Cong ty Cong Nghe Tin hoc Nha truong http://www.schoolnet.vn

Mô hình các dạng toán đã mô phỏng trong phần mềm HỌC TOÁN, DẠY TOÁN 1, 2, 3, 4, 5. Phần III: Đo lường và phép toán với các đơn vị đo lường
07/11/2008

DẠY TOÁN 1, 2, 3, 4, 5 là bộ phần mềm mô phỏng học môn Toán bậc Tiểu học lớn nhất của Việt Nam. Hơn 200 dạng toán chính trong chương trình môn Toán đã được mô phỏng trên máy tính. Việc mô phỏng các dạng toán này nhằm các mục đích sau:


- Học sinh có thể tự học, tự làm bài tập trực tiếp trên máy tính theo đúng qui trình như khi làm bài tập trên bảng hoặc trên giấy.

- Giáo viên sử dụng các mô phỏng này để hỗ trợ giảng dạy hoặc tiến hành giảng trực tiếp trên máy tính.

- Học sinh làm bài kiểm tra kiến thức trên máy tính theo yêu cầu của giáo viên hoặc cha mẹ học sinh.

Một đặc điểm nổi bật của tất cả các mô phỏng này là giáo viên (cha mẹ học sinh) được quyền nhập trực tiếp dữ liệu hoặc thông tin đầu vào cho các mô phỏng này. Với tính năng này, giáo viên sẽ hoàn toàn chủ động để tìm kiếm thông tin và giảng dạy trực tiếp trên máy tính.

Trong chương trình môn Toán Tiểu học, các đại lượng đo lường được học và dạy liên tục từ lớp 1 đến lớp 5 với rất nhiều chủ đề kiến thức khác nhau. Các dạng toán được mô phỏng liên quan đến đo lường bao gồm:

- Làm quen với các đại lượng đo lường: độ dài, diện tích, thể tích, khối lượng.

- Các bài tập so sánh các đơn vị đo lường.

- Bài tập đổi đơn vị đo lường.

- Các phép tính liên quan đến đo lường.

- Các bài toán có lời văn và liên quan đến các đại lượng đo lường.

Trong phần này sẽ mô tả chi tiết các dạng toán chính đã mô phỏng trong phần mềm DẠY TOÁN 1, 2, 3, 4, 5 liên quan đến đo lường.

Stt Dạng toán mô phỏng Màn hình nhập trực tiếp dữ liệu cho dạng toán
 

 

 

1.

Đo độ dài đoạn thẳng bằng thước.

Bài học này mô phỏng việc đo độ dài đoạn thẳng bằng thước. Trên màn hình có một cái thước và một số đoạn thẳng cho trước. Nhiệm vụ của HS là dùng thước đo và tính độ dài các đoạn thẳng này.

Thao tác:

Các nút lệnh chính của màn hình có ý nghĩa như sau:

Dùng chuột dịch chuyển thước đo dọc theo vị trí các đoạn thẳng cần đo. Để dịch chuyển thước dùng cách kéo thả chuột (nhấn giữ và rê chuột). Muốn xoay thước hãy nháy đúp chuột lên thước.

Để nhập độ dài đoạn thẳng cần kích chuột nhẹ lên ô vuông nhập liệu trên đoạn thẳng để làm xuất hiện con trỏ nhập liệu. Nhập dữ liệu bằng cách gõ phím hoặc nháy chuột lên các nút số màu đỏ. Nhập dữ liệu lần lượt cho tất cả các đoạn thẳng trên màn hình.

Với bài mô phỏng này GV nhập các thông tin sau:

- Đơn vị đo: được phép chọn các đơn vị cm, dm, mm.

- Số đoạn thẳng cần đo. Được phép nhập từ 1 đến 4.

- Độ dài của mỗi đoạn thẳng cần đo.

 

 

 

2.

Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.

Trong bài học này HS cần thực hiện công việc vẽ một đoạn thẳng nằm ngang trên màn hình với độ dài cho trước. Trong khi vẽ, HS sử dụng thước đo trên màn hình.

Thao tác vẽ của HS như sau:

- Dịch chuyển thước đến vị trí dễ quan sát để bắt đầu vẽ.

- Chọn công cụ vẽ bên phải màn hình. Công cụ này được sử dụng trong suốt thời gian vẽ trừ khi dùng công cụ khác.

- Nháy chuột tại một vị trí trên màn hình để vẽ điểm đầu tiên của đoạn thẳng muốn vẽ.

- (thao tác vẽ đoạn thẳng) Nháy chuột lên điểm vừa vẽ. Di chuyển chuột theo chiều ngang đến điểm đầu thứ hai và nháy chuột. Chú ý: bắt buộc phải vẽ đoạn thẳng theo chiều ngang.

- Muốn xóa đoạn thẳng vừa vẽ hãy nháy chọn công cụ xóa đối tượng , sau đó nháy chọn đoạn thẳng để xóa toàn bộ đoạn thẳng này.

Không có chức năng nhập trực tiếp dữ liệu.

 

 

 

3

Đo độ dài các đoạn thẳng theo mẫu.

Trên màn hình xuất hiện 6 đoạn thẳng. Nhiệm vụ của HS là tính độ dài các đoạn thẳng này dựa trên hai đoạn thẳng mẫu.

Trước khi nhập liệu nháy chuột lên ô nhập liệu để làm xuất hiện con trỏ nhập. Nhập trực tiếp số bằng gõ phím số hoặc bấm các nút số màu đỏ bên phải màn hình.

Màn hình nhập dữ liệu có dang:

GV nhập trực tiếp độ dài của 6 đoạn thẳng cần đo.

 

 

 

4.

Làm quen với khái niệm khối lượng.

Đây là bài học cho HS làm quen với khái niệm khối lượng thông qua việc cân các đồ vật. Trên màn hình sẽ xuất hiện một chiếc cân hai đĩa. Bên trái là một đồ vật cần đo khối lượng, bên phải là các quả cân. Cân đã ở trạng thái cân bằng. Nhìn vào các quả cân HS sẽ tính được khối lượng đồ vật trên cân.

HS trả lời bằng cách nhập trực tiếp đáp số vào ô phía dưới.

Màn hình nhập dữ liệu có dạng:

GV nhập 2 thông tin sau:

- Đơn vị đo bằng quả cân: kg hay gam.

- Cách thể hiện bài học. Có 2 kiểu thể hiện:

1. Không yêu cầu thao tác khi cân.

Kiểu bài học đã tự động đặt cân thăng bằng,

HS chỉ cần quan sát và trả lời câu hỏi.

2. Yêu cầu thao tác khi cân.

Trong kiểu bài học này HS cần thực hiện thao tác đặt các quả cân lên đĩa cân phải.

 

 

 

5.

Làm quen với khối lượng bằng cách cân các đồ vật.

Đây là bài học cân một đồ vật bằng cân hai đĩa để tính khối lượng. Trên màn hình có một cái cân hai đĩa và một đồ vật cần tính khối lượng. HS cần cân vật này bằng cách dùng chuột kéo thả các quả cân vào đĩa. Nhìn vào sự cân bằng của cân để tính khối lượng.

Muốn bỏ một quả cân ra khỏi đĩa hãy nháy đúp chuột lên quả cân này. Muốn thực hiện lại từ đầu quá trình cân hãy nháy nút .

Màn hình nhập dữ liệu có dạng:

GV nhập 2 thông tin sau:

- Đơn vị đo bằng quả cân: kg hay gam.

- Cách thể hiện bài học. Có 2 kiểu thể hiện:

1. Không yêu cầu thao tác khi cân.

Kiểu bài học đã tự động đặt cân thăng bằng,

HS chỉ cần quan sát và trả lời câu hỏi.

2. Yêu cầu thao tác khi cân.

Trong kiểu bài học này HS cần thực hiện thao tác đặt các quả cân lên đĩa cân phải.

 

 

 

6.

Làm quen với dung lượng bằng cách đo dung tích các thùng.

Với bài học này trên màn hình sẽ xuất hiện các bình nước khác nhau với dung tích khác nhau. Dựa trên số lượng dung tính ghi trên bình, điền các giá trị này vào các khung phía dưới.

Màn hình nhập dữ liệu có dạng:

Để thực hiện bài học này hãy chọn Khái niệm lít tại vị trí Chọn dạng bài trong cửa sổ nhập liệu.

 

 

 

7.

So sánh dung lượng (lít) bằng hình ảnh giữa hai nhóm các đồ vật với dung tích khác nhau.

HS có nhiệm vụ quan sát hai khung trái và phải màn hình. So sánh tổng dung lượng các bình có trong mỗi khung và điền thông tin < = >. Nháy chuột lên một nút màu đỏ để trả lời.

Màn hình nhập dữ liệu có dạng:

Để thực hiện bài học này hãy chọn So sánh lít tại vị trí Chọn dạng bài trong cửa sổ nhập liệu.

 

 

 

8.

Thực hiện phép cộng dung lượng (lít) bằng hình ảnh.

Bài học này yêu cầu HS làm phép cộng dung tích khối lượng của các bình trong mỗi khung trái, phải màn hình. Nhập trực tiếp đáp số vào hai khung phép tính ở hai bên màn hình.

Màn hình nhập dữ liệu có dạng:

Để thực hiện bài học này hãy chọn Phép công lít tại vị trí Chọn dạng bài trong cửa sổ nhập liệu.

Tại vị trí Số số hạng nhập giá trị từ 2 đến 3.

 

 

 

9.

Thực hiện phép trừ dung lượng (lít) bằng hình ảnh.

Bài học về phép trừ lít. Trên màn hình là phép tính và hình ảnh minh họa cho phép trừ lít. Một bình đựng đầy nước sau khi đổ đầy các bình có trên màn hình thì trong bình còn lại bao nhiêu lít nước.

Nhập đáp số trực tiếp vào khung đáp án của phép tính.

Màn hình nhập dữ liệu có dạng:

Để thực hiện bài học này hãy chọn Phép trừ lít tại vị trí Chọn dạng bài trong cửa sổ nhập liệu.

Tại vị trí Số số trừ chọn giá trị từ 1 đến 3.

 

 

 

10.

Thực hiện phép trừ dung lượng (lít). Giáo viên thao tác trực tiếp tạo bài học cụ thể.

Đây là bài học về phép trừ lít nhưng GV là người cần thực hiện các thao tác chuẩn bị cho bài học.

Trên màn hình có một số bình nước rỗng. Có thể nháy chuột tại vị trí phía phải màn hình để chọn các kiểu bình nước khác nhau.

Phía phải trên màn hình là một bình nước to chứa đầy nước. Khối lượng nước của bình này có thể chọn từ DS số phía trái màn hình.

Để bắt đầu bài học, GV thực hiện các thao tác sau:

- GV dịch chuyển bình nước đầy vào khung giữa màn hình như hình trên. Có thể chuyển vào và trên một bình nước bất kỳ trong khung.

- Sau đó GV thực hiện việc đổ nước từ bình to này vào các bình nhỏ có trên màn hình. Mỗi lần đổ sẽ rót được 1 lít nước. Nháy đúp chuột vào bình to để thực hiện một lần rót nước.

- Có thể dịch chuyển bình nước to tới các vị trí khác nhau để thực hiện việc rót nước vào các bình con khác nhau.

- Sau khi rót nước, phép toán sẽ tự động xuất hiện để tính số nước còn lại trong bình to. Nhập trực tiếp dữ liệu vào ô để hoàn thành yêu cầu bài toán.

Màn hình nhập dữ liệu có dạng:

 

 

 

11.

Học diện tích bằng cách đo diện tích.

Nhiệm vụ của HS là đo diện tích của hình trên màn hình. Cách đo như sau: HS sẽ dùng một hình vuông mẫu nằm phía trên bên phải màn hình. HS kéo thả hình vuông này vào hình cần tính diện tích. Sau khi đã xếp xong tất cả các hình, diện tích của hình sẽ đo được bằng cách đếm các hình vuông vừa xếp vào.

Màn hình nhập dữ liệu có dạng:

GV nhập trực tiếp 2 thông số:

- Diện tích của hình cần tính. Nhập tại vị trí Diện tích cần đo.

- Hình ảnh của khu vườn cần tính diện tích. Chọn kiểu hình ảnh tại vị trí Chọn hình.

 

 

 

12.

Học thể tích bằng cách đo thể tích một hình.

Nhiệm vụ của HS là cần tính thể tích của hình khối trên màn hình. Để làm việc này cần kéo thả khối lập phương mẫu bên phải vào hình khối giữa. Khi đã lấp kín thì đếm số khối lập phương này.

Màn hình nhập dữ liệu có dạng:

Giáo viên nhập trực tiếp thể tích khối cần đo. Nhấn nút Tự động sinh để yêu cầu phần mềm tự động sinh giá trị này.

 

 

 

13.

Học so sánh các đơn vị đo lường.

Bài học so sánh hai đơn vị đo lường tự sinh trên màn hình. HS cần nhập các dấu < = > để giải bài toán này.

Chú ý: dữ liệu cần so sánh có 2 kiểu thể hiện, kiểu đơnkiểu phức hợp.

Kiểu đơn là kiểu số chỉ có 1 mức đơn vị đo lường tham gia.

Kiểu phức hợp là kiểu có 2 mức đơn vị đo lường tham gia.

Màn hình nhập dữ liệu có dạng:

Giáo viên có thể nhập các thông số sau trong cửa sổ nhập liệu này:

- Đơn vị đo độ dài. Tại vị trí Chọn độ đo có thể chọn một trong các đơn vị đo là độ dài, diện tích, thể tích hay khối lượng.

- Tại vị trí Chọn đơn vị đo cần so sánh chọn đơn vị đo lường chính của hai vế biểu thức cần so sánh.

- Chọn kiểu dữ liệu thể hiện cho giá trị cần so sánh. Có 3 kiểu có thể chọn:

1. Đơn giản, giá trị nguyên.

Các giá trị số của đo lường là số nguyên.

2. Đơn giản, giá trị thập phân.

Các giá trị số của đo lường là số thập phân.

3. Phức hợp.

Các giá trị số đo lường là phức hợp, nghĩa là có dạng (X, Y), ví dụ 2m 3dm.

Chú ý: nếu chọn kiểu dữ liệu là Phức hợp thì các mức đơn vị đo lường được chọn tại vị trí Chọn đơn vị đo cần so sánh phải có mức Level>0.

- Tại vị trí Dữ liệu độ đo có thể nhập trực tiếp hai bộ dữ liệu cần so sánh. Có thể nhập trực tiếp từ bàn phím hoặc nhấn nút Sinh tự động để phần mềm tự sinh.

 

 

 

14.

Học đổi các đơn vị đo lường.

Bài toán đổi đơn vị đo lường. Cho trước một giá trị đo lường. Cần chuyển đổi giá trị đo này sang một đơn vị đo khác.

Để làm bài HS cần nhập trực tiếp đáp số vào ô trống trên màn hình. Chú ý kiểu giá trị đơn và phức hợp của việc đổi đơn vị đo lường.

Màn hình nhập dữ liệu có dạng:

Giáo viên có thể nhập các thông số sau trong cửa sổ nhập liệu này:

- Đơn vị đo độ dài. Tại vị trí Chọn độ đo có thể chọn một trong các đơn vị đo là độ dài, diện tích, thể tích hay khối lượng.

- Tại vị trí Chọn đơn vị đo cần đổi chọn đơn vị đo lường chính của hai vế biểu thức cần đổi đơn vị đo.

- Chọn kiểu dữ liệu thể hiện cho giá trị cần so sánh. Có 3 kiểu có thể chọn:

1. Đơn giản, giá trị nguyên.

Các giá trị số của đo lường là số nguyên.

2. Đơn giản, giá trị thập phân.

Các giá trị số của đo lường là số thập phân.

3. Phức hợp.

Các giá trị số đo lường là phức hợp, nghĩa là có dạng (X, Y), ví dụ 2m 3dm.

Chú ý: nếu chọn kiểu dữ liệu là Phức hợp thì các mức đơn vị đo lường được chọn tại vị trí Chọn đơn vị đo cần đổi phải có mức Level>0.

- Tại vị trí Dữ liệu cần đổi độ đo có thể nhập trực tiếp hai bộ dữ liệu. Có thể nhập trực tiếp từ bàn phím hoặc nhấn nút Sinh tự động để phần mềm tự sinh.

- Tại Vị trí làm bài chọn Vị trí làm bài tức là vị trí cho phép người dùng nhập dữ liệu thì làm bài.

 

 

 

15.

Học phép cộng với các đơn vị đo lường.

Bài học cộng hai đơn vị đo lường theo hàng dọc.

Thao tác cần thực hiện tương tự bài học cộng hai số theo hàng dọc.

Màn hình nhập dữ liệu có dạng:

GV nhập các thông số sau đây:

- Kiểu đơn vị đo lường (độ dài, diện tích, thể tích, khối lượng) tại vị trí Chọn độ đo.

- Chọn đơn vị đo cụ thể tương ứng với kiểu độ đo tại vị trí Chọn đơn vị đo.

- Chọn phép toán cần thực hiện là Cộng hoặc Trừ.

- Khuôn dạng tính toán: chọn kiểu dữ liệu tính toán là Đơn giản hay Phức tạp. Với kiểu đơn giản chỉ có 1 mức đơn vị đo lường tham gia tính toán. Với mức Phức tạp, sẽ có 2 đơn vị đo lường tham gia vào quá trình đổi.

- Tại vị trí Phép tính dữ liệu chọn kiểu Không nhớ hoặc Có nhớ.

- Có thể nhập trực tiếp dữ liệu tại vị trí Bộ dữ liệu thứ nhất, thứ hai hoặc nhấn nút Tự động sinh DL.

 

 

 

16.

Học phép trừ các đơn vị đo lường.

Bài học trừ hai đơn vị đo lường theo hàng dọc.

Thao tác cần thực hiện tương tự bài học trừ hai số theo hàng dọc.

Màn hình nhập dữ liệu có dạng:

GV nhập các thông số sau đây:

- Kiểu đơn vị đo lường (độ dài, diện tích, thể tích, khối lượng) tại vị trí Chọn độ đo.

- Chọn đơn vị đo cụ thể tương ứng với kiểu độ đo tại vị trí Chọn đơn vị đo.

- Chọn phép toán cần thực hiện là Cộng hoặc Trừ.

- Khuôn dạng tính toán: chọn kiểu dữ liệu tính toán là Đơn giản hay Phức tạp. Với kiểu đơn giản chỉ có 1 mức đơn vị đo lường tham gia tính toán. Với mức Phức tạp, sẽ có 2 đơn vị đo lường tham gia vào quá trình đổi.

- Tại vị trí Phép tính dữ liệu chọn kiểu Không nhớ hoặc Có nhớ.

- Có thể nhập trực tiếp dữ liệu tại vị trí Bộ dữ liệu thứ nhất, thứ hai hoặc nhấn nút Tự động sinh DL.

 

 

 

17.

Học phép chia các đơn vị đo lường. Kiểu dữ liệu đơn giản.

Bài học thực hiện phép chia số đo đơn vị đo lường cho một số nguyên. Phép chia hết, chia có nhẩm. Kiểu dữ liệu đơn giản được thực hiện tương tự như phép chia hai số tự nhiên có nhẩm. Các bước thực hiện tương tự như phép chia số tự nhiên.

Màn hình nhập dữ liệu có dạng:

GV nhập các thông số sau đây:

- Kiểu đơn vị đo lường (độ dài, diện tích, thể tích, khối lượng) tại vị trí Chọn độ đo.

- Chọn đơn vị đo cụ thể tương ứng với kiểu độ đo tại vị trí Chọn đơn vị đo.

- Chọn phép toán cần thực hiện là Nhân hoặc Chia.

- Khuôn dạng tính toán: chọn kiểu dữ liệu tính toán là Đơn giản hay Phức tạp. Với kiểu đơn giản chỉ có 1 mức đơn vị đo lường tham gia tính toán. Với mức Phức tạp, sẽ có 2 đơn vị đo lường tham gia vào quá trình đổi.

- Tại vị trí Phép tính dữ liệu chọn kiểu Không nhớ hoặc Có nhớ.

- Có thể nhập trực tiếp dữ liệu tại vị trí Bộ dữ liệu thứ nhất, thứ hai hoặc nhấn nút Tự động sinh DL.

 

 

 

18.

Học phép nhân các đơn vị đo lường.

Bài toán thực hiện phép nhân đơn vị đo lường với một số tự nhiên, phép nhân theo hàng dọc.

Có 2 kiểu dữ liệu:

1. Kiểu dữ liệu đơn:

Là kiểu dữ liệu đo lường chỉ có 01 giá trị với 01 đơn vị đo. Ví dụ 12m, 4567km, ...

2. Kiểu dữ liệu phức hợp:

Là kiểu dữ liệu bao gồm 2 giá trị số tương ứng với 2 mức đơn vị đo lường khác nhau. Ví dụ: 3m 15cm, 67km 312m.

Màn hình phía trên là phép nhân với kiểu dữ liệu đơn giản. Qui trình nhân được thực hiện tuơng tự phép nhân hai số theo hàng dọc.

Màn hình phía dưới là phép nhân với kiểu dữ liệu phức hợp.

HS cần điền kết quả tại hai vị trí tương ứng với hai mức đơn vị đo lường.

Ngoài ra HS cần điền đáp số chung của phép tính sau khi đã tính toán lại giá trị các mức và chuyển đổi đơn vị đo một cách hợp lý vào vị trí Kết quả là ở phía dưới màn hình.

GV nhập các thông số sau đây:

- Kiểu đơn vị đo lường (độ dài, diện tích, thể tích, khối lượng) tại vị trí Chọn độ đo.

- Chọn đơn vị đo cụ thể tương ứng với kiểu độ đo tại vị trí Chọn đơn vị đo.

- Chọn phép toán cần thực hiện là Nhân hoặc Chia.

- Khuôn dạng tính toán: chọn kiểu dữ liệu tính toán là Đơn giản hay Phức tạp. Với kiểu đơn giản chỉ có 1 mức đơn vị đo lường tham gia tính toán. Với mức Phức tạp, sẽ có 2 đơn vị đo lường tham gia vào quá trình đổi.

- Tại vị trí Phép tính dữ liệu chọn kiểu Không nhớ hoặc Có nhớ.

- Có thể nhập trực tiếp dữ liệu tại vị trí Bộ dữ liệu thứ nhất, thứ hai hoặc nhấn nút Tự động sinh DL.

 

 

 

19.

Học phép chia các đơn vị đo lường. Kiểu dữ liệu phức hợp.

Dạng toán thực hiện phép chia dữ liệu đo lường kiểu phức hợp cho một số tự nhiên. Đây là dạng toán tương đối phức tạp. Số bị chia sẽ là hai giá trị số tương ứng với hai mức của đơn vị đo.

Phân biệt hai kiểu: phép tính không nhớ và có nhớ.

1. Phép tính không nhớ.

Phép chia sẽ là chia hết cho cả hai giá trị số tương ứng. Màn hình trên thể hiện phép chia giá trị đo lường dạng phức hợp, không nhớ. Qui trình chia được chia thành hai khu vực tương ứng với hai giá trị số bị chia. Mỗi khu vực việc tính toán được tiến hành tương tự như phép chia hai số tự nhiên, chia hết, chia có nhẩm.

2. Phép tính có nhớ.

Với phép chia có nhớ, phép chia của số hạng đầu tiên của đơn vị đo sẽ là chia có dư. Số dư này HS cần đổi sang đơn vị đo thứ hai và viết lại trong khung màn hình chia.

Sau khi thực hiện xong phép chia theo hàng dọc trong khung chính, HS cần viết lại đáp số cuối cùng của phép chia tại vị trí Kết quả là.

Màn hình nhập dữ liệu có dạng:

GV nhập các thông số sau đây:

- Kiểu đơn vị đo lường (độ dài, diện tích, thể tích, khối lượng) tại vị trí Chọn độ đo.

- Chọn đơn vị đo cụ thể tương ứng với kiểu độ đo tại vị trí Chọn đơn vị đo.

- Chọn phép toán cần thực hiện là Nhân hoặc Chia.

- Khuôn dạng tính toán: chọn kiểu dữ liệu tính toán là Đơn giản hay Phức tạp. Với kiểu đơn giản chỉ có 1 mức đơn vị đo lường tham gia tính toán. Với mức Phức tạp, sẽ có 2 đơn vị đo lường tham gia vào quá trình đổi.

- Tại vị trí Phép tính dữ liệu chọn kiểu Không nhớ hoặc Có nhớ.

- Có thể nhập trực tiếp dữ liệu tại vị trí Bộ dữ liệu thứ nhất, thứ hai hoặc nhấn nút Tự động sinh DL.

 

 

 

20.

Học các phép toán cộng, trừ, nhân, chia các đơn vị đo lường theo hàng ngang.

Đây là dạng toán thực hiện các phép cộng, trừ, nhân, chia theo hàng ngang. HS chỉ cần nhập đáp số cuối cùng vào vị trí phép tính trên màn hình.

Màn hình nhập dữ liệu có dạng:

Cửa sổ nhập dữ liệu cho dạng toán này tương tự như các phép toán cộng, trừ, nhân, chia đơn vị đo lường theo hàng dọc.

GV nhập các thông số sau đây:

- Kiểu đơn vị đo lường (độ dài, diện tích, thể tích, khối lượng) tại vị trí Chọn độ đo.

- Chọn đơn vị đo cụ thể tương ứng với kiểu độ đo tại vị trí Chọn đơn vị đo.

- Chọn phép toán cần thực hiện là Nhân hoặc Chia.

- Khuôn dạng tính toán: chọn kiểu dữ liệu tính toán là Đơn giản hay Phức tạp. Với kiểu đơn giản chỉ có 1 mức đơn vị đo lường tham gia tính toán. Với mức Phức tạp, sẽ có 2 đơn vị đo lường tham gia vào quá trình đổi.

- Tại vị trí Phép tính dữ liệu chọn kiểu Không nhớ hoặc Có nhớ.

- Có thể nhập trực tiếp dữ liệu tại vị trí Bộ dữ liệu thứ nhất, thứ hai hoặc nhấn nút Tự động sinh DL.

 

 

 

21.

Chuyển đối các đại lượng đo lường dưới dạng thập phân.

Dạng toán yêu cầu đổi một bộ độ đo phức hợp sang kiểu độ đo đơn giản. Giá trị số đính sẽ phải là số thập phân. HS cần nhập kết quả biến đổi này trên màn hình bằng cách gõ phím số trực tiếp hoặc nháy các nút số màu đỏ, trong đó có cả nút dấu (,).

Màn hình nhập dữ liệu có dạng:

GV nhập các thông số sau:

- Kiểu đơn vị đo chính (độ dài, diện tích, thể tích, khối lượng).

- Độ đo cụ thể của kiểu đơn vị đo. Mức của đơn vị đo này phải > 0.

Các bài viết khác:

Mô hình các dạng toán đã mô phỏng trong phần mềm HỌC TOÁN, DẠY TOÁN 1, 2, 3, 4, 5. Phần I: Cấu tạo, nhận biết, đọc, viết số

Mô hình các dạng toán đã mô phỏng trong phần mềm HỌC TOÁN, DẠY TOÁN 1, 2, 3, 4, 5. Phần II: Mô phỏng 4 phép toán trên các dạng số

Mô hình các dạng toán đã mô phỏng trong phần mềm HỌC TOÁN, DẠY TOÁN 1, 2, 3, 4, 5. Phần III: Đo lường và phép toán với các đơn vị đo lường

Mô hình các dạng toán đã mô phỏng trong phần mềm HỌC TOÁN, DẠY TOÁN 1, 2, 3, 4, 5. Phần IV: Đồng hồ, lịch và số đo thời gian

Mô hình các dạng toán đã mô phỏng trong phần mềm HỌC TOÁN, DẠY TOÁN 1, 2, 3, 4, 5. Phần V: Làm quen với tiền Việt Nam

Mô hình các dạng toán đã mô phỏng trong phần mềm HỌC TOÁN, DẠY TOÁN 1, 2, 3, 4, 5. Phần VI: Tính giá trị biểu thức

Mô hình các dạng toán đã mô phỏng trong phần mềm HỌC TOÁN, DẠY TOÁN 1, 2, 3, 4, 5. Phần VII: Giải toán có lời văn

Mô hình các dạng toán đã mô phỏng trong phần mềm HỌC TOÁN, DẠY TOÁN 1, 2, 3, 4, 5. Phần VIII: Các bài toán có yếu tố hình học

Mô hình các dạng toán đã mô phỏng trong phần mềm HỌC TOÁN, DẠY TOÁN 1, 2, 3, 4, 5. Phần IX: Tính chất số và phép toán

Mô hình các dạng toán đã mô phỏng trong phần mềm HỌC TOÁN, DẠY TOÁN 1, 2, 3, 4, 5. Phần X: Biểu đồ, bản đồ, bảng số



URL của bài viết này::http://www.schoolnet.vn/modules.php?name=News&file=article&sid=2626

© Cong ty Cong Nghe Tin hoc Nha truong contact: sales@schoolnet.vn