Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 8
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 8
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93324033 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Sách giáo khoa Ngữ văn giống nhau nhưng...chẳng giống ai!

    Ngày gửi bài: 13/03/2008
    Số lượt đọc: 2966

    Ngô Quyền bắt sống hay giết Lưu Hoàng Thao? Sông Bạch Đằng ở đâu?... Với những câu hỏi đơn giản này nhưng hai cuốn Ngữ văn 10 lại có những "đáp án" không trùng nhau.

    Trong bài viết này, VietNamNet giới thiệu bài viết của độc giả Văn Hiến chỉ ra những điều mà ông thấy chưa hợp lý trong sách Ngữ văn 10 – (NXB Giáo dục, 2006).

    Đối chiếu Ngữ văn 10 (ban cơ bản) và Ngữ văn 10 (nâng cao), NXB Giáo dục - 2006, người sử dụng nhận ra quá nhiều bất cập. Khó có thể phân biệt tính cơ bản và nâng cao nhưng dễ phát hiện sai sót, tùy tiện, cẩu thả của người làm sách mà bài Bạch Đằng giang phú (Trương Hán Siêu) là một ví dụ.

    Những giới thiệu mơ hồ về Trương Hán Siêu

    Văn học 10 (hợp nhất 2000) viết “Trương Hán Siêu… người xã Phúc Thành… nay là xã Phúc Am huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình…” Ngữ văn 10 sửa được sai sót trên nhưng lại lệch nhau. Ngữ văn 10 (cơ bản) viết “Trương Hán Siêu người huyện Yên Ninh…” (trang 3) còn Ngữ văn 10 (nâng cao) thì khẳng định: “Trương Hán Siêu quê ở… phủ Yên Khánh…”.

    Theo chúng tôi, giáo viên chỉ cần giới thiệu: Trương Hán Siêu người làng Phúc Am - nay thuộc thành phố Ninh Bình. Sách nâng cao có thể thêm chi tiết ông thích sống với non nước Dục Thuý – một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của quê hương…

    Ngữ văn 10 ban cơ bản sa vào thống kê chức tước của Trương Hán Siêu qua 4 triều vua. Các chức này người soạn cũng không nhớ nổi; học sinh chẳng biết chức ấy cao thấp ra sao.

    Về vấn đề trên, Ngữ văn 10 (nâng cao) ngắn gọn hơn. Nhưng cả hai đều có những chi tiết không rõ ràng (các vua Trần rất kính trọng, “thường gọi ông là “thầy” ; “môn khách (khách trong nhà)…”). Thực ra thì có tài liệu chỉ rõ Trương Hán Siêu: “làm thầy vua Hiến Tông và Dụ Tông”. Hai vị này, gọi ông bằng thầy “mà không gọi trực tiếp tên.”

    Cuộc đời Trương Hán Siêu cần được giới thiệu ngắn gọn. Nhưng viết “khi mất, ông được vua tặng tước Thái bảo, Thái phó” là không chính xác, khó hiểu.

    Theo Lịch triều hiến chương loại chí thì khi mất (1354), ông được truy tặng tước Thái bảo; mãi đến năm 1363, Trương Hán Siêu mới được truy tặng Thái phó (hai tước dành cho Đại thần, sau Thái sư). Cả hai cuốn sách đều chưa nhấn mạnh sự nghiệp văn thơ của Trương Hán Siêu. Vì thế, thay vào các tác phẩm viết về sông Bạch Đằng, nên nêu tên các tác phẩm của Trương Hán Siêu.

    Ngô Quyền bắt sống hay giết Lưu Hoằng Thao?

    Sự khác biệt giữa hai bài viết có lẽ chỉ là chỗ cùng một nội dung nhưng sách này thì trình bày ở phần tiểu dẫn, sách kia ở mục chú thích.

    Theo sách nâng cao, tại sông Bạch Đằng, “quân dân ta đã hai lần chiến thắng quân xâm lược phương Bắc… Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán, bắt sống Lưu Hoằng Thao (có tài liệu ghi là Lưu Hoàng Tháo) – con trai vua Nam Hán…”.

    Ngược lại sách cơ bản lại khẳng định: “Ngô Quyền… giết Lưu Hoằng Thao”.

    Xin trích dẫn một tư liệu để thấy hai đoạn văn trên đều sai ở những chừng mực khác nhau: “Quân Nam Hán thua chạy, còn Lưu Hoàng Tháo bỏ mạng cùng với quá nửa quân sĩ. Nghe tin, Vua Nam Hải - đang cầm quân tiếp ứng đóng ở biên giới, đành "thương khóc thu nhặt quân còn lại mà rút lui". (Đại Việt sử kí toàn thư).

    Nhân vật khách là ai?

    “Khách: ở đây là tác giả” (Ngữ văn 10 – nâng cao); “Khách ở đây có thể là tác giả tự xưng (Ngữ văn 10 - cơ bản ). Hai nhận xét trên rõ ràng là khác nhau. Ai cũng biết trong nguyên tác và bản dịch, đều nhắc đến từ “khách” hai lần. “Khách hữu” (có người khách) chỉ hiểu là tác giả thì có phần chưa thuyết phục. Tác giả không thể trực tiếp :

    Sớm gõ thuyền chừ Nguyên, Tương

    Chiều lần thăm chừ Vũ Huyệt

    Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt

    Nơi có người đi, đâu là chẳng biết…


    Phải chăng sự hiểu biết kia có được là qua thơ văn? Các địa danh Trung Quốc trong bài phú chỉ là các danh thắng và di tích lịch sử Trung Quốc thời cổ mà Tư Mã Thiên đã đến tận nơi xem xét, nghiên cứu để viết Sử kí. Vì thế ở đầu bài, khách có thể là Tử Trường, là khách tiêu dao phiếm chỉ nào đó… Chín dòng đầu nhằm luận bàn về thú tiêu dao. Từ câu “Bèn giữa dòng chừ buông chèo” nhân vật khách – tác giả mới xuất hiện trực tiếp dưới các dạng thức khác nhau (xưng ta, khách, hoặc ẩn chủ ngữ).

    Sông Bạch Đằng ở đâu?

    Cả hai sách đều nhìn Bạch Đằng qua con mắt địa lí, lịch sử nhưng không chính xác.

    Đối chiếu câu: “Sông Bạch Đằng: đoạn sông Kinh Thầy đổ ra biển Đông nằm giữa Quảng Ninh và Hải Phòng” (Ngữ văn 10 nâng cao) với “Bạch Đằng là một sông đổ ra biển thuộc Quảng Ninh, phía gần Thuỷ Nguyên, Hải Phòng” (Ngữ văn 10 – cơ bản), học trò đều hỏi sách nào đúng? Cùng là số lần “chiến thắng quân xâm lược phương Bắc…”, sách thì nói “hai”, sách lại nói “nhiều”!

    Nhầm phú là thơ

    Trong khi giáo viên lưu ý đừng nhầm phú với thơ thì học sinh chỉ ra trong phần “Tri thức đọc - hiểu” (trang 9), Ngữ văn 10 (nâng cao) viết “câu thơ có xen tiếng chừ (ví dụ: Gõ thuyền chừ Nguyên, Tương – Chiều lần thăm chừ Vũ Huyệt)”. Người soạn còn nhầm khi phân tích ý nghĩa biểu cảm của từ “chừ” trong bản dịch mà quên rằng nó không có trong nguyên bản (Triều kiết huyền hề Nguyên Tương, Mộ u thám hề Vũ Huyệt).

    Từ các suy nghĩ trên, nhiều thầy cô giáo đồng tình với Giáo sư Nguyễn Lân Dũng : “Sách giáo khoa của ta chẳng giống ai”. Với sách giáo khoa văn còn phải thêm “chẳng giống ai mà giống nhau – bài viết của người soạn sau cơ bản giống người soạn trước và còn nhiều cái sai”. Phải chăng ở một số bài, chỉ cần thay đổi ít câu - ít chữ thì giáo khoa cũ thành giáo khoa mới?

    school@net (Theo http://vietnamnet.vn/giaoduc/2008/01/766634/)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.