Cong ty Cong Nghe Tin hoc Nha truong http://www.schoolnet.vn

Bỏ Tấm Cám ra khỏi SGK sẽ là điều rất đáng tiếc
19/11/2011

GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng cần chọn một dị bản và có thể loại trừ yếu tố không phù hợp với mục tiêu giáo dục, chứ không nên loại bỏ truyện ra khỏi SGK.


Riêng về truyện Tấm Cám, chúng tôi yêu cầu 2 bộ sách thống nhất lấy dị bản của Giáo sư, Nhà nghiên cứu Văn học Dân gian Chu Xuân Diên. Cái kết ấy là dị bản có một cách chính thức chứ không phải do tác giả SGK tự sửa chữa. Chúng tôi đã yêu cầu 2 bộ sách phải thống nhất lấy dị bản đó, nhưng sau này khi SGK theo chương trình chuẩn in ra thì chúng tôi mới biết.

Tôi cho rằng trong trường hợp này, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có ý kiến và khi Bộ yêu cầu thì lập tức phải sửa chữa, ít nhất từ năm học tới. Tôi cho đó là điều cần thiết.

Từ sự việc lần này, trong quá trình xây dựng chương trình sách giáo khoa môn Ngữ Văn ở phổ thông, đâu là những vấn đề cần được đặc biệt quan tâm và rút kinh nghiệm, thưa Giáo sư?

Tôi cho rằng khi xây dựng chương trình dạy học cho phổ thông, nhất là các môn khoa học xã hội và nhân văn, chúng ta phải sử dụng những văn bản, tác phẩm nghệ thuật được sáng tác, được viết ra trong nhiều thời kỳ khác nhau với những quan điểm khác nhau thì phải hết sức chọn lọc cho phù hợp với học sinh, với mục tiêu giáo dục.

Tôi cho rằng khi xây dựng chương trình dạy học cho phổ thông, nhất là các môn khoa học xã hội và nhân văn, chúng ta phải sử dụng những văn bản, tác phẩm nghệ thuật được sáng tác, được viết ra trong nhiều thời kỳ khác nhau với những quan điểm khác nhau thì phải hết sức chọn lọc cho phù hợp với học sinh, với mục tiêu giáo dục.

Tôi cho là chương trình phải thống nhất và ý kiến của Hội đồng thẩm định phải được tôn trọng.

Hình tượng cô Tấm trong đoạn kết của truyện Tấm Cám theo sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 10 chương trình chuẩn được cho là quá ác. Có ý kiến cho rằng nên cắt bỏ tác phẩm này ra khỏi chương trình SGK. Giáo sư nghĩ sao về vấn đề này?

Tôi nghĩ là việc đánh giá ác hay không ác phụ thuộc vào quan niệm tác giả văn học dân gian. Thực ra vẫn có những khoảng cách khác nhau, với những chi tiết như thế, tác giả văn học dân gian chỉ muốn thể hiện mơ ước về công lý là cái ác phải bị trừng trị một cách đích đáng. Người ta xử lý tất cả những mối quan hệ ấy theo 1 quan niệm cổ xưa, coi đây là một hình thức để trừng trị cái ác.

Nhưng theo quan điểm nhân văn hiện nay, quả thật tôi cho là SGK phải hết sức hạn chế những yếu tố bạo lực như thế. Dĩ nhiên là học sinh đủ thông minh, đủ trí tuệ để phân biệt đâu là văn học, đâu là thực tế, đâu là bài học rút ra từ đó với thực tế. Và vì vậy, chúng tôi cho là những yếu tố không phù hợp với mục tiêu giáo dục cần bị loại trừ. Hoặc là chúng ta chọn 1 dị bản chừng mực hơn, hoặc là chúng ta cắt bỏ chi tiết ấy, miễn là làm sao vẫn thể hiện được tinh thần của truyện cổ tích.

Tôi nghĩ là nếu bỏ truyện này ra khỏi SGK là điều hết sức đáng tiếc vì truyện Tấm Cám là một trong những truyện rất hay của Việt Nam thể hiện cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác. Cái thiện có thể bị đè nén, vùi dập nhiều lần nhưng cuối cùng vẫn chiến thắng và cái ác bị trừng trị. Đó là mơ ước về công lý của người dân Việt Nam. Và đây cũng là truyện được phổ biến trên một dải rất rộng, không chỉ ở Việt Nam mà còn từ Ấn Độ sang đến nước ta.



URL của bài viết này::http://www.schoolnet.vn/modules.php?name=News&file=article&sid=5796

© Cong ty Cong Nghe Tin hoc Nha truong contact: sales@schoolnet.vn