Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 11
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 11
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93386626 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Văn Miếu - Quốc Tử Giám, biểu trưng sự học Thăng Long

    Ngày gửi bài: 05/10/2010
    Số lượt đọc: 2896

    Khi đức Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long – nơi mà trong nhận định của vị vua sáng lập triều Lý viết trong Chiếu thiên, đô là không chỉ “có hình thể rồng chầu hổ phục”, mà còn là nơi “dân cư không phải khốn đốn vì nỗi tối tăm, ẩm thấp, vạn vật phong thịnh tươi tốt… Xem đấy là nơi thắng địa, chỗ bốn phương tụ họp, có thể làm thượng đô kinh sư của muôn đời” – thì đó là điềm báo trước một vận hội mới của quốc gia.



    Giữ nước gắn với trọng hiền tài

    Khi xưa An Dương Vương xây thành ốc, sử chép qua huyền thoại những nhọc nhằn mà triều đại này phải xây thành cao hào sâu để chống chọi, mà cũng không chống chọi nổi giặc ngoại xâm. Thời Lý xây thành không thấy sử chép cụ thể có nhọc nhằn hay không, nhưng điểm lại từ đó về sau này không mấy khi các triều đại phải dựa vào thành để chống giặc.

    Như thời Lý thì đánh giặt từ xa, “tiên phát chế nhân”: Ở tận châu Ung, châu Khiêm bên nước họ, hay dựa vào sông lập lũy tận. Như Nguyệt bên Kinh Bắc. Mãi muộn sau này, hai vị tổng đốc anh hùng đều bị vỡ thành mà phải tuẫn tiết khi lấy quân giữ thành mà thảm bại.

    Dường như với các triều đại kể từ thời Lý, việc giữ nước quyết định ở trong lòng người thuận với lòng trời hơn là đắp hào cao đào hào sâu. Việc mà triều Lý quan tâm và các triều sau cũng quan tâm là xây chùa và hành đạo, đào tạo và trọng dụng hiền tài.





    Cùng với “Tứ trấn” được lập ở Đông – Tây – Nam – Bắc nhờ thần linh trấn trị thì chỉ một hoa hội (60 năm) sau ngày định đô ở Thăng Long, vua Lý Nhân Tông đã lập Văn Miếu để 5 năm sau (1075) đã mở khoa thi đầu tiên chọn người có học. Và ngay năm sau, vua Lý Nhân Tông đã thành lập Quốc Tử Giám như một thiết chế Nhà nước chăm lo việc học và hun đúc nhân tài cho quốc gia.

    Giống như Điện Kính Thiên là không gian thiêng liêng nhất của kinh thành, trải qua nhiều biến động của chính trị và thời gian không hề thay đổi, Văn Miếu – Quốc Tử Giám dường như cũng vậy.

    Bởi lẽ không đời nào mà không trọng việc học. Sử sách chép đến nhiều lần Văn Miếu – Quốc Tử Giám được tu bổ, đặc biệt là lần “đại trùng tu” dưới thời Lê Thánh Tông – một triều thịnh trị với nhiều thành tựu về trí tuệ.



    Ngoại lệ được bảo tồn

    Sử chép công trình sửa sang năm 1438 cho thấy quy mô khá lớn của cơ sở giáo dục này. Và cũng dưới triều vua này, bắt đầu công việc vinh danh những người đỗ đạc vào bia đá, tạo nên một di sản vật thể và cả phi vật thể mà giờ đây ta đang kế thừa và mới đây đăng ký làm di sản văn hóa của nhân loại.

    Cũng phải nói thêm rằng, thời Minh kéo dài hai thập kỷ đầu thế kỷ XV đã chứng kiến chính sách hủy diệt nền văn hóa Đại Việt của quân xâm lược. Nhưng chính vì Văn Miếu thờ Khổng Tử và các học trò của ngài đều là người phương Bắc nên Văn Miếu – Quốc Tử Giám trở thành một ngoại lệ được bảo tồn.

    Những cuộc phân tranh giữa nhà Tây Sơn và các chúa đã chứng kiến những đổ vỡ hư hại tại đây. Và để đáp lại kiến nghị của dân làng Văn Chương xin vua Quang Trung dựng lại nhà bia trong Giám, người anh hùng áo vải đã trả lời thật lịch thiệp tựa người Thăng Long: “Nay mai dựng lại nước nhà/ Bia nghè lại dựng trên tòa muôn gian”.

    Hoàng đế Quang Trung băng hà, người kế vị là Quang Toản đã quyết định trùng tu Văn Miếu – Quốc Tử Giám, chưa kịp làm thì nhà Tây Sơn đổ.

    Nhưng vua đầu triều Nguyễn là Gia Long đã giao tống trấn Bắc Thành không những sửa sang mà còn dựng thêm một kiến trúc giờ đây giờ đây trở thành biểu tượng của Thủ đô, đó là Khuê Văn Các (1805). Cuối thế kỷ XIX, Văn Miếu – Quốc Tử Giám một phen bị binh đao nhiễu sự.

    Nó đã bị quân đội chiếm đóng, có lúc đã định dùng làm nơi quy tập những người mắc dịch để rồi thiêu hủy cho hợp vệ sinh của người Tây Phương đang cai trị. Chính vòng tường thành thấp bao quanh hiện nay mới được dựng vào thời Tây phá thành và dùng gạch dỡ thành để khoanh khuôn viên hạn hẹp như hiện tồn. Khu đây có thời hoang vắng, biến thành nơi cư trú của quạ, nên Tây gọi Văn Miếu – Quốc Tử Giám là “Chùa Quạ” (Pagode des Corbeaux)…

    Nhưng rồi cũng chính nền văn minh phương Tây đã xác lập những giá trị theo quan điểm hiện đại, nay thông qua Viện Viễn Đông Bác Cổ lại xếp hạng để bảo tồn như một di tích của nền văn minh bản địa (1906) để rồi gần một hoa hội tiếp theo, năm 1962, Bộ Văn hóa xếp hạng di tích, năm 1994 xây Nhà bia để bảo quản một trong những di sản vật thể quan trọng này. Rồi năm cuối cùng của thiên niên kỷ cũ, năm 1999 thì khởi công và một năm sau hoàn thành khu Thái Học.

    Đến nay, có thể nói nơi đây trở thành một địa điểm du lịch sầm uất nhất và cũng mang tính đặc trưng nhất của Thủ đô Hà Nội. Có thể nói đó là nơi mà người Việt Nam tự hào khi giới thiệu với bạn bè ngoại quốc. Hình ảnh Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton sờ đầu ông rùa đội bia tiến sỹ thật gây ấn tượng.



    Nghĩa lý cho muôn đời

    Có một quần thể những hiện vật thuộc loại quý nhất của Văn Miếu – Quốc Tử Giám là 82 tấm bia khắc ghi tên tuổi những vị đỗ đại khoa kể từ Khoa Nhâm Tuất (1442) đến muộn nhất là Khoa Kỷ Hợi (1779) trước khi kinh đô triều Nguyễn chuyển vào Huế. Trên tấm bia này còn lưu lại những bài văn bia giàu nghĩa lý.

    Bia khoa Nhâm Tuất nói rõ mục đích: “Cho nên lại ghi tên khắc đá bày nơi cửa hiền tài, khiến kẻ sỹ trông vào sinh lòng hâm mộ phấn trấn, tự rèn luyện lấy danh tiết”;

    Còn bia năm 1463 thì nói thêm việc khắc bia “Là để gây lạc quan cho kẻ sỹ; bia năm 1565 thì nhấn mạnh “dựng bia vừa để công danh còn mãi đến muôn đời, vừa để sự nghiệp soi sáng ngàn thuở”…

    Nhưng có lẽ cái lý sâu xa nhất cũng là thông điệp của người xưa qua những bài văn bia ở đây ngưng tụ lại trong câu nổi tiếng của Thân Nhân Trung soạn năm 1442: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí vững thì thế nước mạnh và thịnh, nguyên khí kém thì thế nước yếu và suy, cho nên các đấng thánh đế minh vương không ai không chăm lo xây dựng nhân tài”.

    Bia năm 1448 nói thêm: “Nhân tài đối với quốc gia quan hệ rất lớn” và nhiều bia đều nhắc đến việc “phải vun trồng, bồi dưỡng nhân tài”…

    Cũng phải nói thêm để thấy giá trị của các bài văn bia ở đây thật sâu sắc, vì rằng nó còn cảnh báo: “Kẻ sỹ mong được khắc tên lên bia đá này tất phải làm sao cho danh xứng với thực” (năm 1463) “ví rằng ngoài vuông mà trong tròn, trước trong mà sau đục… sở hành trái với sở học thì làm xấu cho khoa mục” (1557); “tấm bia này được dựng lên sẽ là để phân biệt ngọc với đá, để người thiện lấy đó mà tự gắng, kẻ ác thấy đó mà e dè, đâu phải chỉ nhìn cho đẹp mắt” …

    Ngày xuân nếu bạn vãn cảnh Văn Miếu – Quốc Tử Giám, cùng với vẻ đẹp của cảnh quan kiến trúc ngày một cổ kính, ta sẽ cảm nhận được cái giá trị tiêu biểu của nơi đây còn chính là những nghĩa lý sâu xa mà biết bao thế hệ hiền tài xuất thân từ đây và đúc kết để đây, làm nên giá trị muôn đời của một nền văn hiến của Thủ đô đã ngàn năm tuổi.


    Nhà sử học Dương Trung Quốc (Theo Lao động Tết 2010)

    School@net



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.