Cong ty Cong Nghe Tin hoc Nha truong http://www.schoolnet.vn

Mô hình Form trong bài giảng tiếng Việt của phần mềm Học và Dạy tiếng Việt. 8: Form và Action
26/07/2010

Bùi Việt Hà, Công ty Công nghệ Tin học Nhà trường


Trong phần trên chúng ta đã thấy vai trò của ADF File trong mô hình Form tương tác của phần mềm. Nhưng sự gắn kết thực tế của Form là một đối tượng trừu tượng của phần mềm và ADF File là một đối tượng vật lý dữ liệu thì chưa được xem xét kỹ. Trong phần này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu sự liên hệ logic giữa Form và ADF File.


Trước tiên cần tìm hiểu khái niệm ACTION (hoạt động) và quan hệ của khái niệm này đến Form.

Trong mô hình của một bài giảng môn học bất kỳ, ACTION đóng vai trò trung tâm: ACTION là các hoạt động HỌC và DẠY lõi trong mọi bài giảng.

Hình dưới đây mô tả mô hình đơn giản của Bài học / Bài giảng bất kỳ.


Như vậy mỗi bài học / bài giảng sẽ bao gồm nhiều ACTION được thực hiện lần lượt theo thứ tự thời gian từ 1 đến N.

Mỗi ACTION khi thực hiện sẽ có lời gọi đến một FORM duy nhất. Hay nói cách khác Form chính là đối tượng phần mềm duy nhất nằm trong mô hình của ACTION.


Sơ đồ sau mô tả chính xác mô hình thiết kế của ACTION.

Trong sơ đồ trên chúng ta thấy quan hệ liên kết duy nhất giữa Action và Form sẽ thông qua các Tham số của Action (Action Param). Chính các tham số của Action sẽ tác động lên bộ dữ liệu đầu vào của Form và quyết định nhiều thông tin quan trọng của Form.

Trong số các tham số của Action sẽ có thông tin về ADF File.

Ngược lại một số tham số đầu ra của Form sẽ tác động ngược lại Action.

Sơ đồ sau mô tả quan hệ qua lại giữa Form và Action.

Chú ý: Như vậy nội dung cụ thể của ADF File sẽ phụ thuộc vào từng Action cụ thể. Điều này hoàn toàn hợp lý vì mỗi Action chính là một nội dung giáo dục cụ thể và giáo viên cần giảng dạy (hay HS cần học), do vậy khi tạo Action, dữ liệu của ADF File sẽ được xác định cụ thể và được nạp sẵn. Khi gọi Action, Action này sẽ có lời gọi trực tiếp đến Form và truyền dữ liệu của ADF File vào Form và Form sẽ trình diễn nội dung giảng dạy theo đúng yêu cầu của giáo viên đã xác định trước.

Xét ví dụ một bài học sau: bài học tập đọc "Vì bây giờ mẹ mới kể" trong chương trình tiếng Việt lớp 1. Bài học này theo kế hoạch sẽ có 7 Action, tương ứng với 7 Form của phần mềm.

Ta quan sát kỹ hơn Action thứ 3: Giải nghĩa từ khó. Trong Hoạt động này, GV cần giải nghĩa một số từ khó hiểu trong bài học. Một Form Giải nghĩa từ khó sẽ được gọi tương ứng với hoạt động này.

ADF của Form này phải chứa các từ khó cần giải nghĩa.

GV sẽ tạo ra ADF File này trước như sau:

Khi gọi Action này (với các tham số tương ứng cùng với ADF file được tạo sẵn), Form sẽ có thể hiện như sau:

Toàn bộ dữ liệu thể hiện trên Form sẽ được lấy từ chính ADF File tương ứng.

Người dùng có thể thay đổi thông tin đầu vào của Form này, đồng thời có thể cập nhật lại dữ liệu trên ADF File bằng cách nháy nút trên Form để vào cửa sổ nhập liệu cho Form có dạng sau:

Trong cửa sổ này, sau khi thay đổi, cập nhật dữ liệu từ mới cần giải nghĩa của Form, người dùng chỉ việc nháy vào nút ở phía trên để ghi lại các thay đổi vào ADF File là xong.

Kết luận

FORM là một đối tượng rất quan trọng nếu không nói là quan trọng nhất trong mô hình thiết kế các bài giảng hay bài học trong giáo dục. Với tính năng tương tác hoàn hảo, Form đóng vai trò quan trọng trong việc đổi mới giáo dục trong nhà trường, đổi mới cả phương pháp dạy của giáo viên cũng như phương pháp học tập của học sinh.

Vấn để còn lại chỉ là vai trò của người thiết kế và đạo diễn của phần mềm mô phỏng giáo dục, trong đó biết kết hợp đúng đắn các tính năng, sức mạnh của kỹ thuật lập trình máy tính vào mô hình giảng dạy thực tế của các môn học trong nhà trường.



URL của bài viết này::http://www.schoolnet.vn/modules.php?name=News&file=article&sid=4265

© Cong ty Cong Nghe Tin hoc Nha truong contact: sales@schoolnet.vn