Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 4
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 4
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93325555 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Long Biên tự sự

    Ngày gửi bài: 18/10/2010
    Số lượt đọc: 2913

    Tôi sinh ra trong kế hoạch khai thác thuộc địa lần thứ nhất của người Pháp ở Đông Dương. Tôi được đặt tên là Doumer (theo tên của viên toàn quyền Pháp tại Đông Dương lúc bấy giờ), nhưng người dân Việt Nam gọi tôi với cái tên dân gian cầu sông Cái, và thông dụng nhất là cầu Long Biên.






    1.

    Tôi vắt qua sông Hồng nối liền huyết mạch giao thông từ Hà Nội đi Hải Phòng, Lạng Sơn, Lào Cai và các tỉnh phía Bắc. Cha tôi lừng danh thế giới bởi tháp Eiffel mang tên ông hoành tráng giữa Paris tráng lệ. Năm 1897, mở đầu cuộc bỏ thầu “bà đỡ” cho tôi, nhiều nhà thầu từ Pháp sang Hà Nội tham dự. Dự án của hai nhà thầu Dayde và Pille ở Creil được chọn.

    Ngày 13-9-1898 viên đá đầu tiên được đặt ở mố cầu bên bờ tả ngạn trong lễ khởi công là một quyết tâm ghê gớm của ông toàn quyền Paul Doumer. Ngay cả những người Pháp dự lễ động thổ hôm ấy từ tướng Bichot, Tổng chỉ huy quân đội, Đô đốc Beaumont, Tư lệnh hạm đội, đến binh lính Pháp nhiều người vẫn hoài nghi tôi không thể ra đời một cách ngoạn mục được! Họ cho rằng tôi là đứa con của sự điên rồ: “Một con sông rộng như eo biển, sâu đến 20m nước, mùa mưa lũ nước còn dâng cao hơn 8m làm vỡ cả đê điều. Lòng sông lại luôn chuyển đổi bên lở bên bồi thì làm sao chế ngự nổi để bắc được cây cầu trên mặt nước hung dữ bất kham?”

    Tôi đã là sự nghiệp của các kỹ sư, đốc công người Pháp và công nhân người Việt. Có thể nói không ngoa rằng tất cả họ đã rất tự hào về điều đó! Việc thi công những bệ đỡ cho cầu sắt lúc ấy vấp phải khó khăn chưa từng thấy ở một xứ sở như Bắc Kỳ. Toàn bộ những mố đá, những trụ giữa lòng sông, nền móng phải thi công bằng phương pháp khí nén. Chỗ sâu trung bình thấp nhất 35m kể từ mực nước thấp nhất của dòng sông vào mùa khô là một sự thách thức cho công nghệ xây dựng và lòng dũng cảm! Những người thợ cầu An Nam nhỏ thó, mảnh khảnh ngồi vào trong những “két sắt” được thả xuống nước như những chiếc tàu ngầm! Lúc đầu họ còn vùng khí nén. Ngồi trong đó moi đất để đặt những viên đá làm trụ, Căn buồng khí nén ấy cứ dần sâu trong lòng sông nước xuống đến 20m, 30m, 35m, với áp lực lớn tăng tới 3 atmosphere. Một công việc cực nhọc và vô cùng nguy hiểm! Sau bốn giờ làm việc họ phải lên bờ để bảo đảm an toàn lao động và nghỉ lấy sức.

    Trụ cầu cứ hoàn thành tới đâu là ao, lắp dầm thép tới đó. Tất cả các cấu kiện được liên kết bằng đinh rán thủ công rất độc đáo và đều do những người thợ sắt An Nam khéo léo đảm nhiệm dưới sự hướng dẫn của các kỹ sư, đốc công người Pháp. Sau đúng ba năm thi công không rủi ro, không chậm trễ với 30.000m khối đá, 5.300 tấn thép, hàng ngàn tấn xi măng Hải Phòng, hàng ngàn mét khối gỗ Thanh Hóa… Để có tôi người ta đã phải chi 6.200.000 Franc trích từ tiền công trái của Đông Dương!


    2.

    Ngày khánh thành tôi, 28-2-1902, hòa trong dòng người nô nức đổ về chiêm ngưỡng “Tháp Eiffel nằm ngang” của Hà Nội, Vua Thành Thái cũng đến dự. Hôm ấy đoàn tầu đầu tiên nối liền Hà Nội – Hải Phòng chuyển bánh trong niềm kiêu hãnh của bao người. Đó cũng là đoàn tàu chở toàn quyền Đông Dương Paul Doumer (cha đỡ đầu của tôi) xuống cảng Hải Phòng, ra tàu biển trở về Pháp hoàn thành vẻ vang sứ mạng xây dựng hệ thống giao thông đường sắt ở Bắc Kỳ với tôi – cây cầu sắt được cả thế giới biết tiếng.

    Ngắm nhìn thân thể cường tráng của mình, tôi không giấu nổi niềm tự hào. Tôi là cây cầu dài thứ hai trên thế giới, chỉ sau cầu Brooklyn bắc qua sông East River của Mỹ. Tổng cộng cả cầu chính và đường lên hai bờ hơn 3.500m! Gầm cầu chính bằng sắt từ Hà Nội đến Gia Lâm dài 1.682m. Có 19 nhịp nối với nhau bằng những dầm sắt. 9 khung khổng lồ mỗi khung 61m. Hai cánh cung cách nhau 75m chìa ra những cánh tay dài 36m nâng những tấm dầm thép nặng hàng tấn. Cầu sắt đặt trên 18 trụ và hai đầu cầu khung thép. Giữa đường là xe hỏa, hai bên là đường đi bộ. Hai đầu cầu là hai đường dẫn dài hàng cây số. Từ trên nhìn xuống tôi có bình diện hình chữ nhật khoảng 100.000 m vuông. Nhìn gần khung sắt của tôi đồ sộ, vĩ đại, chiều dài tưởng như vô biên. Từ dưới bãi bồi nhìn lên tôi như mạng lưới đăng ten giăng mắc trên vòm trời.


    3.

    Tôi đã đứng trên sông Hồng hơn 100 năm, chứng kiến bao nỗi thăng trầm của người dân đất ngàn năm văn hiến. Cứ 2 giờ sáng ngày nắng cũng như ngày mưa, đã nghe thấy tiếng kẽo kẹt đè nặng trên đôi vai người phụ nữ những rau, những quả từ Gia Lâm rảo bước vào nội thành. Dần dần chợ mọc lên buôn bán mỗi ngày một sầm uất hơn. Hàng hóa từ Hà Nội tỏa đi, mọi nơi đổ về làm thay đổi cả bộ mặt thành phố… Chợ và chợ vây lấn lấy chân tôi ở cả đôi bờ, họp thâu đêm suốt sáng. Người ta có thể mua tất cả mọi thứ ngay dưới chân tôi. Tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh cũng từ đó mà hình thành. Dân tứ chiếng quần tụ về sinh sống buôn bán. Hà Nội từ 8.000 người tăng vọt lên 2 vạn… và cứ thế phát triển…

    Năm 1945, năm đói khủng khiếp, người chết la liệt nằm vắt ngang cả phần đường dành cho người đi bộ trên cầu. Những người thu gom phải mở cửa cả những căn hầm xây bằng đá dưới chân tôi cạnh Hàng Cót chất vào đó cơ man xác chết chưa đi chôn kịp! Thế rồi một thời gian sau, ở ngay những căn hầm từng là nhà xác ấy bao đứa trẻ lại cất tiếng khóc chào đời. 130 khoang ở chân cầu Dốc Gạch bỗng trở thành phố buôn bán sầm uất ồn ào thâu đêm suốt sáng…

    Năm 1947, tôi nín thở trước cảnh tượng vượt sông ngoạn mục có một không hai trong thời kỳ “Sống mãi với thủ đô” của người dân Hà Nội: trên cầu lính Pháp lăm lắm súng canh chừng mà không hay biết Việt Minh và dân chúng từng đoàn rút êm ru sang vùng tự do ngay dưới chân, chỉ cách một tầm tay với.

    Những năm máy bay Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc bằng B.52, hàng tấn bom đạn đã nhằm vào tôi phá hủy huyết mạch giao thông gần như độc đạo lúc ấy vận chuyển hàng hóa thiết bị quân sự từ cảng Hải Phòng chi viện cho chiến trường. Đêm 10-9-1972, thân thể tôi dường như tan nát, bồn trụ vỡ toác, ba nhịp bị chém đứt, tổng cộng 1.500m bị tê liệt. Nhờ bàn tay khéo léo và ý chí can trường của những thợ cầu đó, tôi đã được “hàn gắn” và nhanh chóng phục hồi.


    4.

    Những năm đất nước rung mình trong công cuộc đổi mới, giao thông bùng nổ, tôi trở thành “gái già”, không còn hợp thời thế nữa. Nhất là khi hai người em của tôi: Thăng Long và Chương Dương mơn mởn chào đời. Cho dù tôi đã đi vào thơ ca “như tạc vào vĩnh cửu” thì cũng chỉ là vào thơ ca mà thôi!? Gắn bó với tôi lúc này chỉ còn lại những người dân tần tảo đôi bờ nương tựa vào nhau buôn thúng bán mẹt, những kẻ không nhà thất thểu, và những người hoài cổ…

    Năm 2001, Chính phủ Pháp và tổ chức Di sản không biên giới đã chủ trì hội thảo quốc tế ở Paris với chủ đề: “Cầu và những công trình nghệ thuật bằng kim loại: Di sản, sử dụng và biểu tượng” đã trang trọng dành cho tôi một buổi tham luận và một buổi tọa đàm. Hôm ấy tôi sung sướng đến trào nước mắt khi hay tin: Hội thảo đã đi đến sự thống nhất về quan điểm: “Cần tôn vinh sự hiện diện của tôi ở Hà Nội như một biểu tượng của lịch sử, công nghệ, vẻ đẹp cũng như sự trường tồn giữa hai cuộc kháng chiến…”. Lạy Chúa! Thế là ở cái thế giới bao la rộng lớn này đã có được những người thấy được giá trị văn hóa của tôi!

    Hàng tỷ đồng được đổ vào xây trụ chống tàu bè do mấy “tay lái ẩu” đâm vào tôi đau điếng đã được ngăn chặn. Nhưng các bạn thấy đấy, mỗi lần thả bộ trên tôi hóng mát hẳn các bạn sẽ thấy tôi rỉ sét, vá chằng vá đụp. Cẩn thận nhé các bạn! Ngay cả khi sóng bước với người yêu thì cũng phải “để mắt” xuống dưới chân đấy! Tôi không tự nói xấu mình đâu. Một lần tôi nghe lỏm được câu chuyện của hai ông già vẫn lên cầu hóng mát và tập thể dục nói về những người duy tu bảo dưỡng tôi thật “thú vị”: họ cứ sơn một lượt xong thì quay lại gõ rỉ, sơn lượt mới là vừa vì tiến độ làm việc lê thê hơn cả rùa bò! Chăm sóc duy tu tôi như thế nên tình trạng bệnh tật của tôi ngày càng trầm kha, mạng sống chẳng khác nào “đèn dầu trước bão”.

    Tôi được người ta ví như “con bệnh” đang giằng xé giữa hai quan điểm: Một, coi là công trình thuần túy về giao thông đi lại nên tính toán lợi ích kinh tế sau khi đã khai thác một thế kỷ thì “ốm tha già thải” là đương nhiên cầm chắc cái chết. Hai, coi tôi xứng đáng đứng trong gia tài di sản lịch sử văn hóa Việt Nam gắn với thành cổ, phố cổ… Rất cảm ơn các vị về điều này. Nhưng có thể hiểu được (cái này nằm trong tầm tay các vị) xin hãy bảo tồn tôi theo đúng nguyên bản mà mọi người hay dùng cụm từ “vẻ đẹp thanh nhã êm đềm” khi nhắc tới và cũng rất hợp với nơi tôi đang đứng.

    Xin các ngài đừng có dự án nào “chỉnh hình, mông má” tôi thành “tân cổ giao duyên”, hay “đầu Ngô mình Sở”. Làm như vậy tôi sẽ hổ thẹn lắm mỗi lần soi bóng xuống dòng sông đỏ nặng phù sa, với cảnh quan Hà Nội, với những ai am hiểu về những giá trị văn hóa lịch sử của Thủ đô ngàn năm văn hiến!


    Minh Thụy

    Nguồn: Hà Nội 36 góc nhìn




    School@net



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.