Ta hãy quan sát một số FORM cụ thể sau: Hình ảnh sau là Form mô tả bài học tập chép trong chương trình chính tả của môn Tiếng Việt Tiểu học.
Form này mô tả bài học tập chép. Nội dung được thể hiện chính xác theo bài học tập chép của SGK. Phần mềm cố gắng thể hiện chữ viết trên màn hình chính xác như GV viết lên bảng nội dung này. Một FORM này với các bộ dữ liệu đầu vào khác nhau sẽ được dùng trong rất nhiều các bài học tập chép suốt từ lớp 1 đến lớp 5. Hình ảnh sau là FORM mô tả bài học thi tìm từ chính xác.
Form này mô tả 2 kiểu bài luyện thường xuyên có trong chương trình môn Tiếng Việt Tiểu học, đó là bài luyện thi tìm từ đúng nhanh nhất và bài luyện thi tìm nhiều từ đúng nhất. Các bài luyện này thường xuyên có mặt trong phần học mở rộng vốn từ, luyện từ và câu của SGK. Qua các ví dụ trên chúng ta sẽ cùng nhau soi kỹ hơn vào mô hình các FORM mô tả kiến thức. Một Form như vậy sẽ bao gồm các cấu thành sau: Như vậy để mô tả được một FORM có tương tác theo đúng yêu cầu của bài học, bài luyện tập, bài giảng cần rất nhiều yếu tố cấu thành phức tạp. Mục đích cuối cùng là phải thể hiện được giao diện tương tác với các yêu cầu chặt chẽ về chuyên môn, thỏa mãn cho nhu cầu sử dụng của người dùng, cụ thể ở đây là HS và GV. Việc áp dụng một FORM như vậy trên thực tế sẽ nằm trong các bài học, khung cảnh kiến thức cụ thể. Mỗi lần FORM được thể hiện trong bài học, chúng tôi gọi đó là một Hoạt động hay Action. Như vậy Action chỉ là một Instant của Form nhưng với bộ dữ liệu đầu vào cụ thể. Thông thường một FORM có thể tạo được rất nhiều Action và được sử dụng nhiều nơi trong chương trình môn học. Sơ đồ sau cho ta thấy quan hệ giữa FORM và ACTION. Trong dự án phần mềm Học và Dạy Tiếng Việt Tiểu học, chúng tôi đã xây dựng, thiết lập 140 FORM và hơn 800 ACTION khác nhau đủ để mô phỏng toàn bộ tất cả các bài học trong chương trình SGK Tiếng Việt Tiểu học. Đây là một công trình đồ sộ vào bậc nhất tính cả trên phương diện lập trình, dữ liệu và thời gian thực hiện. Bùi Việt Hà, Công ty Công nghệ Tin học Nhà trường
School@net
|