Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 14
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 14
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93342170 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Bằng tiến sĩ sẽ kéo dài

    Ngày gửi bài: 16/01/2008
    Số lượt đọc: 2783

    ..."Các nước tiên tiến không hề coi Tiến sĩ là bằng cấp cao nhất rồi, tận cùng rồi không có gì cần học nữa, mà chỉ xem đó là điểm khởi đầu sự nghiệp của một nhà nghiên cứu. Nếu một Tiến sĩ sau 3 năm không khám phá ra được một cái gì mới thì người ta sẽ quên anh ta, và xem như anh không có mặt trong giới khoa học nữa”...

    Những động cơ nực cười của các Tiến sĩ tương lai

    Do quan niệm xã hội có những ngộ nhận như vậy nên việc làm Tiến sĩ được đẩy thành … phong trào. Bằng cấp được đánh giá cao trong “tiêu chuẩn hóa cán bộ”. Muốn được đề bạt phải có bằng cấp nhất định và càng nhiều bằng càng tốt.

    Có bằng để thăng quan tiến chức là một động lực thúc đẩy nhiều người đi học lên mà hoàn toàn không đếm xỉa đến mục đích của việc đào tạo.



    Có cái bằng tiến sĩ này, cái chức Giám đốc Sở không mình thì ai?


    Ví dụ ở một địa phương nào đó, một cán bộ Đoàn cấp tỉnh (chẳng hạn bí thư tỉnh đoàn, lại “có chân” trong Tỉnh ủy nữa), nhưng biết … lo xa. Ông ta nghĩ: Vài năm nữa, hết tuổi, mình chắc chắn phải chuyển ngành và bèn “thiết kế” sẵn đường công danh. Trước hết, lo vội cái bằng để tổ chức phải “nghĩ đến” bố trí một cương vị tương đương. Biện pháp phổ biến nhất (mà cũng dễ dàng nhất) là đi làm nghiên cứu sinh tại chức. Vài năm trôi qua. Khi cứng tuổi, không thể “cưa sừng làm nghé”, phải chuyển ngành. Thì đây: vừa lúc bỏ túi cái bằng Tiến sĩ. Tiêu chuẩn đã đầy đủ: cái chức Giám đốc ở Sở ấy, Sở nọ, không ông thì ai nữa.

    Nhiều người cho rằng việc thêm một Tiến sĩ ở trường hợp này (tất nhiên là kém chất lượng, vì “đương sự” vì mục đích đối phó nên sống chết cũng phải có bằng được cái học vị ấy) không phải lỗi ở “đương sự” mà lỗi ở cơ chế, do quá trọng bằng cấp, dựa vào bằng cấp làm chuẩn mực để bố trí chức vụ, tạo động cơ để người ta lao theo một định hướng cho trước nên cần được thông cảm. Họ cũng có lý. Song khi xây dựng quy chế “tiêu chuẩn hóa” để sàng lọc, đánh giá cán bộ, chắc những nhà tổ chức cũng không biết làm gì hơn. Hàng nghìn năm xưa đã thế rồi mà!

    Một biểu hiện khác là có bằng chỉ … để giải quyết khâu oai, mà thủ phạm là thói hám danh cũng không ít người. Cương vị đã có và cũng chẳng lấp ló mối đe dọa “mất chức” nào, tuổi lại ngấp nghé về hưu nên khó lòng dùng bằng cấp như một bàn đạp để “phóng” tới chức vụ cao hơn, thế nhưng họ vẫn “bớt chút thời gian vàng ngọc” đi làm tiến sĩ. Người bình thường lấy được mảnh bằng đã quá dễ (xem Vietimes ngày 14/11/2007), huống hồ họ thì thầy phải nể, châm chước hoặc bỏ qua nhiều thứ thủ tục “không cần thiết”, nên … chẳng tội gì không làm.

    Tôi từng thấy một vị lãnh đạo cấp khá cao, bận trăm công nghìn việc trong công tác quản lý mà chỉ trong vài ba năm “tại chức”, cơ quan chưa hết ngạc nhiên vì vị ấy chẳng biết lấy đâu ra tấm bằng Thạc sĩ thì lại bàng hoàng hơn khi thấy ông ta sai nhân viên in lại danh thiếp kèm hai chữ Tiến sĩ.

    Mà làm nghiên cứu sinh, thì các vị thiếu gì người để … sai bảo. Giáo sư Tương Lai đã từng kể: Một cán bộ lãnh đạo đưa bản luận án của mình cho thầy đọc trước, dặn dò : “Thầy cứ góp ý thoải mái. Tôi bảo thư ký của tôi nó viết lại theo đúng ý thầy!”. Bản luận án mà trên danh nghĩa ông là tác giả ông chưa đọc cũng nên!

    Bởi thế mới có chuyện ở một thành phố lớn nọ, cách đây khoảng 10 năm. Chủ tịch thì có bằng Tiến sĩ rồi, thành phố có 4 huyện ngoại thành. Ba phó chủ tịch đều đồng thời tranh thủ làm tiến sĩ tại chức. Một ông chọn đề tài “Chuyển đổi cơ cấu sản xuất huyện A”, ông thứ hai dành đề tài ấy cho huyện B, ông thứ ba – huyện C. Đến ngày đến tháng, cả ban lãnh đạo Ủy ban đều được “tiến sĩ hóa”. Chẳng biết có người dân nào mừng và tự hào không, nhưng nhiều người ngao ngán: Chuyện như đùa ấy lại là sự thật 100% ở thời đại này.

    Bây giờ cả 4 tiến sĩ đều về hưu. Cái danh Tiến sĩ dùng được … hơi bị ngắn và phí. Lúc này trong vai trò Chủ nhiệm Câu lạc bộ thơ của phường nó không mấy đắc dụng lắm. Các “thi hữu” trong phường tuy mang tiếng “thơ tổ hưu” cũng biết thơ hay thơ dở và chẳng lưu ý đến cái danh Tiến sĩ làm gì.

    Có người bào chữa: “Các vị ấy làm nghiên cứu sinh chỉ là ham học thôi, chứ đâu màng danh lợi. Chúng tôi xin đặt câu hỏi: Nếu sau đó không hãnh diện nhận tấm bằng, các vị có “chịu khó” đi học và cạy cục nhờ người viết luận án không?

    Mảnh bằng có sự mê hoặc khủng khiếp. Chẳng thế, một VIP đang lên như diều vẫn bị nó “ám”, đến nỗi làm chuyện mập mờ trong khi thi tuyển “đầu vào”, phải làm biên bản và chuyển ngành để khỏi làm tấm gương cho các bậc đàn em.

    Chưa hết. Không nói tầng lớp có quyền có chức làm Tiến sĩ để leo cao hơn hoặc để lấy chữ TS làm vẻ vang cho dòng họ, nhiều khi ngay ở giới trẻ cũng xảy ra lắm chuyện tức cười. Một giáo sư than phiền:

    - Năm nay mình mất mùa cao học. Bởi Trường vừa giao cho mình một bọn sinh viên dốt nhất ở vài khóa trở lại đây. Chúng nó tốt nghiệp rồi, xin đi đâu cũng không nhận. Công ty tư nhân họ cũng khôn ra trò. Gia đình lại khá giả, “bắt” chúng nó phải học lên cho có bằng cấp. Mà bọn ấy, khoản ăn chơi thì khỏi nói, còn học thì … có bổ đầu chúng ta mà nhét chứ cũng không vào.

    Vậy là thêm một động cơ để người ta học cao học và làm nghiên cứu sinh nữa: thất nghiệp.

    Hãy để Tiến sĩ làm đúng chức năng Tiến sĩ

    Đối với người nước ngoài, vốn trọng thực chất hơn danh hiệu coi văn bằng Tiến sĩ không phải là một cái gì ghê gớm lắm. Người đăng ký học sau Đại học, làm Tiến sĩ có mục đích rất rõ ràng: Đam mê khám phá, theo đuổi việc nghiên cứu, để có những phát minh hoặc những quy trình công nghệ biến thành sản phẩm cụ thể phục vụ cuộc sống hoặc làm phong phú cho kho tàng kiến thức của nhân loại về khoa học kỹ thuật và khoa học xã hội - nhân văn.



    Cái này chỉ đem về Việt Nam lòe được thôi.


    Họ không hề coi Tiến sĩ là bằng cấp cao nhất rồi, tận cùng rồi không có gì cần học nữa, mà chỉ xem đó là điểm khởi đầu sự nghiệp của một nhà nghiên cứu. “Nếu một Tíến sĩ sau 3 năm không khám phá ra được một cái gì mới thì người ta sẽ quên anh ta , và xem như anh không có mặt trong giới khoa học nữa”, Tôi đọc những dòng này trên blog của một người đang học ở nước ngoài, lấy nickname là Hibou.

    Học vị Tiến sĩ không hề là một sự bảo dảm công ăn việc làm, mà ngược lại - đây là một thực tế ở các nước - họ khó xin việc hơn những người chỉ có bằng cử nhân vì khi tiếp nhận, nhà tuyển dụng luôn luôn cân nhắc mình cần phải “khai thác” anh ta như thế nào cho đáng đồng tiền bát gạo.

    Blogger Hibou có thuật lại lời tâm sự một nghiên cứu sinh ta đang làm luận án ở đó: “Bằng tiến sĩ chỉ đem về Việt Nam loè được thôi, ở đây chẳng làm được cái gì cả”. Một giáo sư Việt kiều kể: Ở phương Tây, người ta chỉ giới thiệu là Tiến sĩ ở bối cảnh thích hợp. Nếu lúc bình thường mà luôn mồm “Thưa Tiến sĩ” người ta sẽ coi là bị mỉa mai, chế giễu. Theo quan niệm của họ, người đăng ký học lên Tiến sĩ, là một sự tình nguyện … dấn thân cho những đam mê của mình, vì như cảnh báo trước, làm tiến sĩ đồng nghĩa với sự chấp nhận một sự cố gắng đặc biệt với 4 hoặc 5 năm hy sinh những thú vui trong sinh hoạt, lao động cật lực, đến “trầy vi tróc vảy” trong một lĩnh vực hoàn toàn mới, chờ mình khai phá. Tôi rất tâm đắc với hệ thống đào tạo sau đại học ở Liên bang Nga hiện nay: học vị nhận được sau 3 năm nghiên cứu (có luận án hẳn hoi) của một người tốt nghiệp ĐH (thường phải là xuất sắc, gọi là bằng đỏ) chỉ gọi là Candidate of Science, mà trước đây chúng ta dịch là Phó Tiến sĩ, hàm ý một người đã trở thành “ứng viên”, “người dự bị” (nghĩa chính của từ Candidate) để bước vào sự nghiệp nghiên cứu, chứ chưa phải là một tấm bằng để mang ra trưng. Còn đã là Tiến sĩ thì được coi như bác học rồi. Tiếc rằng, chủ trương của Nhà nước ta từ năm 1995 đã đổi tên học vị Phó tiến sĩ của những người làm nghiên cứu sinh tại những nước XHCN hoặc ở nước ta khi mới đào tạo hệ sau đại học thành Tiến sĩ và hồi đó rất nhiều người mừng rỡ rằng chỉ sau một đêm ngủ dậy, mình đã từ Phó tiến sĩ trở thành Tiến sĩ rồi. Xin kể một câu chuyện này để thấy việc sử dụng Tiến sĩ ở nước ngoài: Chị bạn tôi – dược sĩ V.K.D – vốn là giảng viên ĐH Dược Hà Nội. Năm 1996, chị được đi thực tập ở Hà Lan. Chị xin ở lại “cư trú chính trị” và vẫn được làm việc ở Phòng thí nghiệm tại Leyden. Chị cố gắng phấn đấu và tại đó chị đã đạt được bằng Tiến sĩ. Mọi người nồng nhiệt chúc mừng nhưng sau đó …

    Ông Trưởng phòng nhân sự của Trường mời chị lên. Ông thông báo: Nhà trường – cụ thể là tại nhóm đề tài chị đang làm không có nhu cầu có thêm một Tiến sĩ. Ông đề nghị chị đi tìm việc ở một nơi khác. Chị phải lặn lội đến vài nơi, nhưng không nơi nào có nhu cầu. Chị quay trở về Trường cũ, tình nguyện làm công việc cũ, mức lương cũ nhưng ông Trưởng phòng kia kêu lên: “Chết nỗi, chúng tôi đâu có quyền làm thế. Đã có quy định của nhà nước cho từng học vị. Nếu cơ quan thanh tra lao động sờ đến thì chết chúng tôi”.

    Bảo vệ xong bằng Tiến sĩ, chi V.K.D đã thất nghiệp. Không tìm được việc làm, chị hiện sống bằng trợ cấp an sinh xã hội, thỉnh thoảng trợ giảng tiếng Việt cho một ông giáo sư người Hoa dạy ở Trường ĐH này. Chị tự trách mình, cứ tưởng học vấn cao lên một bậc thì được trọng vọng hơn, được chào đón hơn, lương bổng khá hơn. Nào ngờ …

    Sai lầm của chị là vì … quan niệm từ nhà mang sang.

    Bộ Giáo dục – Đào tạo đã lựa chọn chấn chỉnh khâu đào tạo sau đại học làm bước đột phá trong việc cải tổ nền giáo dục ở nước ta. Điều này hoàn toàn đúng. Việc đào tạo Tiến sĩ cần phải thay đổi nhiều, ở hầu hết các khâu. Các tiêu cực phải được xử lý, nhưng từ những phân tích nêu trên chúng tôi đề nghị:

    Nhận định lại về mục tiêu đào tạo tiến sĩ. Phân biệt mục tiêu đào tạo cán bộ nghiên cứu và quản lý. Một cán bộ nghiên cứu tốt chưa chắc làm quản lý đã tốt vì quản lý đòi hỏi khả năng tập hợp, tổ chức, phát hiện những nhân tố đúng và có quyết định chính xác, kịp thời. Không dùng tấm bằng Tiến sĩ để làm tiêu chuẩn đề bạt các bộ lãnh đạo (Như vậy hàng năm đã gạt bỏ được khá nhiều ứng viên làm nghiên cứu sinh).

    Trong tuyển chọn nghiên cứu sinh, cần có quy chế rất rõ ràng. Chỉ nhận đúng đối tượng, những người hiểu rõ mình làm nghiên cứu sinh để làm gì và dự kiến làm công tác gì sau khi bảo vệ bằng Tiến sĩ. Hạn chế tối đa hoặc bỏ hẳn việc làm Tiến sĩ tại chức (trừ trường hợp việc nghiên cứu ấy trùng hợp với việc làm thường ngày của nghiên cứu sinh).

    Các nhà lãnh đạo quá bận rộn “trăm công nghìn việc” khoan nghĩ đế việc “lấy” thêm một tấm bằng Tiến sĩ cho mình, nều như không có ý định sau khi rời khỏi chức vụ, trở lại với công việc nghiên cứu hoặc giảng dạy.

    Tôi tò mò xem lại tiểu sử các nhà lãnh đạo trong chính phủ thì thấy trong số 26 vị, từ Phó Chủ tịch nước đến các Bộ trưởng, có 16 vị có bằng sau đại học (13 Tiến sĩ và 3 thạc sĩ). Có thể coi Chính phủ Việt Nam là một chính phủ trí thức nhất thế giới. Tôi tuyệt nhiên không nghi ngờ cách tuyển chọn của Ban Tổ chức Trung ương và tấm bằng của các vị. Chỉ thấy tiếc rằng chúng ta hơi lãng phí các nhà nghiên cứu đỉnh cao.

    Trong cuộc họp Quốc hội vừa qua, khi trả lời chất vấn liên quan đến việc đào tạo Tiến sĩ, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho biết: “Quy chế đào tạo Tiến sĩ mới nêu rõ: Luận văn Tiến sĩ phải có cái mới về khoa học. Không có là không làm được”. Đây là một tiêu chuẩn - các nước đều thế - nhưng quả là rất khó cho nhiều người.

    Để kết luận, chúng tôi một lần nữa xin trích lời của ông Nguyễn Thiện Nhân: “Sắp tới chúng tôi sẽ khắt khe với việc này (tức việc đào tạo Tiến sĩ). Chúng tôi cũng kêu gọi những ai không định nghiên cứu để có cái mới trong khoa học, xin đừng làm tiến sĩ, đừng lãng phí thời gian của mình và người khác”. Hy vọng điều này sẽ được thực hiện nghiêm túc.

    school@net (Theo http://www.vietimes.com.vn/vn/chuyende/4232/index.viet)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.