Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 7
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 7
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93338280 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Bài học vô giá: Đại đoàn kết dân tộc

    Ngày gửi bài: 10/10/2011
    Số lượt đọc: 2632

    Về phương diện chống xâm lược, hiếm có dân tộc nào trên thế giới như Việt Nam phải đương đầu với các thế lực bành trướng, đế quốc hùng mạnh, có quân đội thiện chiến và rất tàn bạo. Giặc Nguyên-Mông chiếm nửa thế giới, chiếm cả nước Trung Hoa rồi mới tiến công nước Đại Việt năm Đinh Hợi 1257 và từ đó đến năm 1287, tiến công nước ta hai lần nữa nhưng đều thất bại.

    Hội nghị Diên Hồng

    Hơn 120 năm sau, nhà Trần sụp đổ. Lợi dụng lúc đất nước ta đang còn rối ren, giặc Minh đã xâm chiếm nước ta. Giặc Minh quá mạnh, lúc đầu Lê Lợi còn phải nhịn nhục, ngậm đắng nuốt cay để bí mật chuẩn bị lực lượng, quy tụ nhân tài, Lê Lợi đã chịu đựng đến mức như Lê Quý Đôn đã viết trong Đại Việt thông sử: "nhận thấy thế quân địch đang mạnh nên ngài (Lê Lợi) càng ẩn trong bóng tối, không dám khinh động, thường đem báu vật năn nỉ, hối lộ cho bọn Trương Phụ, Trần Trí, Sơn Thọ (bọn trùm sỏ giặc Minh chiếm đóng nước ta), những mong được khỏi nạn, để nuôi thêm sức lực và chờ thời cơ”. Cuộc kháng chiến Lam Sơn kéo dài 10 năm, đến năm 1427 đã giải phóng hoàn toàn đất nước.

    Cuộc kháng chiến 30 năm thắng Pháp rồi thắng Mỹ đã gây chấn động địa cầu. Một câu hỏi được nêu lên ở khắp nơi trên thế giới sau Đại thắng mùa Xuân 1975: "Tại sao Việt Nam là một nước nhỏ lại có thể đánh thắng Mỹ? Tại sao Mỹ là cường quốc số 1 lại chịu thua ở Việt Nam? Hàng ngàn cuốn sách đủ mọi thứ tiếng đã viết về cuộc chiến tranh Việt Nam, không thể đếm được bao nhiêu cuộc hội thảo ở Mỹ và nhiều nơi trên thế giới về những nguyên nhân Mỹ thua ở Việt Nam nhưng vẫn còn nhiều người chưa hết băn khoăn, trăn trở, chưa tìm được lời giải đáp thấu đáo, cặn kẽ như mong muốn. Chính vì vậy, cuốn hồi ký của cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Mac Namara, từng nổi tiếng trong phái "diều hâu” ở Mỹ "Nhìn lại quá khứ - Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam”, năm 1995 mới xuất bản vẫn được mọi người tìm đọc. Cuốn hồi ký mở đầu bằng Lời nói đầu, trong đó Mac Namara bộc lộ ngay là ông đã quyết định không viết cuốn hồi ký này mặc dù gần một phần tư thế kỷ qua người ta đã liên tục thúc ép ông nói ra những quan điểm của ông về Việt Nam. Thế nhưng cuối cùng ông đã viết dù chiến tranh đã kết thúc 20 năm.

    Cuốn sách có 11 chương, chương cuối cùng là "Những bài học Việt Nam”, tác giả đã mở đầu như sau:

    "Việc dính líu của tôi tới Việt Nam đã kết thúc sau khi tôi rời Phòng họp phía Đông. Còn cuộc chiến tranh còn kéo dài thêm bảy năm nữa. Đến khi người lính Mỹ cuối cùng rút khỏi Nam Việt Nam năm 1973, chúng ta đã mất 58.000 người cả nam lẫn nữ, nền kinh tế của chúng ta đã bị tàn phá bởi những chi phí cao và bất hợp lý cho cuộc chiến tranh trong nhiều năm liền và sự thống nhất chính trị của xã hội chúng ta bị tan nát và hàng thập kỷ sau vẫn không khôi phục được. Liệu những cái giá cao đó có được biện minh hay không” (trang 313)

    Những tổn thất lớn mang tính chiến lược do chiến tranh Việt Nam gây ra cho Mỹ phải tầm cỡ Mac Namara mới nói rõ được như vậy. Một trong những nguyên nhân chính gây ra thảm họa của Mỹ ở Việt Nam, cũng là bài học thấm thía với Mỹ, được ông viết như sau:

    "Chúng ta đánh giá thấp sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc thúc đẩy một dân tộc (trong trường hợp này là Bắc Việt Nam và Việt cộng), đấu tranh và hy sinh cho lý tưởng và các giá trị của nó và cho đến nay chúng ta vẫn tiếp tục đánh giá thấp chủ nghĩa dân tộc ở nhiều nơi trên thế giới. Sức mạnh sâu thẳm nhất của một dân tộc không nằm ở mũi nhọn quân sự mà ở sự đoàn kết của dân tộc. Chúng ta đã không duy trì sự đoàn kết đó”. (trang 316, 317).

    Thắng lợi không chỉ do vũ khí (nếu do vũ khí thì phần thắng bao giờ cũng thuộc về Mỹ), thắng lợi trước hết thuộc về sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc. Mac Namara thừa biết khi Mỹ phải rút quân khỏi Việt Nam, kho vũ khí của Mỹ vẫn chưa có nước nào sánh kịp, còn viện trợ cho hàng chục nước mỗi năm nhưng Mỹ vẫn phải rút, chấp nhận lần đầu tiên thất bại vì không thể đọ sức mãi với một cuộc chiến tranh nhân dân, trong đó mỗi người dân là một chiến sĩ. Đoàn kết trước hết là dân, trên hết là dân, triều đại nào coi dân là gốc đều phồn vinh, nếu có xâm lược đã có chỗ dựa vững chắc, cả một kho người không những biết cầm vũ khí còn đủ cả ngành nghề lớn, bé, già trẻ làm ra mọi thứ xã hội cần, tiền tuyến cần. Nghe tin giặc Nguyên-Mông sắp sửa kéo vào nước ta, vua Trần Nhân Tông rất lo, đánh hay hòa, Vua không dám quyết, cuối cùng đành hỏi dân, thông qua các bô lão họp tại Hội nghị Diên Hồng. Các bô lão đồng thanh xin đánh, vua và triều đình coi ý dân là mệnh lệnh đã quyết kháng chiến. Chống Nguyên-Mông đã để lại cho đời sau bài học sâu sắc về đoàn kết dân tộc. Thoát Hoan rút chạy đã để rơi cái tráp đựng đơn của các quan lại hèn nhát trong vùng địch còn tạm chiếm, xin địch cho tiếp tục được làm quan. Sau đại thắng, bình công định tội, triều đình tin chắc các quan lại phản bội sẽ chịu tội nặng. Thượng hoàng Trần Nhân Tông đã làm cho cả triều đình kinh ngạc, ông lệnh cho đốt ngay cái tráp và tất cả đều thoát tội. Sau chiến tranh, hành hạ nhau, gây thù gây oán chỉ mắc mưu giặc, tốt nhất là để mọi người yên vui chiến thắng. Giặc Nguyên-Mông, giặc Minh, giặc Thanh đều mạnh hơn ta gấp trăm lần nhưng cuối cùng vẫn chịu thảm bại, phải rút chạy vì không thể phá vỡ khối đại đoàn kết muôn người như một. Bài học Lấy dân làm gốc, trong lòng dân tộc không có hận thù, không có giai cấp này chống giai cấp kia, đã là người Việt Nam tất cả dù chính kiến, dân tộc, tôn giáo giàu nghèo khác nhau đều thương yêu, đùm bọc, cưu mang nhau, đã mở đường cho kháng chiến chống Pháp rồi chống Mỹ thành công. Không phải ngẫu nhiên mà sau hơn 30 năm ra đi tìm đường cứu nước, trở về nước đầu tháng 2-1941, Bác Hồ đã viết ngay "Lịch sử nước ta” làm tài liệu học tập, đào tạo cán bộ Việt Minh, thực hiện đoàn kết dân tộc theo Mặt trận Việt Minh, muôn người như một đúng như truyền thống của ông cha. Từng sống lâu năm ở Mỹ, ở Anh, ở Pháp, ở Liên Xô, ở Trung Quốc, hoạt động cách mạng tại trung tâm văn hoá thế giới, cũng là những nơi diễn ra những cuộc cách mạng nổi tiếng, Bác Hồ đã có dịp điều tra tại chỗ, nghiên cứu, so sánh và thấy đoàn kết dân tộc như truyền thống của ông cha ta là đúng đắn nhất, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam. Lúc này trong Đảng đoàn kết còn hẹp hòi (trí, phú, địa, hào đào tận gốc, trốc tận rễ) tất cả đều chuyển sang đoàn kết như Việt Minh, lực lượng ta đang phân tán đã tập trung về một hướng lấy dân làm gốc, mạnh hơn hẳn, đông hơn hẳn vì không còn ai đứng ngoài Mặt trận Việt Minh. Bác Hồ đã viết bài báo nổi tiếng "Nên học sử ta” đăng báo Việt Nam Độc lập ngày 1-2-1942, kêu gọi mọi người ghi lòng tạc dạ bài học này của ông cha: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập tự do.

    Đại hội toàn quốc thống nhất Việt Minh và Liên Việt -

    biểu tượng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Ảnh: T.L

    Cuối bài báo này tác giả nhắc nhở mọi người tìm mua quyển "Lịch sử nước nhà”, giá mỗi quyển 1 hào, ai muốn mua hỏi cán bộ địa phương. Trong 5 năm, "Lịch sử nước nhà” được tái bản 3 lần, mỗi lần đều có bổ sung để làm nổi bật những bài học ông cha để lại, trong đó quy tụ nhân tài, trọng dụng nhân tài là nội dung cốt lõi của khối đại đoàn kết dân tộc vì khi những người có thực tài không được trọng dụng thì khối đại đoàn kết dân tộc sẽ thiếu đi những tinh hoa, trí tuệ của những người như ông cha ta gọi là "những người biết lo”.

    Mỗi lần nước mất, nhà tan, ngoại xâm đã ở trong lòng, đoàn kết đều muôn người như một nhưng khi đất nước đã hoàn toàn giải phóng, không còn bóng tên xâm lược, chỉ còn ta với ta, đoàn kết dân tộc có thời điểm bị thu hẹp. Ngay sau Đại thắng mùa xuân 1975, có một thời gian giai cấp tư sản, các doanh nhân... không còn là thành viên Mặt trận, cho là thành phần "phi xã hội chủ nghĩa”. Liên hiệp xã tiểu thủ công, một tổ chức quần chúng của những thợ thủ công thuộc các ngành nghề cả nước khi đó cũng không còn là thành viên Mặt trận nữa vì đã bị quốc hữu hóa, trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ do một thứ trưởng phụ trách. Còn ngoại xâm trên đất nước ta thì đoàn kết muôn người như một và khi đất nước độc lập, thống nhất thì điều rất nhãn tiền là đoàn kết không còn rộng rãi nữa, lãng phí nhân tài là tổn thất lớn nhất kéo dài mấy chục năm qua.

    Suốt thiên niên kỷ thứ hai, chống ngoại xâm đủ mọi màu da đều thắng lợi rực rỡ nhờ sức mạnh vô địch của đoàn kết muôn người như một. Ngày nay đất nước tiến hành công cuộc đổi mới, đi vào sản xuất, kinh doanh, bài học vô giá ấy ông cha để lại cần được thực hiện nghiêm chỉnh, đặc biệt là quy tụ và sử dụng nhân tài thì mới có thể tồn tại trong cuộc cạnh tranh khốc liệt, nếu không sẽ bị loại ra khỏi cuộc cạnh tranh và nếu còn tồn tại sẽ cùng chung số phận với một số nước, chỉ như là vệ tinh của nước giàu, bị nước giàu chi phối, sẽ mãi mãi nghèo, và nếu có khá hơn cũng chẳng còn vượt ra khỏi cái bẫy thu nhập trung bình.

    Thái Duy

    School@net (Theo báo Đại Đoàn Kết)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.