Cong ty Cong Nghe Tin hoc Nha truong http://www.schoolnet.vn

Sự giống và khác nhau giữa phòng học bộ môn và phòng học đa năng
09/08/2006

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang hoàn thiện mô hình trường THPT, THCS chuẩn quốc gia. Theo đó, trường đạt chuẩn phải xây dựng phòng học bộ môn dành riêng cho từng môn học. Mỗi tiết, các em học sinh sẽ học tại các phòng khác nhau, thay vì chỉ ngồi cố định một chỗ như hiện nay. Phòng học sẽ được trang bị dụng cụ thí nghiệm, bàn ghế phù hợp với đặc điểm môn học.


Trong thời gian gần đây, ngoài phòng học bộ môn, khái niệm phòng học đa năng xuất hiện trong một số nhà trường. Phòng học đa năng, như tên gọi của nó đã rõ, là phòng học được trang bị các thiết bị trình chiếu đa năng, cho phép học và dạy bất cứ môn học nào. Tuy nhiên, phòng học đa năng và phòng học bộ môn bên cạnh một số nét điểm tương đồng, chúng có những khác biệt rất lớn nên gây ra khó khăn trong việc xếp thời khóa biểu của các Nhà trường
Phần mềm hỗ trợ xếp thời khóa biểu TKB phiên bản 6.0 đã lần đầu tiên hỗ trợ hoàn toàn cho mô hình các nhà trường với phòng học bộ môn và đa năng. Tuy nhiên với nhiều nhà trường và giáo viên xếp thời khóa biểu thì các phòng học này là một khái niệm rất mới mẻ và nhiều người còn rất lúng túng khi xử lý các phòng học này trong phần mềm TKB. Bài viết này nhằm mục đích giới thiệu một cách chi tiết hơn về các phòng học này, về mô hình và cách xử lý trong phần mềm TKB 6.0.
1. Phân biệt Phòng học truyền thống, bộ môn và đa năng
Về khái niệm, chúng ta sẽ có 3 loại phòng học: phòng học Truyền thống (cổ điển), Bộ môn và Đa năng.
Phòng học Truyền thống là hệ thống các phòng học gắn liền với các lớp học cố định đã hình thành từ xưa đến nay trong các trường phổ thông Việt Nam. Mọi người chúng ta đều quen thuộc với các phòng học này.
Phòng học Bộ môn là các phòng học gắn liền với các trang thiết bị phục vụ việc dạy một số môn học và khối lớp nhất định. Các phòng học này sẽ phát triển rất nhiều trong tương lai.
Phòng học Đa năng là phòng học đặc biệt lắp đặt các thiết bị trình chiếu đa năng nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy tiết học có ứng dụng CNTT trong nhà trường. Trong một thời gian dài trước mắt, các phòng học đa năng này sẽ đóng vai trò quan trọng trong nhà trường.
Bảng sau liệt kê các tính năng chính của các loại phòng này.


Trong phần mềm TKB sẽ không có khái niệm phòng học truyền thống. Mô hình thời khóa biểu từ bản TKB 5.0 trở về trước chính là mô hình lớp học cổ điển, trong đó phòng học truyền thống được gán cứng cho các lớp học. Các tiết học mặc định được học trong phòng truyền thống, các tiết này được gọi là tiết học truyền thống. Từ phiên bản 5.5 trở đi, bên cạnh khái niệm tiết học truyền thống sẽ có thêm khái niệm tiết học học trong phòng học bộ môn (hoặc đa năng), đó là các tiết được học trong các phòng học không phải là truyền thống.
2. Khái niệm Phòng học trong phần mềm TKB 6.0
Trong phần mềm TKB 6.0, phòng học được lưu trong một danh sách riêng bao gồm phòng học bộ môn phòng học đa năng.
Trong danh sách phòng học dưới đây ta thầy tại vị trí Kiểu phòng, các phòng học bộ môn và đa năng được thể hiện bằng các màu sắc khác nhau.


Như vậy trong TKB 6.0, chúng ta được phép khởi tạo 2 loại phòng học: phòng học Bộ môn phòng học Đa năng.
- Tiết học được xếp học trong các phòng học sẽ được gọi là tiết học trong phòng học (bộ môn hoặc đa năng tương ứng).
- Tiết học không được xếp trong phòng học được gọi là tiết học truyền thống, có nghĩa là tiết học này được học trong phòng học truyền thống của lớp học này.
3. Quan sát các loại tiết học khác nhau trên thời khóa biểu trong TKB 6.0
Phần mềm TKB 6.0 có nhiều cách cho phép quan sát và nhận biết các kiểu tiết học trên thời khóa biểu.
Cách 1: sử dụng màn hình Triple View
Trong phần mềm TKB 6.0, màn hình Triple View cho phép quan sát đồng bộ 3 thời khóa biểu: lớp - giáo viên - phòng học. Do vậy ta dễ dàng quan sát và nhận biết được các tiết học là học trong phòng truyền thống (tiết học truyền thống) hay tiết học trong phòng bộ môn hay đa năng.
Trong ví dụ dưới đây, ta quan sát tiết học Toán, tiết 4, thứ 5 của lớp 12A. Trên khu vực phòng học (phía dưới cùng) ta thấy không xuất hiện thông tin nào liên quan đến phòng học, do vậy đây là tiết học truyền thống của TKB và được học trong phòng truyền thống của lớp 12A.


Trong ví dụ tiếp theo, tiết học Vật lý, tiết 3, thứ 5, lớp 12A. Ta nhìn thấy ngay tiết học này tham chiếu tới phòng học bộ môn "Phòng Lý 1". Do vậy đây là tiết học trong phòng học bộ môn.



Trong ví dụ dưới đây, ta quan sát tiết học môn Toán, tiết 5, thứ 6, lớp 12A. Ta thấy tiết học này đã tham chiếu đến phòng học đa năng có tên "Da nang 1". Do vậy đây chính là tiết học trong phòng học đa năng.



Cách 2: quan sát bằng lệnh tô màu phòng
Lệnh tô màu phòng mới được đưa vào trong phiên bản mới TKB 6.0. Lệnh này có chức năng tô màu các tiết học trên thời khóa biểu lớp hoặc giáo viên theo kiểu phòng học của tiết học này.
- Với các tiết học truyền thống, màu của ô không thay đổi kế thừa toàn bộ các phiên bản trước đây.
- Các tiết học trong phòng học bộ môn được tô màu hồng.
- Các tiết học trong phòng học đa năng được tô màu tím.


Hình ảnh trên cho ta thấy rõ tác dụng của lệnh tô màu phòng trên một thời khóa biểu lớp học. Nút lệnh Phòng có trong cửa sổ thông tin bên phải của lớp học dung để kích hoạt lệnh tô màu phòng này.
4. Làm thế nào để xếp tiết học trong phòng học bộ môn và đa năng
Khi một phòng học đã được khởi tạo (phòng học bộ môn hoặc đa năng), điều đó chưa có nghĩa là có thể xếp tiết học ngay trong các phòng học này. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu quá trình và điều kiện để xếp được 1 tiết học trong phòng học, hiểu rõ các điều kiện này sẽ giúp chúng ta hiểu sự giống nhau và khác nhau giữa 2 loại phòng học có trong phần mềm TKB 6.0.
A. Trước tiên ta xét phòng học bộ môn
Để có thể xếp được 1 tiết học vào phòng học bộ môn thì cần phải có 2 điều kiện sau đây:
1- Phòng học này phải là phòng học bộ môn thực sự tương ứng với môn học và khối lớp tương ứng.
Ví dụ muốn xếp tiết Hoá, lớp 10A vào một phòng học bộ môn thì phòng học này phải là phòng học bộ môn Hóa tương ứng với khối 10. Để một phòng học kiểu bộ môn trở thành một phòng bộ môn thực sự ta cần thực hiện lệnh gán Tính chất phòng bộ môn cho phòng học này.
Lệnh này được thực hiện từ thực đơn Nhập dữ liệu -->Tính chất phòng bộ môn hoặc nút lệnh trên thanh công cụ nhập dữ liệu.
Mỗi phòng học kiểu bộ môn có thể gán cho nhiều môn học khác nhau tương ứng với các khối lớp khác nhau. Hình ảnh sau chỉ ra các bước gán tính chất cho phòng học bộ môn.



Việc gán tính chất phòng bộ môn như trên mới chỉ thực hiện được 1/2 công việc. Sau lệnh gán trên, các phòng học bộ môn đã thực sự được hình thành và sẵn sàng đón học sinh vào học. Tuy nhiên việc xếp tiết học trong phòng học bộ môn phải được thông qua việc phân công cụ thể lớp nào, môn học nào được phép học trong phòng học bộ môn. Việc phân công này là rất quan trọng, cần thiết và tạo ra các quan hệ logic chặt chẽ của phần mềm TKB.

2- Phân công cụ thể lớp học nào, môn học nào được phép học trong phòng học bộ môn hay không?
- Nếu một môn / lớp được phân công trong phòng học bộ môn thì môn này bắt buộc phải được xếp học trong phòng học bộ môn và không được phép xếp học trong phòng truyền thống.
- Ngược lại một môn / lớp không được phân công trong phòng học bộ môn thì môn này bắt buộc phải được xếp học trong phòng truyền thống và không được phép chuyển sang học trong phòng học bộ môn.
Lệnh Phân công lớp học trong phòng học bộ môn được thực hiện từ lệnh
Nhập dữ liệu -->Phân công lớp học theo phòng bộ môn hoặc từ nút lệnh trên thanh công cụ.



Như vậy với phòng học bộ môn:
- Việc xếp tiết học trong phòng học bộ môn được qui định chặt chẽ bởi lệnh Phân công lớp theo phòng bộ môn.
- Không cho phép chuyển đổi tiết học từ phòng truyền thống sang phòng bộ môn và ngược lại.
- Cho phép chuyển đổi tiết học từ phòng bộ môn này sang phòng học bộ môn khác tương đương.


Tiết học Vật lý, tiết 3, thứ 5, lớp 12A đang học trong phòng bộ môn "Phong Lý 1". Nháy chuột phải trên ô và chọn lệnh Chuyển phòng.


Bảng chọn xuất hiện danh sách các phòng học bộ môn tương đương xuất hiện cho phép chọn phòng học mới để chuyển tiết học hiện thời.
Trên màn hình ta thấy xuất hiện phòng học P2 tương đương với phòng "phòng Lý 1" trong màn hình trên.
A. Xét trường hơp phòng học đa năng
Với phòng học đa năng qui trình và các điều kiện đơn giản hơn.
1- Khi phòng đa năng được khởi tạo xong thì không cần thực hiện thêm một thao tác nào nữa.
2- Một tiết học trong phòng truyền thống có thể dễ dàng chuyển sang phòng đa năng bất cứ lúc nào. Lệnh chuyển đổi này được thực hiện trong màn hình lệnh Triple View. Ngược lại một tiết học trong phòng đa năng có thể chuyển đổi về phòng truyền thống.
3- Không cho phép chuyển đổi tiết học giữa 2 loại phòng học bộ môn và phòng học đa năng.



Trong hình trên tiết Toán, tiết 5, thứ 6 dễ dàng chuyển sang phòng học đa năng. Khi nháy chuột phải tại ô này và chọn lệnh Chuyển phòng, bảng chọn xuất hiện như trên cho phép chọn phòng đa năng để chuyển tiết học này.


Trong hình trên, sau khi đã chuyển tiết Toán sang phòng học đa năng 1, thực hiện lại lệnh chuyển phòng ta thấy xuất hiện 2 khả năng: chuyển về phòng truyền thống hoặc chuyển sang phòng học đa năng khác.
Như vậy với phòng học đa năng:
- Sau khi khởi tạo, phòng học đa năng không cần thực hiện bất cứ thao tác nào nữa.
- Các tiết học trong phòng truyền thống đều có thể được chuyển sang phòng học đa năng và ngược lại không phụ thuộc vào môn học.
- Không cho phép chuyển đổi tiết học từ phòng học bộ môn sang phòng học đa năng và ngược lại.


URL của bài viết này::http://www.schoolnet.vn/modules.php?name=News&file=article&sid=372

© Cong ty Cong Nghe Tin hoc Nha truong contact: sales@schoolnet.vn