Cong ty Cong Nghe Tin hoc Nha truong http://www.schoolnet.vn

100 Khám Phá Khoa Học Vĩ Đại Nhất Trong Lịch Sử: Khám phá số 48.
03/01/2011

VIRUTVIRUT

- Thời gian phát hiện: năm 1898.
- Nội dung phát hiện: đơn vị sống đơn giản nhất và nhỏ nhất, tác nhân lây nhiễm bệnh, từ bệnh cảm lạnh thông thường cho đến bệnh sốt vàng da nguy hiểm.
- Người phát hiện: Dmitri lvanovsky và Martinus Beijerinick.


Tại sao phát hiện ra virut lại có tên trong 100 phát hiện khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử?

Virut nhỏ hơn rất nhiều so với tế bào và vi khuẩn, virut là sinh vật sống nhỏ nhất trên trái đất. Chúng rất nhỏ nên chỉ có thể sinh sôi nảy nở trong tế bào chủ và sống được nhờ việc khống chế tế bào ấy. Vì chúng rất nhỏ nên chúng có thể dễ dàng đi xuyên qua hầu hết các loại thiết bị dùng bắt bẫy và lọc. Khám phá ra virut đã lý giải được những bí ẩn trong lĩnh vực y học đầu thế kỷ XX và hoàn thiện học thuyết vi khuẩn của Pasteur.

Virut là nguyên nhân của rất nhiều loại bệnh tật nguy hiểm. Trước đây, khi chưa khám phá ra virut thì y học chưa thể tìm ra giải pháp nào hữu hiệu cho các loại bệnh nguy hiển này. Beijerinick đã tìm ra virut, thực ra ông đã phát hiện ra một dạng sống mới, đó là dạng sinh vật sống quá nhỏ đến nỗi không thể nhìn thấy bằng kính hiển vi thường mà chúng chỉ được nhìn thấy trên kính hiển vi điện tử với độ phóng đại cực lớn.

Virut đã được phát hiện ra như thế nào?

Nhà khoa học người Pháp, Louis Pasteur là người đã tìm ra vi khuẩn (siêu vi khuẩn) và tuyên bố với cả thế giới rằng “vi khuẩn là nguyên nhân gây ra bệnh tật và sự thối rữa”. Tuy nhiên lúc ấy ông chưa thể tìm ra loại vi sinh vật (vi khuẩn) gây ra căn bệnh dại mặc dù ông đã cố gắng nỗ lực để tìm ra nguyên nhân. Sau hơn mười năm nỗ lực nghiên cứu cũng không thu lại kết quả khả quan, đến năm 1885 thì ông từ bỏ ý định nghiên cứu này. Từ đó trong học thuyết vi khuẩn của ông vẫn còn tồn tại những điều chưa thể lý giải được.

Một loại bệnh khác cũng chưa được tìm ra nguyên nhân đó là bệnh khảm thuốc lá. Chưa ai có thể tìm ra tác nhân gây ra căn bệnh này, họ chỉ biết khi bị nhiễm bệnh thường phát hiện thấy có vết khảm ở trên loại thực vật đó. Năm 1892, một nhà thực vật học người Nga tên là Dmitri Ivanovsk đã quyết định thử sức mình với việc nghiên cứu bệnh dại. Ông đem nghiền lá cây có nhiễm bệnh khảm và đem lọc qua máy lọc. Ông cho rằng thiết bị lọc sẽ bắt được tất cả các sinh vật có trong đó, thậm chí cả những loại vi khuẩn được cho là nhỏ nhất.

Tuy nhiên trải qua nhiều tâng lọc, loại dung dịch này vẫn truyền bệnh cho các lá khỏe mạnh và điều này cũng chứng tỏ rằng Dmitri Ivanovsky vẫn chưa bắt được tác nhân gây bệnh. Ông cũng đã sử dụng nhiều bộ lọc khác nhau với nhiều cách khác nhau nhưng kết quả vẫn không thay đổi.

Dmitri Ivanovsky không thể tin lại tồn tại một thể sinh vật sống nào có thể nhỏ hơn cả vi khuẩn và ông chỉ biết đổ lỗi do sai sót trong quá trình thí nghiệm. Cuối cùng trong lúc nóng giận, ông đã quyết định từ bỏ việc nghiên cứu.

Năm 1898, Martinus Beijerinick, nhà vật lý Hà Lan là người tiếp theo muốn thử sức mình với bí mật của căn bệnh khảm thuốc lá. Ông tiến hành thí nghiệm giống Ivanovsky và cũng thu lại kết quả như cũ. Tuy nhiên, ông quả quyết rằng chắc chắn có một loại sinh vật sống mới, chúng chưa từng được biết đến và thậm chí chúng còn nhỏ hơn cả vi khuẩn. Do đó có thể giải thích tại sao trong thí nghiệm trước đây không thể bắt được loại sinh vật này như thế nào, ông chỉ biết sự tồn tại của nó và biết rằng chúng rất nhỏ. Ông đặt tên cho nó là “virut”, tên La tinh của nó có nghĩa là “chất độc”. Mặc dù các nhà khoa học rất hứng thú với phát hiện này nhưng hầu như không mấy ai quan tâm đến virut, virut chính là nguyên nhân của căn bệnh khảm thuốc lá. Khái niệm về virut không được chú ý lắm trong giới khoa học.

Năm 1899, một nhà khoa học người Đức tên là Friedrich Loeffler cũng làm thí nghiệm tương tự và kết luận rằng tác nhân gây ra căn bệnh lở mồn long móng cũng là một loại virut rất nhỏ, ông còn khẳng định nó không phải là vi khuẩn. Hai năm sau đó, năm 1901, bác sĩ quân y Walter Reed đã quyết tâm tìm ra bằng được nguyên nhân của căn bệnh sốt vàng da, căn bệnh đã cướp đi mạng sống của biết bao binh lính lúc bấy giờ. Sau đó ông kiểm tra xem căn bệnh lây lan qua muỗi này liệu nguyên nhân gây bệnh có phải một thứ gì đó nhỏ như virut hay không. Cuối cùng kết quả đã đúng như ông dự đoán.

Khám phá này đã làm cho các nhà khoa học trên thế giới tin rằng kích cỡ của virut chỉ nhỏ bằng 1/1000 vi khuẩn và chính nó là nguyên nhân gây ra rất nhiều căn bệnh ở con người. Virut cần phải được nghiên cứu nhiều hơn nữa và phải tách riêng chúng ra với vi khuẩn. Ivanovsky và Beijerinick đã có công phát hiện ra virut nhưng chính sự nỗ lực tìm tòi phát hiện của Walter Reed mới được giới khoa học chú ý đến virut nhiều hơn.



URL của bài viết này::http://www.schoolnet.vn/modules.php?name=News&file=article&sid=5012

© Cong ty Cong Nghe Tin hoc Nha truong contact: sales@schoolnet.vn