Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 6
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 6
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93420619 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Chuyên mục "School@net 15 năm"

    Thuỷ quân nhà Nguyễn năm 1816 đi cắm cột mốc, dựng bia chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa

    Từ thời các chúa Nguyễn, đầu thế kỷ XVII, khai thác Biển Đông, kinh tế biển, bảo vệ Biển Đông đã được các chính quyền thời ấy rất quan tâm. Các đội khai thác Biển Đông như đội Hoàng Sa, đội Quế Hương, đội Đại Mạo Hải Ba, đội Quế Hương Hàm với nhiệm vụ kinh tế và sẵn sàng ứng chiến với kẻ xâm phạm Biển đảo.

    Xem tiếp Xem tiếp...
    Hoàng Sa và Trường Sa trong tâm linh người Việt

    Dân tộc Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước đã sớm nhận ra một sự thật rằng "văn hoá còn dân tộc còn”, từ đó chủ quyền lãnh thổ cùng với độc lập dân tộc cũng sẽ mãi mãi vững bền. Nhưng điều đó chỉ có thể khi cả dân tộc đoàn kết lại thành một khối thống nhất mà các yếu tố văn hóa và tâm linh chính là chất kết dính, hấp dẫn từng bộ phận người Việt trở lại bên nhau cùng nhau giữ gìn, xây đắp, phát triển cơ đồ của Tổ tiên được vun đắp từ biết bao xương máu của các thế hệ người Việt Nam.

    Xem tiếp Xem tiếp...
    Dư luận quốc tế phản đối “đường lưỡi bò”

    Các nguồn dư luận khách quan trên thế giới đều cho rằng những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, mà đặc biệt là yêu sách "đường lưỡi bò” là những đòi hỏi vô lý, không phù hợp với luật pháp quốc tế và cũng hoàn toàn mâu thuẫn với tài liệu lịch sử chính thống của người Trung Quốc. Thế nhưng, các hành động gây hấn ngày càng gia tăng của Trung Quốc nhằm áp đặt yêu sách "đường lưỡi bò” không chỉ khiến các quốc gia trong khu vực lo ngại mà còn bị cộng đồng quốc tế phê phán như là sự đe dọa tới quyền tự do hàng hải cũng như lợi ích của nhiều quốc gia khác trên thế giới.

    Xem tiếp Xem tiếp...
    Xuyên tạc lịch sử trong âm mưu chiếm đoạt Hoàng Sa và Trường Sa

    Có thể nói, tham vọng áp đặt chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên hầu hết Biển Đông đã tỏ ra hết sức mâu thuẫn với nguồn tài liệu chính sử của họ. Từ lâu, Trung Quốc đã không từ bỏ việc làm mà tất cả các học giả chân chính đều lên án là cố tình bịa đặt và xuyên tạc lịch sử. Hành động này đã được Trung Quốc toan tính lâu dài và tổ chức thực hiện công phu để có thể xuyên tạc lịch sử hàng ngàn năm từ cổ chí kim trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong phạm vi của bài viết này, chúng tôi chỉ có thể điểm ra một vài trường hợp cụ thể như là một trong rất nhiều minh chứng cho những toan tính trên của Trung Quốc.

    Xem tiếp Xem tiếp...
    Dày đặc tư liệu nước ngoài khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa của VN

    (ĐV) Không chỉ những bằng chứng lịch sử và hành động cụ thể xác định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và trường Sa, các tài liệu lịch sử của nhiều nước cũng chứng tỏ điều này một cách rõ rệt.

    Xem tiếp Xem tiếp...
    Chứng cứ khoa học khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa của VN

    (ĐV) Với những tư liệu lịch sử, những hành động cụ thể đã chứng minh chủ quyền không thể bàn cãi của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

    Xem tiếp Xem tiếp...
    Công hàm 1958 với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam

    Gần đây Trung Quốc luôn rêu rao cái gọi là họ có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc Trung Quốc diễn giải nội dung Công hàm ngày 14-9-1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng như là một chứng cứ cho thấy Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là hết sức phiến diện và xuyên tạc nội dung, ý nghĩa của bản Công hàm đó, hoàn toàn xa lạ với nền tảng pháp lý của Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế, bất chấp thực tế khách quan của bối cảnh lịch sử đương thời. Có thể nói, giải thích xuyên tạc Công hàm 1958 là một trong chuỗi những hành động có tính toán nhằm tạo cớ, từng bước hợp thức hóa yêu sách chủ quyền phi lý của họ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

    Xem tiếp Xem tiếp...
    Châu bản thời vua Bảo Đại khắc ghi chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam

    Nếu như các tờ châu bản thời vua Minh Mệnh và Thiệu Trị được viết bằng chữ Hán thì các tờ châu bản thời vua Bảo Đại được viết bằng chữ Quốc ngữ. Và một điều khác biệt nữa là trong thời điểm Nam triều thuộc Pháp bảo hộ này, có châu bản lại được sao dịch thêm một bản ngôn ngữ Pháp.

    Xem tiếp Xem tiếp...
    Châu bản thời Minh Mạng và Thiệu Trị khắc ghi chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam

    Nhiều kỳ trước chúng tôi đã thông tin tới bạn đọc các chứng cứ từ sách sử trong nước và nước ngoài (kể cả Trung Quốc) để chứng minh chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhằm cung cấp thêm cho bạn đọc những chứng cứ lịch sử khác ngoài sách sử, chúng tôi xin đề cập tới một số châu bản thời Nguyễn, cụ thể là hai triều vua Minh Mạng và Thiệu Trị – Đó là những hiện vật gốc (có bản do chính nhà vua phê) đang được lưu trữ cẩn mật qua đó có thể khẳng định: Chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là hiển nhiên không thể tranh cãi.

    Xem tiếp Xem tiếp...
    “Đường lưỡi bò” phi lý và tham vọng bá chủ của Trung Quốc ở Biển Đông

    Tháng 5-2009, Trung Quốc gửi công hàm tới Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc và kèm theo một tấm bản đồ có vẽ 9 đoạn đứt khúc (còn gọi là "đường chữ U” hay "đường lưỡi bò”) thể hiện yêu sách bao chiếm gần như toàn bộ Biển Đông. Trung Quốc đòi hỏi cộng đồng quốc tế thừa nhận "vùng biển lịch sử” của họ được bao chiếm bởi "đường lưỡi bò”. Tuy nhiên, điều đáng nói là từ đó đến nay mặc dù Trung Quốc chưa bao giờ làm rõ được cơ sở pháp lý của các đòi hỏi này nhưng hành động của họ thì lại ngày càng gia tăng gây hấn, xâm phạm thô bạo chủ quyền lãnh thổ của nhiều quốc gia trong khu vực làm cho tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng.

    Xem tiếp Xem tiếp...
    Trung Quốc chưa bao giờ có chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa

    Trong suốt 22 thế kỷ, từ các đời Tần Thủy Hoàng, Hán Vũ Đế, Tống Thần Công, Minh Thành Tổ đến giữa thế kỷ XX (1951), tài liệu chính sử Trung Quốc đã chưa bao giờ cho thấy chủ quyền của họ đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (mà họ gọi là Tây Sa và Nam Sa) trên Biển Đông của Việt Nam (mà họ gọi là Biển Hoa Nam). Chỉ từ những năm giữa thế kỷ XX trở lại đây, Trung Quốc thay đổi thái độ và liên tục lên tiếng đòi hỏi chủ quyền "bất khả tranh nghị” đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tuy nhiên, họ không đưa ra được cơ sở pháp lý hay một bằng chứng lịch sử nào đáng tin cậy cho thấy họ có chủ quyền hợp pháp trên các quần đảo này.

    Xem tiếp Xem tiếp...
    Cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam

    Trong lịch sử, Việt Nam đã phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống ngoại xâm. Phần lớn thư tịch cổ quốc gia trong các giai đoạn đó đã bị quân xâm lược tiêu hủy với mục tiêu xóa sạch văn hóa Việt để dễ bề đồng hóa. Tuy nhiên, chỉ với những tài liệu chính sử còn lại đến nay cũng đủ để chứng minh người Việt Nam đã có chủ quyền lịch sử từ rất lâu đời trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, hoàn toàn phù hợp với tập quán cũng như luật pháp quốc tế về việc xác lập và khẳng định chủ quyền lãnh thổ.

    Xem tiếp Xem tiếp...
    Cơ sở pháp lý quốc tế về sự thiết lập chủ quyền lãnh thổ tại các hải đảo

    Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là vấn đề thiêng liêng của mỗi dân tộc. Trong đó, lãnh thổ và biên giới quốc gia là hai yếu tố gắn với nhau. Pháp luật quốc tế hiện đại và tập quán quốc tế lâu đời đều thừa nhận tính bất khả xâm phạm của lãnh thổ và biên giới quốc gia. Tuy nhiên, việc xác lập chủ quyền lãnh thổ trên đất liền hay trên các vùng biển, đảo đều phải hội đủ các yếu tố theo luật pháp quốc tế của từng thời điểm lịch sử. Phương thức chiếm hữu và thụ đắc lãnh thổ vì thế cũng thay đổi theo thời gian. Sau các cuộc chiến tranh thế giới gây ra những hậu quả đau thương kinh hoàng cho nhân loại, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đã ra Nghị quyết 2526 năm 1970 tuyên bố: "Mọi hành động thụ đắc lãnh thổ bằng đe dọa hoặc bằng sử dụng vũ lực đều không được thừa nhận là hợp pháp”.

    Xem tiếp Xem tiếp...
    Cờ Tổ quốc vẫn tung bay trên ngư trường Hoàng Sa

    Trong những năm gần đây ngư dân Việt Nam mà nhất là ngư dân tỉnh Quảng Ngãi luôn bị tàu nước ngoài bắt bớ, đánh đập, đâm tàu khiến tính mạng ngư dân nhiều phen lâm nguy. Những chuyến ra khơi gắn với những vụ "tai nạn” như vậy thật sự là nỗi kinh hoàng đối với dư luận, đe dọa nghiêm trọng tính mạng, tài sản và công việc mưu sinh bao đời của ngư dân Việt. Thật đáng trân trọng, bất chấp những hiểm nguy, được sự hỗ trợ của cả nước, ngư dân Việt Nam với lòng quả cảm, vượt lên đầu sóng ngọn gió, bám biển ra khơi, khẳng định chủ quyền của đất nước và cờ Tổ quốc vẫn luôn tung bay trên ngư trường Hoàng Sa.

    Xem tiếp Xem tiếp...
    “Sinh Tồn” trên đại dương gió bão

    Trong chuyến công tác dài ngày trên biển, khi biết trong "hải lộ” của mình sẽ được đặt chân lên đảo Sinh Tồn, tôi không thể không háo hức, bùi ngùi, xúc động. Những câu thơ mà nhà thơ thần đồng Trần Đăng Khoa cách đây 29 năm lại trỗi lên trong tôi. Tôi nhớ nhất đến câu thơ "...Dù chẳng mưa chúng tôi vẫn sinh tồn trên mặt biển. Đảo vẫn sinh tồn trên đại dương gió bão...”. Những câu thơ này được viết nói về cảnh chờ mưa, khát khao những "giọt lệ trời” của cánh lính cũng như tâm trạng nhà thơ – người lính Trần Đăng Khoa lúc bấy giờ. Sau 29 năm, Sinh Tồn giờ không chỉ có lính "sinh tồn trên đại dương gió bão” mà còn có dân sinh tồn trên gió bão đại dương.

    Xem tiếp Xem tiếp...
    Cô Lin, Trường Sa - “Mắt thần” của biển

    Trong quần đảo Trường Sa, so với các đảo khác, với vị trí chiến lược của mình, đảo Cô Lin được coi như "mắt thần” của biển. Nằm ở vị trí quan trọng, nhiều năm trước, ra Cô Lin người ta thấy thiếu thốn cam go đủ bề. Nhưng với sự quan tâm và đầu tư cũng như vượt lên khó khăn của người lính, để khẳng định chủ quyền biển, vị thế dân tộc Việt Nam trên biển, nay Cô Lin hiện ra bề thế, vững chãi trước biển. Là nơi bà con đi biển gửi gắm niềm tin, tìm đến neo đậu tránh trú bão, lấy thêm nước ngọt và lương thực cho mình.

    Xem tiếp Xem tiếp...
    TQ nguỵ tạo chủ quyền biển Đông: Còn nhiều tài liệu VN chưa đưa ra

    (GDVN) – Hơn nửa thế kỷ nghiên cứ địa lý và lịch sử, nhà nghiên cứ Nguyễn Đình Đầu có một bộ sưu tập bản đồ Việt Nam lên tới hàng nghìn tấm. Những tài liệu này giúp giải mã rất nhiều vấn đề về lịch sử, địa lý Việt Nam. Trước những tuyên bố trắng trợn của Trung Quốc về đường lưỡi bò và chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, PV báo Giáo dục Việt Nam đã có buổi phỏng vấn học giả nổi tiếng này.

    Xem tiếp Xem tiếp...
    Chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam giai đoạn sau 1991

    Sau khi bình thường hoá quan hệ giữa hai nước tháng 11-1991, trong khi Việt Nam luôn kiên trì các giải pháp thương lượng hòa bình thì phía Trung Quốc vẫn đơn phương tiếp tục ra tuyên bố và trên thực tế có nhiều hành vi xâm phạm chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông. Những tuyên bố và hành động của Trung Quốc trong giai đoạn này không chỉ xâm phạm chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà còn góp phần gia tăng căng thẳng trong khu vực, ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh hàng hải trên Biển Đông khiến nhiều quốc gia có lợi ích trong khu vực quan ngại.

    Xem tiếp Xem tiếp...
    Chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam giai đoạn 1975 - 1991

    Kể từ tháng 4-1975, Hải quân Quân đội Nhân dân Việt Nam đã tiếp quản toàn bộ quần đảo Trường Sa và các đảo khác trên Biển Đông. Sau đó, nước Việt Nam thống nhất với tên gọi Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN), với tư cách kế thừa quyền sở hữu các đảo và quần đảo từ các chính quyền trước theo luật pháp quốc tế và sự liên tục của lịch sử, có trách nhiệm tiếp tục khẳng định và duy trì việc bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

    Xem tiếp Xem tiếp...
    Ký ức Hoàng Sa trong nhiều thế hệ người Việt Nam

    Trong tâm thức của người Việt Nam, quần đảo Hoàng Sa gần gũi tựa như cái sân liền với ngôi nhà là dải đất hình chữ S, chỉ bước chân ra là tới. Hoàng Sa ghi dấu trong ký ức bao thế hệ người Việt, là nơi thấm đẫm máu xương, mồ hôi và nước mắt của người dân Việt kiên cường vượt lên đầu sóng ngọn gió để mưu sinh, và khi cần thiết người Việt cũng đã quyết tử để bảo vệ quần đảo - chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

    Xem tiếp Xem tiếp...
    2 3 4 5 6 7 8

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.