Khi thiết kế FORM, người thiết kế phần mềm sẽ phải dựa trên các yếu tố sau: - Kiến thức môn học. Mỗi FORM thông thường được xây dựng nhằm mô phỏng và thể hiện một kiến thức hay phạm vi kiến thức nào đó của một môn học. - Dữ liệu đầu vào của Form. Dữ liệu đầu vào này đóng vai trò rất quan trọng vì nó chính là nội dung thông tin được thể hiện và xử lý trên Form. Có 3 loại dữ liệu đầu vào của Form như sau: 1. Dữ liệu hệ thống được sinh ra khi thiết kế, cố định và gắn liền với FORM. 2. Dữ liệu từ các nguồn từ điển khác nhau. Các dữ liệu này sẽ được xử lý thông qua các bộ lọc và thuật toán để đưa vào Form. 3. Dữ liệu do người dùng tự nhập. - Các thuật toán xử lý dữ liệu Form. Việc xử lý này không đơn giản như nhiều người nghĩ vì nó cần sàng lọc, tính toán và sinh lại sao cho phù hợp với các bài học trên thực tế. Các Form được thiết kế trong phần mềm. Khi thể hiện trên màn hình, các Form sẽ được lồng ghép trong các bài học cụ thể của chương trình môn học. Mỗi lần thể hiện như vậy thông qua một khái niệm mới là các Hoạt động hay Action của Form. Vậy ACTION là một thể hiện cụ thể của FORM trong một bài học kiến thức cụ thể. Mỗi ACTION sẽ tương đương với một hoạt động cụ thể trên lớp của GV hay HS.
Sơ đồ sau mô tả ý nghĩa và cách xác định một ACTION.
Như vậy từ một FORM gốc có thể tạo ra tất nhiều ACTION khác nhau. Các ACTION này được sử dụng để đưa vào các bài học, bài giảng điện tử cho GV và HS. Đây chính là mô hình các bài học môn Tiếng Việt nói chung và các môn học khác nói chung. Trong dự án phần mềm Học và Dạy Tiếng Việt cấp Tiểu học chúng tôi đã xây dựng hơn 800 ACTION khác nhau phủ kín toàn bộ chương trình môn học Tiếng Việt.
Bùi Việt Hà, Công ty Công nghệ Tin học Nhà trường
School@net
|