Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 18
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 18
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93345360 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    GS Nguyễn Văn Tuấn:Trọc phú mới tin “kim ngân phá lệ...”

    Ngày gửi bài: 24/04/2012
    Số lượt đọc: 2636

    “Phần nhiều người có tính ham học, song thích văn chương phù hoa hơn là thực học, thích thành sáo và hình thức hơn là tư tưởng hoạt động. ... Tính khí cũng hơi nông nổi, không bền chí, hay thất vọng, hay khoe khoang trang hoàng bề ngoài, ưa hư danh và thích chơi cờ bạc".

    Trích lời Nhà văn hóa Đào Duy Anh như một viện dẫn giải thích sự “chơi ngông”, tiêu xài xa xỉ của nhiều đại gia Việt mới nổi trong thời gian gần đây, GS Nguyễn Văn Tuấn, Viện Garvan, Úc cho rằng, vì văn hóa thấp nên người ta dùng đồng tiền một cách hợm hĩnh. Ông cũng đứng trên quan điểm khoa học để nhận xét về sự trái khoáy khi những biểu hiện vô cảm xuất hiện song song với sự xa xỉ đến choáng váng của nhiều đại gia Việt.

    Văn hóa thấp nên dùng tiền hợm hĩnh!

    PV:- Thời gian gần đây, dư luận trong nước xôn xao về cách xài tiền đặc dị của các đại gia: thuê máy bay, diễu dàn xe tiền tỷ đi đón dâu, nuôi chó triệu đô... Sống ở một đất nước có mức thu nhập bình quân đầu người cao gấp khoảng 40 lần Việt Nam (năm 2009 đã là 39.500 USD/người/năm), GS bình luận gì về sự "chơi ngông" của những đại gia này?

    GS Nguyễn Văn Tuấn:- Tôi đã từng nói, tôi rất choáng với nhiều kiểu tiêu tiền có thể nói rất xa hoa của một vài đại gia ở Việt Nam. Không chỉ tôi, nhiều bạn bè người Úc đang làm chung với tôi cũng vậy. Sau khi đi du lịch ở Việt Nam, họ tỏ ra rất ngạc nhiên với sự xa xỉ của người mình.

    Một bác sĩ ở Viện Garvan nói với tôi rằng, chị không lý giải được tại sao một đất nước còn rất nghèo, đường xá chật hẹp và chất lượng kém mà có những chiếc xe rất đắt tiền.

    Rồi mới đây, báo chí phản ánh chuyện tổ chức đám cưới “khủng”, hoặc chi ra vài trăm triệu đồng để xây nhà cho… chó, v.v… càng gây sự chú ý của công chúng.

    Theo thói quen, tôi thường đặt câu hỏi tại sao: tại sao một vài đại gia Việt lại tiêu tiền quá xa xỉ như vậy? Dĩ nhiên, có người muốn xem việc mua những món hàng xa xỉ là một cách khẳng định đẳng cấp. Đó cũng có thể là một cách tiếp thị hoặc làm PR cho doanh nghiệp của họ.

    Cũng có thể là cách tiêu tiền theo kiểu “chơi nổi” là một cách khoe khoang, rất phù hợp với nhận xét của Nhà văn hoá Đào Duy Anh trước đây: "[…] Phần nhiều người có tính ham học, song thích văn chương phù hoa hơn là thực học, thích thành sáo và hình thức hơn là tư tưởng hoạt động. ... Tính khí cũng hơi nông nổi, không bền chí, hay thất vọng, hay khoe khoang trang hoàng bề ngoài, ưa hư danh và thích chơi cờ bạc".

    Cả ba lý do đều có chung một mẫu số: văn hoá thấp. Vì văn hoá thấp nên người ta dùng đồng tiền một cách hợm hĩnh.

    GS Nguyễn Văn Tuấn

    Nhưng cũng có thể còn một lý do, không nằm trong lĩnh vực văn hoá, đó là lý do tâm lý. Chúng ta biết rằng, một vài đại gia tiêu tiền xa xỉ trong khi mắc nợ chồng chất. Rất khó lý giải cho những trường hợp này, nhưng không loại trừ khả năng họ mắc hội chứng tâm thần mà giới y học gọi là rối loạn lưỡng cực (bipolar disorder). Những người mắc hội chứng rối loạn lưỡng cực cũng có thể tiêu tiền một cách phi lý trí.

    Tôi được biết, có người còn áp dụng lý thuyết tiến hoá để giải thích những hành vi tiêu tiền xa xỉ, nhưng theo tôi, lý thuyết này chưa ứng dụng ở đây.

    Chà xát vào nỗi đau của người nghèo

    PV:- Công luận hầu như không đồng tình về cách đốt tiền chơi ngông của các đại gia này, theo GS, có phải là do phản ứng tiêu cực của người nghèo với người giàu, hay do nghi vấn về tiền sạch, tiền bẩn hoặc nhân tâm bỗng nhiên thấy có sự cắc cớ khi nhìn ra xung quanh còn đói khổ?

    GS Nguyễn Văn Tuấn:- Rất khó biết tại sao dư luận phản ứng tiêu cực với những kiểu ăn xài xa hoa của một vài đại gia. Chúng ta cần có nghiên cứu xã hội học để tìm hiểu, tuy nhiên, theo tôi biết, chúng ta còn thiếu những nghiên cứu như thế.

    Thực ra, trong bối cảnh xã hội hiện nay, tôi nghĩ phản ứng của công chúng không khó hiểu. Thứ nhất, với tình trạng tham nhũng, hối lộ tràn lan khắp nơi thì người ta có lý do để nhìn những đại gia tiêu xài xa hoa vô lối như là những người không ít thì nhiều có liên quan đến những vụ tham ô, hối lộ. Nhìn theo cách như thế thì họ là những người trộm cắp, và do đó đồng tiền của họ là đồng tiền bẩn.

    Thứ hai, công chúng nghĩ đến những bóc lột công sức của người lao động. Họ nghĩ rằng các đại gia nhờ bóc lột hay lợi dụng người nghèo khó để làm giàu, và do đó, đồng tiền của họ là đồng tiền phi đạo đức.

    Dĩ nhiên, đó chỉ là những ấn tượng. Trên thực tế, có thể đó là các đại gia làm giàu một cách chính đáng. Có điều, người làm giàu chính đáng, làm giàu từ sự lao động cật lực của chính mình thì ít ai tiêu xài xa xỉ như vậy.

    Cũng nên ghi nhận ở đây một thực tế là người Việt Nam có “văn hoá” chuộng cái nghèo (thanh bần) và không ưa người giàu. Điểm qua các tác phẩm văn học xưa và nay, chúng ta dễ dàng thấy người ta ca ngợi người nghèo khó và có ý chí phấn đấu, nhưng lại rất ác cảm với người giàu có.

    Đọc Thạch Lam sẽ thấy ông có xu hướng ca ngợi và thi vị hoá cái nghèo, nhưng chỉ trích những người giàu sang mà ích kỉ và xấu xa.

    PV:- Dư luận có phần “phẫn nộ” với sự xa hoa của một vài đại gia Việt kể trên nhưng lại ngưỡng mộ việc những siêu sao ở Mỹ mua nhà trị giá hàng chục triệu đô hoặc vợ chống Tom Cruise sắm cho cô con gái chưa tới 6 những món đồ hàng chục ngàn đô la. Xin GS hãy lý giải vì sao lại có sự phản ứng khác nhau như vậy?

    GS Nguyễn Văn Tuấn:- Không ai lại xây một biệt thự đắt tiền mà chung quanh toàn những căn nhà lá; tương tự, tiêu tiền một cách xa xỉ trong khi đại đa số đồng hương còn nghèo khó là một việc làm dễ gây sốc. Đúng là ở Mỹ cũng có nhiều người tiêu tiền một cách xa xỉ, và vợ chồng Tom Cruise là một ví dụ.

    Công chúng Mỹ ít ai đặt vấn đề về cách tiêu tiền của những tài tử điện ảnh này, vì ai cũng biết họ là những người rất giàu và họ làm giàu một cách chính đáng, làm giàu từ tài năng của họ. Vả lại, ở Mỹ, với thu nhập trung bình 40.000 đến 50.000 USD một năm, thì việc người giàu chi ra vài chục ngàn USD cho một món quà cũng chẳng làm ai sốc.

    Còn ở nước ta, với thu nhập trung bình chỉ 1000 USD (hoặc thấp hơn) mà có người bỏ ra 20.000 USD xây nhà cho chó, hay 10.000 USD cho một cái điện thoại di động, hay 5.000 USD cho một chai rượu thì lại là một chuyện khác. Những cách tiêu tiền như thế rất phản cảm. Cách tiêu tiền phải tùy vào bối cảnh kinh tế.

    Thử tưởng tượng ta uống một li cà phê giá 80 ngàn đồng, hay ăn một tô phở giá 800 ngàn đồng, và bên cạnh ta là những người bán vé số lam lũ với thu nhập một ngày chưa đến 30 ngàn đồng. Tiêu tiền xa xỉ như thế chẳng khác gì chà xát vào nỗi đau khổ của người nghèo khó. Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ. Tôi nghĩ một người có văn hoá không bao giờ hành xử một cách “dã man” với đồng hương của mình dù chỉ là gián tiếp.

    Tôi còn nhớ vài năm trước ở Mỹ có hai vợ chồng người Việt bị giết chết, chỉ vì họ tậu một chiếc xe hiệu Hummer rất đắt tiền. Kẻ giết hai vợ chồng (là người Mỹ) sau này thú nhận là chỉ đơn giản vì ghét kiểu “chơi nổi” của hai vợ chồng người Việt.

    Người ta lý giải rằng, khu vực họ sống là khu vực mà đa số dân là người lao động, nên cách sống của hai vợ chồng Việt làm cho người chung quanh thấy khó ưa. Tiêu tiền không đúng hoàn cảnh có khi cũng nguy hiểm.

    Người giàu thường hay hành xử trái với đạo lý xã hội

    PV:- Cùng lúc với những sự rước dâu bằng dàn xe tiền tỷ, máy bay hay nuôi chó triệu đô... là những hành xử bị dư luận lên án là vô cảm, coi rẻ giá trị con người như đại gia nước đá trả con dâu chỉ vì nghi con dâu mất trinh hay một gia đình đuổi người thân là người nước ngoài ra đường chỉ vì ông ta... nghèo. GS có thể bình luận gì về những hiện tượng trái khoáy nhưng diễn ra đồng thời như vậy?

    GS Nguyễn Văn Tuấn:- Tôi không biết những hành động xa hoa trên có là vô cảm hay không, vì chỉ có đương sự mới có câu trả lời. Xin nói thêm rằng theo tôi được biết, trường hợp cô dâu ở Cần Thơ là do nghi ngờ vô cớ về một thước phim sex.

    Còn đứng trên quan điểm khoa học, việc người giàu có hành xử “trái khoáy” có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên. Một nghiên cứu mới đây cho thấy người giàu có thường hay hành xử trái với đạo lý xã hội, hay phạm luật pháp. Có thể lý giải những hành động trái với đạo đức trong giới giàu có qua sự độc lập của họ.

    Những người có nhiều tiền và quyền cao chức trọng tương đối độc lập và ít bị ràng buộc với người chung quanh họ, nên có nhận thức thấp về rủi ro liên quan đến những hành vi thiếu đạo đức của họ. Ngoài ra, người giàu tự tin rằng “kim ngân phá luật lệ”, họ dư thừa phương tiện và tài lực để đối phó khi họ vi phạm luật.

    Người có quyền thế và giàu có cũng có khi suy nghĩ rằng họ “có quyền” thỉnh thoảng vi phạm luật pháp hay có những hành vi trái với đạo lý, vì họ nghĩ họ có công, họ chính là những người xây dựng nên qui chuẩn đạo đức.

    Cũng có thể lý giải vì họ xa rời với những người chung quanh, họ sống trong giai tầng của họ, và tỏ ra xem thường những người nghèo hèn. Một lần nữa, những cách hành xử xem thường người nghèo cũng là một thể hiện của sự thiếu nền tảng văn hoá, và có khi thiếu kĩ năng sống.

    Cũng cần nhắc đến một vài sự kiện gần đây khi có những đại gia mua đấu giá những món hàng đắt tiền dưới danh nghĩa làm từ thiện nhưng họ thật ra không mua. Đó không chỉ là một hành động gian trá mà còn là một giễu cợt vô cùng vô giáo dục trên nỗi khổ của người khác.

    • Hoàng Hạnh (thực hiện)

    School@net (Theo http://phunutoday.vn/xi-nhan/trai-hay-phai/201203/GS-Nguyen-Van-TuanTroc-phu-moi-tin-kim-ngan-pha-le-2141889/)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.