác. Dường như mấy thầy thích nói về chuyện đất đai, xe hơi và gửi con đi học nước ngoài", Mike, từ Mỹ mới về, chia sẻ.

    Mike là tên gọi thân mật của Michael. Mike ở Mỹ về gọi điện thăm tôi. Năm năm rồi chưa gặp, tôi nghe hình như giọng nói của anh có phần nhẹ nhàng hơn trước. Duy chỉ có bầu nhiệt huyết vẫn không suy giảm.

    Mới gặp nhau qua điện thoại, tôi đã rủ Mike đi dự hội nghị khoa học của ĐH Sư phạm Kỹ thuật ở Thủ Đức (TP.HCM). Mike nhận lời ngay khi nghe tôi nói "người Việt Nam hiện rất muốn nghe ở Mỹ, trường ĐH đào tạo SV thế nào để cung ứng cho nhu cầu xã hội. Ông hãy giúp cho hội nghị này bằng cách nói về hệ thống trường ĐH công của bang California (California State University) nơi ông đang tham gia công tác.

    Buổi chiều, tôi tranh thủ gặp và bàn thêm nội dung với Mike dưới góc cà phê Thiên Đường của khách sạn Rex. Mike nhận xét, "Mình về Sài Gòn lần này thấy có nhiều đổi thay cũng mừng. Nhưng gặp lại mấy đàn anh làm công tác giảng dạy ở ĐH giờ thấy ai cũng khác. Dường như mấy thầy thích nói về chuyện đất đai, xe hơi và gửi con đi học nước ngoài."

    Tôi giật mình nhìn lại Mike. Năm năm rồi anh ta vẫn thế. Lấy được bằng MBA rồi bỏ CalTech ra ngoài làm kinh doanh. Thấy nản, quay lại học chương trình tiến sĩ ở CSU. Nền kinh tế nước Mỹ quá lớn nên vòng quay tăng chậm. Năm năm ở Mỹ dường như chẳng thay đổi gì mấy. Nhất là sống trong môi trường giảng dạy và làm nghiên cứu khoa học, con đường lại càng gập ghềnh và chông gai hơn nữa. Tìm một sự đột biến không dễ.

    Nghe Mike nói, tôi cũng giật mình nhìn lại các trường ĐH trong nước. Hình như quá hiếm người lo làm nghiên cứu khoa học. Tạp chí Kinh tế Viễn Đông trích khảo sát của chuyên gia UNDP cho rằng, Việt Nam có nhiều người tài nhưng vẫn thiếu chuyên viên kỹ thuật công nghệ, thiếu tài năng sáng tạo và thiếu cán bộ làm nghiên cứu khoa học. Trong năm 2002, chỉ có hai công trình nộp đơn xin cấp bằng sáng chế quốc tế. Trường ĐH gắn kết rất ít với doanh nghiệp. Đào tạo một đằng, đi làm việc một nẻo.

    Tôi đồng ý với Mike. Mười năm trước, tôi đã chọn con đường giảng dạy ĐH để tìm cách phát huy vốn hiểu biết của mình được trau dồi ở nước ngoài cho SV trong nước.

    Cách đây vài năm, khi nhận thấy được sự què quặt của hệ thống ĐH, khi tích lũy đủ một khoản chi học phí, chính tôi cũng đã đồng ý cho con mình nghỉ học ở một trường ĐH công lập để theo học chương trình quốc tế của ĐH nước ngoài.

    Nhưng tôi cũng chưa đồng ý tất cả với Mike. Vẫn còn nhiều lắm nhà giáo tâm huyết với nghề, yêu thương học trò và đang sống với đồng lương đạm bạc.

    Hiệu trưởng của một trường ĐH tự hào khoe về trường của mình trước một số nhà giáo dục nước ngoài. "SV trường tôi, một "chọi" mười tám. Thậm chí còn giỏi hơn một số SV VN du học. Đa số con em ở vùng này, vì không thi đậu vào trường tôi mới xin cha mẹ cho du học!" Lý luận của vị hiệu trưởng khả kính này thật lạ. SV của ông ắt là những "viên ngọc quý" và trường của ông là "tháp ngà" chăng?

    Tỷ lệ đậu vào trường ĐH cả nước vào khoảng 20%. Vậy số HS còn lại làm gì? Không vào ĐH, liệu có đủ trường công nhân kỹ thuật đào tạo cho họ thành công nhân, hay lại đẩy họ vào đồng ruộng hoặc tiếp tục con đường luyện thi và trở thành đội quân thất nghiệp ẩn danh? Trong khi, ở các nước đang mở ra các trường CĐ cộng đồng để tạo thêm ngõ ngách cho giới trẻ - nhất là giới trẻ ở nông thôn - có lối đi vào ĐH thì ở Việt Nam, đang có phong trào "lên ĐH." Lên ĐH tốt chẳng sao, nhưng đội ngũ giảng viên từ đâu ra? Do đâu đào tạo? Hay lại tiếp tục "chạy sô", một lớp học năm chục thậm chí cả trên trăm SV như hiện nay?

    school@net (Theo http://vietnamnet.vn/giaoduc/2007/10/749333/)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.