Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 12
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 12
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93386928 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Hà Nội – nguồn cảm hứng bất tận của các văn nghệ sĩ

    Ngày gửi bài: 08/10/2010
    Số lượt đọc: 2629

    Thủ đô Hà Nội là nơi hội tụ của các văn nghệ sĩ đến từ mọi miền Tổ quốc khi mà tài năng nghệ thuật của họ còn ở thời kỳ nhen nhúm. Không phải đâu khác, chính bầu không khí cũng như truyền thống ngàn năm văn hiến của thủ đô đi kích thích, bồi bổ tâm hồn họ, nâng cao nhận thức xã hội cho họ để rồi khi tài năng nghệ thuật ấy thực sự trưởng thành, họ đã thể hiện tình yêu đối với “người mẹ thứ hai” của mình bằng những tác phẩm đầy tâm huyết.







    Họa sĩ Nguyễn Gia Trí

    Cây đại thụ của nền mỹ thuật Việt Nam, con người mà ngay ở thập niên ba mươi của thế kỷ XX đã được những người “sành điệu” suy tôn trong câu “Nhất Trí, nhì Lân, tam Vân, tứ Cẩn” ấy là người An Trạch, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây. Từ 1931 đến 1936, ông theo học trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, tham gia nhiều hoạt động báo chí, nghệ thuật trên địa bàn Hà Nội. Quãng thời kỳ cuối những năm ba mươi, Nguyễn Gia Trí là người dẫn đầu về tranh sơn mài. Bức tranh sơn mài cỡ lớn nổi tiếng đầu tiên của ông mang đậm dấu ấn cảnh sắc thiên nhiên và con người Hà Nội. Đó là bức tranh Thiếu nữ bên Hồ Gươm. Hiện tại, bức Cảnh thiên thai khổ lớn của Nguyễn Gia Trí (vẽ từ trước cách mạng tháng tám) vẫn được treo ở vị trí trang trọng trong Phủ chủ tịch.



    Nhà Thơ Tế Hanh

    Ông sinh ra ở xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Mặc dù tập thơ đầu tay của Tế Hanh (ban đầu lấy tên là Nghẹn ngào) được giải thưởng của Tự lực văn đoàn từ năm 1940 nhưng phải đến năm 1943, ông mới lần đầu đặt bước tới Hà Nội (nhân khi ông đỗ tú tài và ra học Đại học Luật). Trong kháng chiến chống Pháp, Tế Hanh tham gia nhiều hoạt động văn hóa trên các chiến trường Nam Trung Bộ. Sau hiệp định Giơnevơ, Tế Hanh tập kết ra Bắc. Ông sống và gắn bó hẳn với Hà Nội từ bấy tới nay.

    Tế Hanh là một trong những nhà thơ viết nhiều và viết hay về Hà Nội. Chỉ cần đọc tên một số bài thơ của Tế Hanh, ta có thể thấy tình cảm gắn bó với Thủ đô yêu dấu của ông: Hà Nội và hai ta, Gặp xuân ngoại thành, Hồ Thiền Quang, Nhớ về Hà Nội hôm nay, bài thơ Hà Nội – Matxcơva, Hà Nội vắng em… Trong số này, các bài Gặp xuân ngoại thành, Hà Nội vắng em, Nhớ về Hà Nội hôm nay là những bài thường hay được bạn đọc nhớ đến.



    Nhà văn Tô Hoài

    Quê nội của nhà văn Tô Hoài ở xã Kim An, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ (nay là Hà Nội). Tuy nhiên, ông sinh ra và lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Gần hết thời gian của cuộc đời, nhà văn Tô Hoài sống, gắn bó với quê ngoại của mình và ông đã dành cho miền quê ấy một vị trí đáng kể trong sự nghiệp sáng tác của mình.

    Trong số gần hai trăm đầu sách ông đã viết, ta thấy có Giăng thề, Cỏ dại, Người ven thành, Lăng Bác Hồ, Quê nhà… có bối cảnh Hà Nội xưa và nay. Những cuốn sách ông xuất bản cách đây mươi năm như các cuốn:Kẻ cướp bên Bỏi (tiểu thuyết), Những gương mặt (chân dung văn học), Chuyện cũ Hà Nội (truyện tư liệu), Cát bụi chân ai (hồi ký) đều đậm đặc những vấn đề liên quan đến người và cảnh Hà Nội của một thời đã qua.

    Không chỉ trên những trang viết, Tô Hoài còn thể hiện tình yêu của mình đối với Hà Nội bằng những hoạt động xã hội mà ông tham gia: nhỏ thì là “chức” tổ trưởng dân phố, lớn thì là Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc thành phố.



    Nhà văn Nguyễn Đình Thi

    Ông quê ở làng Vũ Thạch, Hà Nội nhưng sinh ra tại Luang Prabang (Lào). Năm 17 tuổi (1931), ông theo gia đình trở về nước, đi học ở Hà Nội. Ông đã từng tham gia hoạt động cách mạng và giữ những cương vị quan trọng của Hội Nhà văn Việt Nam.

    Có thể nói, Nguyễn Đình Thi là người có nhiều duyên nợ với Hà Nội. Thới kỳ chống Pháp ông có bài Sáng mát trong như sáng năm xưa (sau này tác giả sửa chữa, nâng cấp thành bài Đất nước). Ngày Thủ đô giải phóng, ông viết bài thơ Ngày về. Và cao điểm của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, ông có: Chia tay trong đêm Hà Nội, Bài thơ đất nước, Ngày về, Chia tay trong đêm Hà Nội, nhạc phẩm Người Hà Nội.

    Với những thành tích to lớn trong suốt quá trình hoạt động cách mạng, nhà văn Nguyễn Đình Thi đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều huân chương cao quý, được Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật (đợt I, năm 1996).



    Họa sĩ Trần Văn Cẩn

    Ông sinh tại Kiến An, Hải Phòng. Năm 1925 (khi mới 15 tuổi), Trần Văn Cẩn lên học trường Bách nghệ Hà Nội. Năm 1930, sau khi tốt nghiệp, ông đi làm ở Sở cá Nha Trang. Một năm sau, ông thi đỗ và theo học trường Cao đẳng Mỹ Thuật Đông Dương. Năm 1943, khi FARTA mở phòng tranh ở nhà Khái Trí Tiến Đức, Trần Văn Cẩn gửi dự thi và đoạt giải với hai tác phẩm: Em Thúy (sơn dầu) và Gội đầu (khắc gỗ). Riêng với bức Em Thúy có một điều rất lý thú là hiện nguyên mẫu vẫn còn sống và thời gian qua đã có một số báo đề cập tới cuộc sống riêng tư của bà hiện nay.

    Cách mạng tháng Tám thành công, Trần Văn Cẩn cùng các bạn đồng nghiệp như Tô Ngọc Vân, Nguyễn Đỗ Cung, Nguyễn Sáng tích cực tham gia vẽ hàng chục bức tranh cổ động dựng trên các trục đường xung quanh hồ Hoàn Kiếm. Riêng Trần Văn Cẩn đã vẽ tấm áp phích lớn lấy tên là Nước Việt Nam của Người Việt Nam trên tòa địa ốc ngân hàng.



    Nhà văn Xuân Diệu

    Ông sinh ra tại xã Tùng Giản, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Năm 19 tuổi (1935), Xuân Diệu đỗ tú tài phần thứ nhất tại trường Trung học Bảo hộ Hà Nội. sau một thời gian học và ra công tác ở một số tỉnh, đến năm 1943, Xuân Diệu chính thức ra Hà Nội sống cùng với bạn thơ Huy Cận. Tháng 8-1945, Xuân Diệu tham gia Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tại Hà Nội. Kháng chiến chống Pháp, ông lên chiến khu Việt Bắc.

    Hòa bình lập lại, ông về Hà Nội, ở chung với Huy Cận trong ngôi nhà 24 Cột Cờ (nay là Điện Biên Phủ). Tại đây, Xuân Diệu đã sáng tác được nhiều bài thơ về phụ nữ, tình yêu có gắn với cảnh trí thiên nhiên Hà Nội. Ngay ngôi nhà 24 Cột Cờ cũng nhiều lần được Xuân Diệu đưa vào thơ. Bạn bè thân cânk cũng như lớp đàn em của Xuân Diệu không ai là không biết mấy câu ứng tác về ngôi nhà nói trên của ông: Nhà tôi hai bốn cột cờ. Ai yêu thì đến, hững hờ thì qua. Từ khung cửa sổ của ngôi nhà, ta có thể nhìn thấy bóng xanh mát của những cây sấu, cây hoàng lan – những hình ảnh ta thường gặp trong thơ Xuân Diệu sau này.



    Nhà văn Nguyễn Tuân

    Tuy thời thanh thiếu niên trải dài ở nhiều địa phương (Khánh Hòa, Phú Yên, Đà Nẵng, Huế, Hà Tĩnh, Nam Định, Thanh Hóa….) song quê gốc của ông lại là làng Nhân Chính, Từ Liêm, Hà Nội. Từ những năm ba mươi, ông tích cực tham gia sáng tác, gắn bó với một số tờ báo ở Hà Nội và nhanh chóng trở thành một trong những thủ lĩnh văn xuôi ở đất đế đô. Cách mạng tháng Tám thành công, rồi kháng chiến bùng nổ, Nguyễn Tuân đứng về phía cách mạng, trở thành Tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam. Khi thủ đô giải phóng (1954), ông trở lại Hà Nội và sống tại đây cho tới khi mất.

    Về Hà Nội, Nguyễn Tuân có nhiều tác phẩm có giá trị. Tiêu biểu hơn cả là tập bút ký Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi – một tác phẩm có thể xem là “Tráng ca” viết về nhữung năm tháng hào hùng toàn thể nhân dân thủ đô nô nức xuống đường thể hiện rõ ý chí đánh Mỹ. Ngoài ra, Nguyễn Tuân còn nhiều bài nói về thú ẩm thực, nét đẹp truyền thống của người Hà Nội.

    Trên đây mới chỉ là một vài ví dụ trong số rất nhiều văn nghệ sĩ từng gắn bó và có sáng tác xuất sắc về Hà Nội. Điều đáng nói thêm là: Tất cả các trường hợp kể trên đều được Nhà nước ta ghi nhận bằng việc trao tặng và truy tặng Giải thưởng cao quý: Giải thưởng Hồ Chí Minh. Một số nhà văn, nhà thơ như Nguyễn Tuân, Xuân Diệu đã được chính quyền thành phố Hà Nội trân trọng đặt tên cho một số đường phố nhằm ghi nhớ công lao, đóng góp của các ông cho nền văn hóa dân tộc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng.


    Theo Người Hà Nội

    School@net



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.