Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 9
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 9
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93371316 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Cần một định nghĩa mới cho giáo dục

    Ngày gửi bài: 19/04/2010
    Số lượt đọc: 2724

    Trong cùng một số báo Tuổi Trẻ ngày 12-4-2010, chúng ta đọc được hai câu chuyện về giáo dục. Một là chuyện xứ ta khi một số trường THPT ở TP.HCM loại học sinh yếu để giữ vững thành tích. Hai là chuyện xứ người, đó là Phần Lan đạt được nhiều thành tựu giáo dục, đặc biệt là cách họ nâng cao cho học sinh yếu kém.

    Hai câu chuyện trái ngược đã phần nào cho thấy được lý do tại sao giáo dục xứ ta kém xa giáo dục xứ người.

    Nếu ai chịu khó đọc báo sẽ thấy khó có ngày nào không có một bài báo liên quan đến tiêu cực trong giáo dục Việt Nam. Thật sự đã đến lúc chúng ta cần định nghĩa lại về giáo dục Việt Nam, nếu không định nghĩa được cụ thể và hợp lý thì chúng ta sẽ tiếp tục quẩn quanh trong lối mòn bao lâu nay, và giáo dục nước nhà ngày càng đi xuống.

    Thưở trước, với nền tảng Khổng giáo, giáo dục của chúng ta là: “tiên học lễ, hậu học văn”. Giáo dục khi ấy chủ yếu tập trung dạy về thái độ hành xử, tiếp theo là các kinh thư sử lược. Nay có lẽ định nghĩa như thế sẽ không còn phù hợp, nhưng nếu thay đổi thì chúng ta phải thay đổi thế nào. Liệu giáo dục có phải chỉ để tạo ra học sinh giỏi? Cái này cũng không phải bởi chúng ta đang phải đối mặt với bệnh thành tích trầm kha và có hàng đàn “gà công nghiệp” trong các trường chuyên.

    Nhìn qua các nước có nền giáo dục phổ thông được cả thế giới đánh giá cao. Người ta không hề định nghĩa giáo dục đi kèm với những thành tích học tập này nọ mà giáo dục chính là giúp một con người tự hoàn thiện, tự phát triển lấy bản thân, làm việc họ cảm thấy phù hợp nhất và hiểu được cộng đồng xung quanh cần gì ở họ nhất.

    Ví dụ như tại Thụy Sĩ, học sinh tiểu học gần như chỉ học ngôn ngữ để hoàn thiện giao tiếp và biết về những khu vực xung quanh mình, biết về nơi mình sống, biết về đất nước mình để tự chọn cách phát triển. Cứ như thế, học sinh của họ có thể không sớm có những thành tích thi học sinh giỏi sáng chói, nhưng lại là những người đem lại sự chói sáng cho cả một quốc gia phát triển.

    Tất nhiên, trong một sớm một chiều chúng ta không thể có được một nền giáo dục phát triển như các quốc gia phát triển ấy. Nhưng nếu muốn có được thành tựu thì trước khi làm đúng phải nghĩ đúng. Bao năm qua, chúng ta vẫn chỉ nghĩ đơn thuần rằng “giáo dục là dạy học”, điều này không sai nhưng không thể xem đó là định nghĩa đúng của một nền giáo dục.

    Một quốc gia chỉ có thể phát triển khi nền giáo dục được định nghĩa rõ ràng, bởi kết quả “đầu ra” của giáo dục chính là chất lượng “đầu vào” trên con đường quốc gia ấy phát triển.

    NGÔ MINH TRÍ

    Bài đọc thêm

    Học ở nền giáo dục Phần Lan

    Triết lý giáo dục của Phần Lan là mọi học sinh đều có thể đóng góp trong lớp và không em nào bị bỏ lại phía sau. Ấn tượng hơn, theo Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), không như ở Hàn Quốc nơi các cậu trò nhỏ phải chịu áp lực học hành rất lớn, học sinh Phần Lan đi học ít nhất trong số các nước phát triển.

    Bộ Giáo dục Phần Lan luôn sẵn sàng bổ sung một giáo viên vào các bài giảng khó để giúp những em không theo kịp. Nữ Bộ trưởng Henna Virkkunen không giấu sự tự hào với thành tích của ngành mình, nhưng bà cho biết mục tiêu tiếp theo là các em học sinh xuất sắc.


    Bộ trưởng giáo dục Phần Lan Henna Virkkunen - Ảnh: italehti.fi

    “Hệ thống giáo dục Phần Lan hỗ trợ rất nhiều những em gặp khó khăn trong học hành, nhưng chúng tôi cũng phải chú ý hơn đến những em xuất sắc. Hiện giờ chúng tôi đang bắt đầu một dự án thử nghiệm cho các học sinh giỏi” - bà nói. Tuy nhiên, bà Virkkunen cũng cảnh báo mỗi nước cần tìm ra một hệ thống giáo dục thích hợp với điều kiện của mình, chứ không nên sao chép nguyên mẫu của Phần Lan vốn cũng chỉ là một hệ thống thích hợp nhất với điều kiện văn hóa và lịch sử của mình.

    Một chiến lược hữu hiệu khác được Bộ Giáo dục Phần Lan thực hiện là gộp chung các bậc tiểu học và trung học cơ sở, giúp học sinh không phải đổi trường khi còn nhỏ, tránh cho các em bị sốc vì phải làm quen với môi trường mới. Cô giáo Marjaana Arovaara-Heikkinen so sánh việc được liên tục dạy các học sinh trong vài năm liền ở lớp mình cũng “giống như tôi nuôi lớn chính những đứa con của mình vậy”.

    Cô chia sẻ: “Tôi nhận ra vấn đề của các em ngay từ khi các em còn nhỏ. Giờ đây sau năm năm, tôi vẫn biết rõ điều gì đã xảy ra trước kia và nhờ đó làm điều gì tốt nhất mà tôi có thể. Tôi luôn nói với các em rằng tôi cũng như một người mẹ của các em ở trường”.

    Các bậc phụ huynh tất nhiên đóng một vai trò quan trọng trong thành tích của con em họ ở trường. Thú vui đọc sách vốn rất phổ biến ở nhiều gia đình Phần Lan. Họ cũng liên lạc thường xuyên với thầy cô giáo. Tại đất nước Bắc Âu này, nghề giáo là một nghề cao quý, được trọng vọng và có quy trình tuyển lựa khắt khe.

    Báo The Nation của Thái Lan dẫn lời giáo sư Hannele Niemi cho biết hệ thống giáo dục Phần Lan đầu tư rất lớn cho các thầy cô giáo. Những sinh viên sư phạm được đào tạo không chỉ để trở thành những nhà giáo chuyên nghiệp, mà còn là những nhà tổ chức giáo dục. Họ có khả năng phát triển chương trình giảng dạy và nghề nghiệp riêng theo ý mình. Những bài dạy sao cho hấp dẫn và sinh động hơn là bắt buộc trong chương trình đào tạo các giáo viên tập sự.

    HẢI MINH (Theo BBC)

    Loại học sinh yếu vì bệnh thành tích

    TT - Chỉ vì thành tích đẹp, tỉ lệ tốt nghiệp THPT 100% mà nhiều trường đã tìm cách loại học sinh yếu kém ra khỏi trường mình, mặc cho những hệ quả nặng nề mà học sinh phải gánh chịu.

    Thực trạng nhức nhối trên diễn ra khi toàn ngành giáo dục đã bước vào năm thứ năm thực hiện cuộc vận động “nói không” với căn bệnh này!

    Chưa bước vào kỳ thi nhưng khá nhiều trường THPT đã tự tin về tỉ lệ tốt nghiệp 100% của mình. Sự tự tin đó bắt nguồn từ quá trình sàng lọc, lựa chọn học sinh khá giỏi, đồng thời loại những học sinh trung bình, yếu.

    Chuyện đã và đang đều đặn diễn ra ngay ở TP.HCM. Không ít học sinh (HS) chỉ trong ba năm học bậc THPT phải chuyển trường đến ba, bốn lần. Thậm chí đến đầu học kỳ hai của năm lớp 12, cả trăm HS vẫn còn mang hồ sơ đi tìm trường xin nhập học.

    Buộc phải ra đi

    Tiếp xúc với chúng tôi tại ngôi trường mới, K.K., “cựu” HS Trường QVSG, kể: “Nhà trường thỏa thuận với phụ huynh HS trung bình, hoặc tự rút hồ sơ, hoặc HS sẽ bị xếp vào lớp đặc biệt với học phí và lịch học dày gấp đôi bình thường nhằm tăng cường kiến thức đủ để thi đậu tốt nghiệp”. Đầu học kỳ hai vừa qua, nhà trường đưa ra kết quả K. có ba môn thi học kỳ một dưới điểm trung bình và đề nghị lựa chọn hai giải pháp trên. Mẹ của K. đành quyết định tự rút hồ sơ chuyển con đi trường khác.

    K. và gia đình mang hồ sơ đi rất nhiều trường nhưng thời điểm tháng 12-2009 các trường đều từ chối với lý do “không đủ thời gian ôn tập đảm bảo đậu tốt nghiệp”. Cuối cùng, K. được nhận vào Trường tư thục Hữu Hậu sau một bài kiểm tra học lực và tâm lý.

    K. tâm sự: “Chương trình học mỗi trường mỗi khác, giáo viên, bạn bè cũng khác và phải chuyển trường đột ngột trong thời gian ngắn nên em rất mất tinh thần và lo lắng về chuyện đậu tốt nghiệp. Sau kỳ họp phụ huynh cuối cùng, nhiều bạn trong lớp phải chuyển đi nhiều trường khác nhau. Có bạn chán nản đã về quê học bổ túc hoặc nghỉ học hẳn”. Trong ba năm học phổ thông tại TP.HCM, K. đã phải chuyển trường tới ba lần, học qua bốn trường khác nhau.

    Trong khi đó, T.Q., “cựu” HS Trường tư thục HĐ, kể: “Sau khi có kết quả cuối năm lớp 11, nhà trường họp và cho phụ huynh chọn lựa: hoặc là nhà trường sẽ tạo điều kiện về điểm số để giới thiệu qua một trường khác, hai là cho HS ở lại nhưng phụ huynh phải cam kết nếu trong ba tháng hè không tiến bộ hoặc vi phạm nội quy sẽ phải thôi học. Nhưng quy định về vi phạm nội quy rất mập mờ nên trong thời gian “thử thách” đó, nhiều bạn chỉ phạm lỗi nhẹ cũng buộc phải chuyển đi mà gia đình không thể kiện cáo gì”.

    Ám ảnh thành tích

    Chúng tôi đã tìm gặp hiệu trưởng một trường tư thục ở Q.Tân Phú, TP.HCM có sàng lọc kỹ HS. Ông thẳng thắn: "Từ đầu năm học này trường đã cho chuyển đi khoảng 20 HS học xong lớp 11 được dự đoán không đủ điều kiện tốt nghiệp THPT. Đây là nỗ lực để đưa tỉ lệ đậu tốt nghiệp từ 95% của năm trước lên cao hơn hoặc đạt 100% vào năm nay. Trên đà như vậy, trong 1 - 2 năm tới, trường sẽ nâng tiêu chuẩn đầu vào, chỉ tuyển HS khá, giỏi và không có HS rớt tốt nghiệp".

    Lãnh đạo một trường tư thục khác cũng ở Q.Tân Phú hé lộ bí quyết đạt tỉ lệ tốt nghiệp cao. Đó là sau kỳ tuyển lựa gắt gao vào mùa hè năm 2009, từ 12 lớp khối 11, chỉ lọc lại còn bảy lớp 12 “chất lượng”. Ngoài ra, nhà trường cũng xét học bạ để tuyển HS giỏi ở nơi khác về nhằm phấn đấu tăng tỉ lệ đỗ tốt nghiệp.

    Trên thực tế tỉ lệ đậu tốt nghiệp THPT là tiêu chí đầu tiên để phụ huynh chọn trường dân lập, tư thục cho con mình. Tỉ lệ cao thì khâu tuyển sinh của các trường mới thuận lợi. Vì vậy, việc chạy đua theo con số “100% đỗ tốt nghiệp” khiến các trường ngoài công lập phải gồng mình dạy, học, song song với việc lọc bớt những HS khó đậu tốt nghiệp.

    Hậu quả nặng nề

    Ở phía các trường tiếp nhận HS, ông Văn Đức Kim, hiệu trưởng Trường Hoàng Diệu (Q. Tân Bình), tâm tư: “Cứ tình hình các trường vì thành tích mà tìm cách chuyển những em yếu kém đi thì các em này sẽ chịu áp lực tâm lý hết sức nặng nề, mà kết quả học tập không được cải thiện. Theo tôi, đã là giáo dục thì không phân biệt đối xử”. Ở Trường Hoàng Diệu, chỉ tính riêng đầu học kỳ hai vừa qua đã nhận thêm 40 HS chuyển từ trường khác đến, trong đó gần một nửa là HS lớp 12.

    Hậu quả đáng lo ngại của việc sàng lọc sát sao không dừng lại ở chỗ xáo trộn sinh hoạt học tập của HS. Nhiều HS đã phải chuyển tới 2, 3 thậm chí 4 trường mới được vào học ổn định. Không ít HS đến năm lớp 12 hoặc đầu học kỳ hai - khi chỉ còn vài tháng là tới ngày thi, vẫn được đề nghị chuyển trường. Nhưng nguy hiểm hơn, vì đã yên tâm ở "đầu ra" nên nhiều trường không quan tâm nhiều đến đối tượng HS yếu kém hoặc cố tình "làm đẹp" hồ sơ để dễ chuyển trường.

    Ông Nguyễn Tuấn Hải (chủ Trường THPT tư thục Hữu Hậu, Q.Tân Bình) cho hay: “Có những HS lớp 12 vừa chuyển về trường chúng tôi không giải được toán lớp 10. Việc cho HS lên lớp “khống” hoặc nâng điểm số để dễ chuyển trường sẽ để lại một hệ quả là nhiều HS bị mất căn bản, lỗ hổng kiến thức ngày càng lớn”. Riêng đầu học kỳ hai này có khoảng 20 HS lớp 12 từ trường khác chuyển về Trường Hữu Hậu. Năm học 2008 - 2009 trường này cũng nhận khá nhiều HS chuyển về với học lực dưới trung bình, khiến tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT chỉ đạt 30,6%.

    Ba nhóm trường

    TP.HCM hiện có gần 70 trường phổ thông dân lập, tư thục. Kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT vài năm gần đây cũng dần chia các trường này thành ba nhóm. Nhóm một là các trường thuộc tốp chất lượng cao mà danh tiếng cũng như quy mô nhà trường cho phép đòi hỏi cao ở tiêu chuẩn đầu vào, hầu như họ chỉ nhận HS khá và giỏi với hạnh kiểm “sạch sẽ” để duy trì tỉ lệ đỗ tốt nghiệp 100%.

    Những trường tốp giữa, nếu nhận HS lớp 12 chuyển từ trường khác qua thì HS này phải đạt học lực khá, hạnh kiểm khá trở lên, còn HS các khối khác nếu học lực chưa tốt vẫn có thể nhận để... “từ từ đào tạo”.

    Riêng số trường ở tốp cuối có khả năng nhận tất cả HS ở mọi loại học lực, trừ HS hạnh kiểm yếu, nhưng số này chỉ đếm trên đầu ngón tay. Đó là những trường hoặc mới hoạt động, hoặc quy mô nhỏ, đang cần HS hoặc không lấy thành tích đỗ tốt nghiệp 100% làm mục tiêu phát triển.

    LƯU TRANG

    School@net (Theo http://tuoitre.vn/Ban-doc-viet/373185/Can-mot-dinh-nghia-moi)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.