Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 7
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 7
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93335169 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    ĐS Mỹ: 3 cách tiếp cận giải quyết khủng hoảng giáo dục

    Ngày gửi bài: 01/10/2008
    Số lượt đọc: 2607

    Đại sứ Mỹ khẳng định Mỹ muốn giúp VN phát triển và cải cách hệ thống giáo dục đang khủng hoảng. Cuộc thảo luận đầu tiên của nhóm đặc trách giáo dục Việt - Mỹ hôm nay 22/9 là một bước đi tốt.

    Tuần Việt Nam trao đổi với Đại sứ Mỹ Michael Michalak về hợp tác giáo dục Việt - Mỹ nhân phiên làm việc đầu tiên của nhóm đặc trách hợp tác giáo dục Việt - Mỹ họp tại Hà Nội.

    Mỹ muốn giúp cải cách hệ thống giáo dục VN

    Đại sứ Michael Michalak: VN có tiềm năng to lớn nhưng VN và người Việt Namcần công cụ để thực sự nhận diện tiềm năng của mình. Giáo dục là một công cụ đầy sức mạnh cho VN mà chúng tôi có thể giúp VN phát triển. Tôi muốn làm hết sức mình để giúp VN phát triển và cải cách hệ thống giáo dục của các bạn, đuổi kịp sự phát triển nhanh chóng về kinh tế.

    - Ông đã đặt giáo dục như một ưu tiên trong nhiệm kỳ làm Đại sứ tại VN. Có vẻ như đó là bước đi rõ ràng không thể khác khi mà hợp tác về kinh tế và chính trị đã phát triển cao?

    Đó là cách tiếp cận hay. Chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến Washingtonlà một bước chuyển trong quan hệ hai nước. Bên cạnh nội dung kinh tế thương mại, chúng tôi đã dành nhiều thời gian để trao đổi về giáo dục, ký bản ghi nhớ về giáo dục, thảo luận về biến đổi khí hậu, an ninh, xây dựng đối thoại chính trị - an ninh sẽ diễn ra vào đầu tháng 10 và đối thoại về quy hoạch/kế hoạch sẽ tiến hành vào cuối tháng 10.

    Nhìn chung, hai nước đã mở rộng quan hệ đáng kể, và giáo dục là một phần quan trọng trong sự mở rộng và đào sâu quan hệ đó.

    - Trong thời gian một năm vừa qua, điều gì khiến ông hài lòng cũng như chưa hài lòng về sự hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực giáo dục?

    Điều khiến tôi hài lòng nhất là số visa được cấp cho sinh viên VN sang Mỹ học đã tăng 73% trong năm qua.

    Chúng ta cần phải tiến nhanh hơn trong lĩnh vực giáo dục, giống như việc cần làm visa nhanh hơn. Cần bắt đầu thảo luận và đưa ra lộ trình nhờ đấy thúc đẩy hợp tác giáo dục hai bên, tăng cường hợp tác giữa các trường đại học hai nước và góp phần triển khai cải cách hệ thống giáo dục Việt Nam.

    - Ông có thể nói rõ hơn về lộ trình mà ông mong muốn được nhìn thấy?

    Ngày 22/9, nhóm đặc trách về giáo dục giữa hai nước sẽ nhóm họp lần đầu tiên. Tôi sẽ còn phải ngồi xuống thảo luận cùng các thành viên chính phủ Mỹ và chính phủ Việt Nam.

    Điều tôi muốn nhìn thấy là hai bên sẽ xác định rõ công việc mà chính phủ mỗi nước làm để tạo thuận lợi cho hợp tác giữa các trường ĐH hai nước.

    Tôi cũng muốn được thấy một trường ĐH kiểu Mỹ tại VN. Đó là những mục tiêu khó khăn để có thể đạt tới, đặc biệt với hai nền giáo dục có sự khác biệt lớn trong hệ thống.

    Nhóm đặc trách sẽ xem xét các vấn đề này và tìm ra câu trả lời tốt nhất. Nhóm đặc trách sẽ hoàn thành mục tiêu đầu tiên vào tháng Giêng/2009, nhưng tôi hy vọng sau đó nhóm sẽ tiếp tục làm việc về các vấn đề mà chưa đạt được kết quả vào tháng Giêng.

    - Hai nước muốn tiến nhanh hơn. Vậy có điểm gì khó khăn từ phía VN?

    Tôi không biết. Chúng tôi chỉ mới bắt đầu làm việc cùng nhau. Điều chúng tôi thường trao đổi là cải cách hệ thống quy định. Hệ thống các quy định hiện đã cũ, lỗi thời, không đáp ứng được yêu cầu về một hệ thống giáo dục hiện đại, do đó, cần có những thay đổi trong hệ thống quy định, và môi trường luật pháp của VN.

    Bất cứ khi nào bạn muốn thay đổi luật, bạn cũng cần nhiều thời gian. Tôi hy vọng mọi người có lòng tin, quyết tâm, năng lượng, và quyết định đó là những điều chúng ta muốn, hãy bắt tay vào làm nó, thay vì chỉ nói về nó, năm này qua năm khác. Hãy ra ngoài và biến nó thành sự thật.

    3 cách tiếp cận để giải quyết khủng hoảng giáo dục

    - Hiện nay, nhân lực được xem là nút thắt cổ chai cho phát triển của VN với một nền giáo dục đang trong khủng hoảng. Theo ông trong bao lâu VN có thể cải thiện hệ thống giáo dục, đáp ứng được yêu cầu nhân lực hiện nay nếu không muốn bị tụt hậu?

    Chắc chắn VN phải làm nhanh hơn. Khi nhìn quanh, so sánh hệ thống giáo dục VN với hệ thống của Thái Lan, Singapore, Philippine, rõ ràng VN không tốt bằng.

    Nhìn vào các bài viết, nghiên cứu của sinh viên tốt nghiệp hoặc các giáo sư được xuất bản trên các tạp chí quốc tế, thì VN hầu như vắng mặt trong vòng 4-5 năm qua. Cuộc khủng hoảng hệ thống giáo dục VN là nghiêm trọng và chúng ta cần phải đưa VN ra khỏi tình hình đó ngay lập tức.

    Về nhân lực, cần giải quyết giáo dục với các cách tiếp cận khác nhau. Trước hết, đây là một tiến trình lâu dài, phát triển những trường ĐH, và sau ĐH, cung cấp những người suy nghĩ, nhà chiến lược (thinker) và lãnh đạo chính phủ mà VN đang rất cần. Điều này sẽ mất nhiều năm. 4 năm ĐH, 2-4 năm sau đại học, nghĩa là sẽ phải mất 10 năm để có thể bắt đầu nhìn thấy kết quả của những gì chúng ta làm hôm nay.

    Cách tiếp cận thứ hai là phát triển giáo dục mang tính tập trung, có trọng điểm, hướng tới nghề nhất định. Các bạn có thể tiến hành việc này trong một vài năm, cung cấp cho mọi người dạng kỹ năng quản trị hay kĩ năng tài chính, CNTT... những kỹ năng mà một nền kinh tế hiện đại cần để có thể phát triển.

    Hiện nay không ít gia đình VN đã thuê các công ty dịch vụ tư vấn để lo các thủ tục visa sang Mỹ du học. Thực tế, ngoài Đại sứ quán và cơ quan lãnh sự, có bất kỳ tổ chức, DN nào có quyền chính thức cung cấp dịch vụ làm visa?

    Không. Tôi muốn cảnh báo mọi người về hiện tượng này. Có những DN đến gặp bạn và nói, hãy trả cho tôi 2500 USD, tôi sẽ lo visa cho bạn, thực ra đều là không đúng. Không DN nào có thể làm điều đó. Người duy nhất có thể được cấp visa là người đăng ký xin cấp. Đừng lãng phí tiền bạc của bạn vào các DN đó. Hãy tự đến, nói chuyện với nhân viên lãnh sự, nắm được các yêu cầu, và làm những việc cần thiết theo hướng dẫn. Điều này không quá khó.

    Cách thứ ba là làm đồng thời cả hai cách trên. Ví dụ bắt đầu bằng đào tạo IT để cung cấp người lao động cho DN, nhưng buổi tối, bạn lên mạng, tiếp tục chương trình đào tạo rộng hơn, không chỉ cho công việc cụ thể đó.

    Tôi nghĩ đây là những cách mà cả Chính phủ và xã hội VN đều cần biết khai thác, và các cách thức này đều có chỗ đứng trong hệ thống giáo dục VN.

    - VN đang thảo luận về sự tham gia của khu vực DN tư nhân vào hoạt động giáo dục, đặc biệt là giáo dục ĐH. Phía Mỹ có thể chia sẻ kinh nghiệm gì?

    Tôi hy vọng nhóm đặc trách sẽ thảo luận kỹ về vấn đề này.

    Ở Mỹ hầu hết các trường ĐH là tư nhân hóa, và tôi không nghĩ có trường nào nhận được trợ cấp của Chính phủ. Tôi thích hệ thống đó nhưng có thể nó không phù hợp với VN. Các bạn sẽ phải tự quyết định và lựa chọn hệ thống riêng.

    Hiện 3 nhóm muốn thành lập trường ĐH kiểu Mỹ ở VN đều đề xuất thành lập ĐH tư nhân. Tôi nghĩ VN cần thử các phương pháp khác nhau và quyết định phương pháp nào là phù hợp nhất.

    Xã hội góp nguồn lực và ý tưởng giải quyết bài toán nhân lực VN

    - Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Negroponte trong chuyến thăm tới VN mới đây đã nhấn mạnh các DN Mỹ muốn hợp tác với các trường ĐH VN để giải quyết bài toán nhân lực. Quan điểm của ông?

    Thứ trưởng Negroponte đã có khoảng thời gian tuyệt vời tại VN. Ông ấy vui lòng thấy sự kết nối của 2 nước trong vòng hơn 30 năm qua, và khi trở về Mỹ, hằng ngày trong rất nhiều cuộc gặp với các DN, những nhà làm chính sách của Mỹ, chủ đề giáo dục, chủ đề VN sẽ là điều ông có thể đặt ra với các đối tác trong thảo luận.

    Tôi tin ông ấy sẽ đề cập về việc các DN, nhà làm chính sách Mỹ cần nhìn nhận vấn đề, xem xét nó và tham gia vào giáo dục, kinh doanh ở VN. Ông ấy sẽ là một đại sứ tốt của VN ở Mỹ.

    - Hợp tác giữa DN nước ngoài với các trường ĐH trong nước chỉ giải quyết được trước mắt, nhưng về lâu dài, trách nhiệm vẫn phải thuộc về nhà nước, với một hệ thống giáo dục tốt đảm bảo cung cấp nhân lực theo yêu cầu cho phát triển của nền kinh tế và toàn xã hội?

    Nguồn nhân lực được cung cấp như thế nào là quyết định của VN và vì sự phát triển của VN, không phải là quyết định cho người nước ngoài. Nhưng người nước ngoài và DN nước ngoài có thể là một phần của chiến lược đó. Nhiều DN đã muốn xây dựng các trường đào tạo nghề như kế toán, quản lý tài chính... và họ có thể tham gia vào chiến lược giáo dục của nhà nước. Sau đó, các DN có thể tạo nền tảng, như lập ra các quỹ hỗ trợ giáo dục.

    Có nhiều cách để không chỉ DN mà các tổ chức, quỹ, NGOs... có thể tham gia. Các lực lượng khác nhau mang nguồn lực, ý tưởng đặt lên bàn và VN có thể thu lợi bằng cách lắng nghe và trao đổi.

    Mong sớm có lộ trình hợp tác giáo dục Việt - Mỹ

    - Ý tưởng về việc Mỹ giúp VN xây dựng trường ĐH đạt chuẩn quốc tế đã tiến hành như thế nào, thưa ông?

    Hiện có ít nhất 3 - 4 dự án khác nhau tôi được nghe đều muốn thiết lập trường ĐH tiêu chuẩn Mỹ ở VN. Tôi và nhóm đặc trách sẽ thảo luận xem chúng tôi có thể hỗ trợ các nhóm này như thế nào.

    - Liệu đã có một thời gian biểu cụ thể cho các mục tiêu mà hai nước dự kiến tiến hành hợp tác?

    VN hiện đang làm việc với WB và ADB trong khuôn khổ hai dự án giáo dục lớn, trong đó, VN có thể lựa chọn một vài trường ĐH, một số đối tác để cùng làm việc. Điều này sẽ được đặt ra trong thời gian biểu.

    Hy vọng, sẽ có cuộc họp báo ngay sau cuộc họp thông báo kết quả cuộc làm việc của nhóm đặc trách giáo dục và tôi hy vọng kết quả tốt tới mức chúng tôi có thể cung cấp một thời gian biểu cụ thể.

    Tôi quyết định học tiếng Việt bởi tôi cho rằng mỗi người cần phải giao tiếp với những người dân ở nước mà mình ở.

    Học ngôn ngữ vừa là cách tôi thể hiện sự đánh giá cao của mình với đất nước mình ở, vừa là công cụ tôi có thể sử dụng để tạo sự hiểu biết cũng như không khí thân thiện, thoải mái với những người đối thoại.

    Nhiều người Việt sẽ cảm thấy vui khi tôi có thể nói vài câu tiếng Việt, vì chí ít, tôi đã cố gắng, nhờ đó tạo nên những cuộc đối thoại thành công với người VN.

    Đó là ngôn ngữ khó nhất mà tôi từng học, bởi phát âm khó. Ngữ pháp và học từ không quá khó, nhưng học ngữ điệu và phát âm của các từ rất khó. Nếu như tôi mất ngữ điệu của các từ tiếng Trung cũng không vấn đề gì, vì mọi người hiểu tôi đang nói gì trong khi nếu mất ngữ điệu tiếng Việt, ý nghĩa hoàn toàn khác, và thường là rất xấu hổ.

    Trao đổi sinh viên: Thay đổi cách nhìn mặc định về hình ảnh quốc gia

    - Không chỉ SVVN sang Mỹ, liệu có một quy trình ngược lại, đưa SV Mỹ sang VN, để trao đổi và nghiên cứu. Đây là cơ hội để giới thiệu một hình ảnh mới về mỗi nước trong lòng nhân dân nước còn lại?

    Tôi không rõ về hình ảnh mới như thế nào, nhưng mọi người sẽ sàng lọc những ý tưởng về hình ảnh mà họ mang trong đầu. Mỗi người đều mang sẵn những hình ảnh mặc định về quốc gia và chỉ khi đến đây, họ sẽ xác nhận được hình ảnh đó đúng tới cỡ nào. Nhiều người sẽ thay đổi hình ảnh khi thăm tới Mỹ hoặc tới VN.

    - Những người Mỹ trẻ có còn mang ấn tượng VN là một cuộc chiến?

    Việt Nam không phải là một cuộc chiến. Cũng giống như ở VN, với hầu hết những sinh viên đang học và đã tốt nghiệp đều tự hỏi về cuộc chiến, về câu chuyện họ được đọc trong sách lịch sử. Con gái tôi liên tục hỏi tôi diều gì đã xảy ra trong cuộc chiến đó? Con gái tôi vẫn chưa có một kết luận.

    Người trẻ Mỹ đọc về VN và cuộc chiến qua sách, và khi họ thực sự tới VN, cuộc chiến đã là lịch sử. Như người VN thường nói, chúng ta đã đi qua những thăng trầm, nhưng luôn hướng về tương lai.

    Như Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ vừa thăm VN đã nói, khi nhìn vào tương lai hai nước, chúng ta có thể lạc quan. Hy vọng sẽ nhiều người Mỹ trẻ tới VN, để hiểu lịch sử, để thấy đất nước tươi đẹp này, cũng như rất nhiều cơ hội kinh tế phía trước và con người thì tuyệt vời. Với tôi, không có bất kỳ lí do không tốt nào cản trở họ tới VN.

    • X.Linh - P.Loan

     

     

    Họ và tên: Nguyễn Quang Thạch
    Địa chỉ:
    Email:sachchonongdan@gmail.com

    Con người tốt hay xấu đều do sản phẩm của giáo dục. Giáo dục bao hàm giáo dục của gia đinh, giáo dục dòng họ, giáo dục nhà trường... Nước Mỹ đã có một lãnh tụ vĩ đại và ước vọng của ông về giáo dục con người của ông cũng thật vĩ đại. Các thế hệ sau đó của ông đã làm được nhiều điều lớn lao vì họ đã hiểu được và thực hiện ước vọng của ông và họ đào tạo ra những con người ra con người. Chính vì lẽ đó mà nước Mỹ đã quần tụ được rất nhiều tài năng đến với họ và dĩ nhiên họ là cường quốc. Thiết nghĩ rằng, các nhà giáo dục Việt Nam nên đọc bức thư của Ngài Abraham Lincoln để học theo ông mà soạn chương trình giáo dục cho ra chương trình chứ đừng để thế hệ kế tiếp tồi như chúng tôi. Thư của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng ngôi trường nơi con trai ông theo học. Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này, rằng không phải tất cả mọi người đều công bằng, tất cả mọi người đều chân thật. Nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết cứ mỗi một kẻ vô lại ta gặp trên đường phố thì ở đâu đó sẽ có một con người chính trực; cứ mỗi một chính trị gia ích kỷ, ta sẽ có một nhà lãnh đạo tận tâm. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết; nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết rằng một đồng đôla kiếm được do công sức lao động của mình bỏ ra còn quý giá hơn nhiều so với năm đôla nhặt được trên hè phố... Xin thầy dạy cho cháu biết cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ. Xin dạy cháu biết được bí quyết của niềm vui chiến thắng thầm lặng. Dạy cho cháu biết được rằng những kẻ hay bắt nạt người khác nhất lại là những kẻ dễ bị đánh bại nhất... Xin hãy giúp cháu nhìn thấy thế giới kỳ diệu của sách... nhưng cũng cho cháu có đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn o­ng bay lượn trong ánh nắng và những bông hoa nở ngát bên đồi xanh. Xin giúp cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến đó hoàn toàn sai lầm... Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với những người hòa nhã và cứng rắn với những kẻ thô bạo. Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người đều chỉ biết chạy theo thời thế. Xin hãy dạy cho cháu biết phải lắng nghe tất cả mọi người những cũng xin thầy dạy cho cháu biết cần phải sàng lọc những gì nghe được qua một tấm lưới chân lý để cháu chỉ đón nhận những gì tốt đẹp... Xin hãy dạy cho cháu biết cách mỉm cười khi buồn bã, xin hãy dạy cháu biết rằng không có sự xấu hổ trong những giọt nước mắt. Xin hãy dạy cho cháu biết chế giễu những kẻ yểm thế và cẩn trọng trước sự ngọt ngào đầy cạm bẫy. Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất, nhưng không bao giờ cho phép ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình... Xin hãy dạy cho cháu ngoảnh tai làm ngơ trước một đám đông đang gào thét... và đứng thẳng người bảo vệ những gì cháu cho là đúng... Xin hãy đối xử dịu dàng với cháu nhưng đừng vuốt ve nuông chiều cháu bởi vì chỉ có sự thử thách của lửa mới tôi luyện nên được những thanh sắt cứng rắn. Xin hãy dạy cho cháu biết rằng cháu phải luôn có niềm tin tuyệt đối vào bản thân, bởi vì khi đó cháu sẽ luôn có niềm tin tuyệt đối vào nhân loại. Đây quả là một yêu cầu quá lớn, tôi biết, thưa thầy. Nhưng xin thầy cố gắng hết sức mình, nếu được vậy, con trai tôi quả thật là một cậu bé hạnh phúc và may mắn.

    School@net (Theo http://www.tuanvietnam.net/vn/sukiennonghomnay/4867/index.as)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.