Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 2
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 2
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93379372 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Những câu hỏi vì sao? (tiếp)

    Ngày gửi bài: 10/08/2010
    Số lượt đọc: 4834

    26- Vì sao ếch đực kêu rất to?

    Cũng giống như người, dây thanh của ếch ở trong khoang hầu. Không khí từ phổi lùa nhanh qua, làm rung dây thanh, phát ra tiếng kêu. Riêng ếch đực còn có đôi túi kêu ở hai bên hầu. Khi nó kêu, túi hai này phình ra phía ngoài, khiến âm thanh càng thêm vang dội.

    Ếch là một trong rất ít những động vật thực sự kêu bằng dây thanh.

    Thanh âm và điệu của các loài ếch không giống nhau. Nếu có kinh nghiệm, bạn có thể đoán biết loài ếch nào đang kêu dựa vào thanh âm của chúng.

    Trong hoàn cảnh nào thì ếch kêu? Khi chúng bị kẻ địch (như rắn) tấn công, ếch kêu dồn dập. Nếu ta dùng ngón trỏ ấn vào lưng, hoặc cầm chặt hai bên thân, ếch cũng kêu. Mỗi lần ép, ếch kêu một tiếng. Nhiều con chen chúc nhau một chỗ, thúc vào nhau, chúng cũng kêu.

    Mùa hè, sau cơn mưa, ếch kêu râm ran như giàn đồng ca. Thì ra đó là tiếng gọi của tình yêu! Con cái nghe thấy tiếng kêu của con đực liền đến gần để giao phối. Thời kỳ sinh sản liên quan mật thiết với nhiệt độ. Miền nam mùa xuân đến sớm hơn miền bắc, nên thời kỳ đẻ trứng của ếch ở đây cũng sớm hơn.
    Chỗ nước nông, ấm, ánh sáng đầy đủ, là nơi ếch đẻ trứng nhiều nhất.

    27- Vì sao cây dại có khả năng chống bệnh cao?


    Cây nho trồng hay mắc bệnh đốm lá.

    Cây dại thường sống trên đồng ruộng hoặc ở những nơi đất hoang hoá. Chúng có thân thấp, cành lá nhỏ, quả bé và chua. Nhìn bề ngoài, chúng có vẻ xấu xí hơn cây trồng, nhưng các nhà khoa học gây tạo giống lại rất cảm tình với chúng. Lý do là chúng có khả năng chống bệnh cao hơn hẳn cây trồng.

    Đặc tính này cho ta biết cây có khả năng thích nghi với điều kiện ngoại cảnh bất lợi cho sự sống hay không.Ví dụ, trong cùng một hoàn cảnh, khả năng chống bệnh đốm lá của cây nho dại cao hơn hẳn so với cây nho trồng: Trong khi phiến lá cây nho trồng đầy những đốm đen (một dạng nấm) thì lá cây nho dại như nho gai, nho lông... lại hầu như không có đốm đen. Vì sao vậy? Đơn giản vì cây nho dại mọc lên không được người quan tâm chăm sóc, lại bị nhiều kẻ thù như gió tuyết, hạn hán, lụt lội, côn trùng, bệnh dịch,... đe doạ. Vì sự sống còn, chúng chiến đấu từ đời này qua đời khác, rèn luyện nên tính chống chịu ngoan cường.

    Để thích ứng với điều kiện khắc nghiệt bên ngoài, cây đã thay đổi cấu tạo sinh lý bên trong. Ví dụ, nhiều cây dại trên thân hoặc trên phiến lá của nó có rất nhiều lông nhỏ, có cây lại có rất nhiều gai, có cây mang độc tố. Tất cả những hình thức tự vệ này đều giúp cây chống trả kẻ thù tốt hơn. Các nhà khoa học rất coi trọng ưu điểm đề kháng mạnh của cây dại. Bằng cách lai tạo, họ hy vọng tạo ra những giống cây trồng mới hoàn thiện, cho thu nhập cao, đồng thời có khả năng kháng bệnh tốt.

    28- Vì sao hoa nở về đêm đều nhạt màu?

    Bìm bìm - vẻ đẹp trước bình minh.

    Hoa thường nở vào ban ngày, với sắc màu đậm, quyến rũ như hồng, cúc, hướng dương... Nhưng cũng có loài phải đợi đến lúc hoàng hôn đã tàn, hoặc khi trời sắp sáng, mới chịu khoe nhan sắc. Trong màn tối sáng bảng lảng, những sắc hoa trắng vàng nhợt nhạt xem ra càng lả lơi, hấp dẫn với những côn trùng ăn đêm.

    Các đại diện tiêu biểu cho vẻ đẹp về đêm là hubơlông, bìm bìm, bầu và mướp. Bìm bìm thường nở lúc chiều chập chạng, còn bầu và mướp lại lên hương vào lúc bốn, năm giờ sáng. Không ít loài hoa nở vào giữa đêm như hoa đãi tiêu, hoa đậu ván hoặc hoa thuốc lá. Đặc điểm chung của hoa đêm là chúng có sắc màu rất nhạt, thường là trắng hay vàng nhạt, và chúng thường có cánh to hơn hoa nở ban ngày.

    Nhà bác họ Darwin là người đầu tiên giải thích được bí mật về sự "nhạt màu" của hoa đêm. Ông cho rằng, đó là kết quả chọn lọc tự nhiên đối với sinh vật, diễn ra hàng trăm triệu năm: Ban đêm, dưới ánh sáng rất yếu của trăng sao, chỉ có các màu trắng hoặc vàng nhạt mới hiện lên tương đối rõ. Nhờ vậy, côn trùng ăn đêm mới nhìn thấy chúng, và tìm đến giúp cây truyền phấn hoa.

    Tuy nhiên, không phải tất cả các loài hoa đêm đều có màu trắng hoặc màu nhạt. Ví dụ hoa phấn là một ngoại lệ. Chúng nở vào lúc chập tối và có màu tím sặc sỡ. Màu này tuy khó nhìn, dễ lẫn vào đêm, song thật kỳ lạ, nhiều loài côn trùng tỏ ra rất nhạy cảm với màu tím.

    29- Thực vật thuỷ sinh vì sao không thối rữa?


    Hoa súng là cư dân quen thuộc của các đầm lầy.

    Giữa đầm, những cây sen, cây súng ngâm nửa mình dưới nước, kiêu hãnh xoè lá và chìa hoa lên trời. Trong khi đó, cánh đồng ngô, bông chỉ gặp cơn mưa dai dẳng vài ngày, đất vũng nước là đã ngắc ngoải rồi chết, lâu dần thối rữa. Cơ chế nào đã giúp sen?

    Rễ cây hút nước và chất khoáng trong đất, nhưng cần phải có đủ không khí nó mới phát triển bình thường. Nếu rễ bị ngâm lâu trong nước, thiếu không khí nó sẽ ngừng sinh trưởng, thậm chí chết ngạt. Khi rễ đã chết thì thân cây cũng đổ theo. Nhưng rễ của cây thuỷ sinh lại khác. Chúng đã thích nghi hoàn hảo với môi trường "khó thở" này. Đặc điểm rõ nhất là chúng đều có thể hấp thụ ôxy trong nước, vẫn thở bình thường trong điều kiện ít ôxy.

    Trong lớp vỏ rễ cây thuỷ sinh đều có những khoang rỗng tương đối lớn giữa các tế bào, thông với nhau thành một hệ thống dẫn khí. Đặc biệt, biểu bì rễ cây là một lớp màng mỏng mờ đục, cho phép lượng ôxy ít ỏi hoà tan trong nước thấm qua (thẩm thấu), vào trong rễ. Theo các khoang rỗng giữa các tế bào, ôxy được phân tán đi khắp rễ, cung cấp đầy đủ dưỡng khí cho bộ phận này hô hấp.

    Ngoài ra, để thích nghi với môi trường nước, một số thực vật thuỷ sinh còn có cấu tạo đặc biệt. Ví dụ loài sen. Tuy chúng sống trong bùn, một môi trường rất yếm khí, hô hấp tự nhiên gặp khó khăn, nhưng trong ngó sen lại có rất nhiều lỗ to nhỏ khác nhau. Những lỗ này ăn thông với các lỗ trên cuống lá, đồng thời trong lá lại có nhiều khoang rỗng ăn thông với khí khổng của lá. Vì vậy ngó sen tuy nằm sâu trong bùn nhưng vẫn sống bình thường nhờ tự do thở qua mặt lá.

    Một ví dụ khác là củ ấu, rễ của nó cũng mọc trong bùn, nhưng cuống lá phình to, hình thành rất nhiều túi khí, chứa đủ khí để cho rễ thở. Hay như bèo ong, dưới lá có rất nhiều rễ củ. Kỳ thực không phải rễ thật mà là biến dạng của lá, đảm nhiệm tác dụng của rễ.

    Lớp biểu bì của thân thực vật thuỷ sinh cũng có tác dụng như rễ. Lớp cutin (vốn giữ cho khỏi mất nước ở mặt lá) không phát triển hoặc hoàn toàn không có. Tế bào lớp vỏ chứa chất diệp lục có khả năng quang hợp, tự tạo chất hữu cơ. Nhờ có thể hô hấp bình thường, lại có “thức ăn để ăn”, nên thực vật thuỷ sinh có thể sống lâu dài trong nước mà không bị thối rữa.

    30- Mười phân vẹn mười có phải đã là hay?

    Kiều toàn vẹn đến nỗi, hoa cũng phải ghen, liễu cũng phải hờn - huống chi là người?

    Người thanh thoát, thông minh, phóng khoáng, tháo vát, nhạy cảm, chân tình, khiêm tốn, cẩn thận… tóm lại là thập toàn thập mỹ - liệu có được mọi người thích gần không? Chưa chắc! Họ thường gây ra cảm giác siêu phàm thoát tục, cao quá không với tới, đành phải “đứng từ xa mà nhìn” vậy.

    Các nhà tâm lý học đã làm thí nghiệm để chứng minh rằng, người thập toàn thập mỹ chưa hẳn đã được mọi người ưa thích nhất. Điều đó liên quan đến "hiệu ứng bộc lộ nhược điểm". Thí nghiệm trên 4 vị tiến sĩ như sau: Họ cho 4 vị này giải một bài tập khó. Vị tiến sĩ A giải xong, ngồi thoải mái nhâm nhi cà phê. Vị B cũng giải được, nhưng đánh đổ cà phê. Vị C không giải được, vẫn ngồi uống cà phê. Vị D không giải được và đánh đổ cà phê.

    Sau đó, các nhà khoa học nhờ mấy trăm sinh viên bình luận. Kết quả, mức độ yêu thích của sinh viên dành cho bốn vị tiến sĩ đó được xếp theo thứ tự: B, A, C, D. Điều này chứng tỏ, thông minh được người ta thích hơn ngu đần. Tuy vậy, người có năng lực cao, nhưng có khiếm huyết điểm nhỏ được ưa thích hơn người hoàn thiện. Còn người có năng lực kém, lại phạm khuyết điểm làm người ta ghét nhất. "Hiệu ứng bộc lộ nhược điểm" cho chúng ta biết: Người ưu tú mọi mặt, nếu có chút khiếm khuyết nhỏ, sẽ rút ngắn khoảng cách tâm lý với người khác, khiến họ dễ gần hơn.

    Vậy một người bình thường phải như thế nào mới được yêu thích? Theo các nhà tâm lý, thích một người nào đó có nghĩa là đối phương có sức hấp dẫn với mình. Người ta sở dĩ cần giao tiếp là để thoả mãn nhu cầu tâm lý của cá nhân. Cho nên đối tượng càng làm cho ta thoả mãn nhu cầu đó, chúng ta càng yêu thích họ.

    Các nhà tâm lý học phương Tây nêu ra thuyết "cường hoá hấp dẫn giao tiếp". Đại diện cho trường phái này là Bern và Croley. Theo đó, người ta đều thích những ai mang lại cho họ sự bù đắp nào đó, và ghét kẻ trừng phạt mình. Những kích thích có tính bù đắp như mỉm cười, khôi hài, tôn trọng, tán đồng có thể tạo cho người ta cảm giác vui sướng tích cực, tiến tới gây hấp dẫn. Ngược lại, những kích thích có tính trừng phạt như oán trách, nhiếc móc, lạnh nhạt,… đều làm cho người ta chán ghét tiêu cực, dẫn đến xa lánh.


    Schoolnet (Theo vietsciences)



    Bài viết liên quan:
    Những câu hỏi vì sao? (tiếp) (12/08/2010)
    Những câu hỏi vì sao? (tiếp) (11/08/2010)
    Những câu hỏi vì sao? (tiếp) (09/08/2010)
    Những câu hỏi vì sao? (tiếp) (07/08/2010)
    Những câu hỏi vì sao? (tiếp) (06/08/2010)
    Những câu hỏi vì sao? (05/08/2010)

     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.