Cong ty Cong Nghe Tin hoc Nha truong http://www.schoolnet.vn

Các bước thực hành và qui trình xếp thời khóa biểu bằng phần mềm TKB cho mô hình trường bình thường
25/06/2015

Đây là chương trình đào tạo, tập huấn cơ bản dành cho các giáo viên sử dụng phần mềm TKB 9.0 để xếp thời khóa biểu. Chương trình này dành cho mô hình cơ bản của hầu hết các nhà trường phổ thông ở Việt Nam, không có phòng bộ môn.


Stt

Nội dung

Ghi chú thêm

A. Khởi tạo và nhập dữ liệu gốc của thời khóa biểu

 

1.

Khởi tạo một tệp TKB mới. Open/ Close một tệp TKB.

Mỗi tệp dữ liệu thời khóa biểu có dạng *.tkb

2.

Nhập thông tin hệ thống: địa điểm trường, chương trình đào tạo, số tiết chuẩn theo chương trình, hệ đào tạo.

 

3.

Nhập thông tin gốc thời khóa biểu: DS môn học, DS lớp, DS giáo viên, DS tổ, nhóm giáo viên.

 

4.

Nhập tính chất sư phạm các môn học.

 

5.

Nhập ràng buộc giáo viên, nhóm giáo viên.

 

6.

Nhập bảng phân công giảng dạy chuyên môn theo toàn trường hoặc từng nhóm, tổ giáo viên.

 

B. Các bước chuẩn bị xếp thời khóa biểu

 

7.

Xếp tiết Chào cờ.

 

8.

Xếp tiết Không học để tạo khuôn cho các lớp học.

 

9.

Xếp tiết Sinh hoạt của giáo viên chủ nhiệm.

 

C. Lệnh xếp 100% thời khóa biểu

 

10.

Kiểm tra toàn bộ hệ thống dữ liệu thời khóa biểu trước khi xếp chính thức.

 

11.

Xếp toàn bộ thời khóa biểu (lệnh SF).

 

D. Quan sát và tinh chỉnh dữ liệu thời khóa biểu (I). Quan sát và xếp tay thời khóa biểu

 

12.

Quan sát thời khóa biểu theo các màn hình khác nhau (tối thiểu 3 màn hình: Main Loop, Show All, Browse Teacher).

 

13.

Tô màu trên thời khóa biểu lớp, giáo viên.

 

14.

Quan sát khung thông tin lớp và giáo viên.

 

15.

Xóa 1 tiết trên ô thời khóa biểu. Xóa 1 môn học. Xóa 1 lớp. Xóa tiết Chào cờ. Điều chỉnh tiết Không học.

 

16.

Xếp 1 tiết bằng tay trên ô thời khóa biểu.

 

17.

Xóa thời khóa biểu của một lớp hoặc một giáo viên.

 

18.

Xếp tự động thời khóa biểu cho một lớp hoặc một giáo viên.

 

19.

Khóa tiết trên thời khóa biểu.

 

20.

Undo và Redo các thao tác dữ liệu trên thời khóa biểu.

 

E. Quan sát và tinh chỉnh dữ liệu thời khóa biểu (II). Các thuật toán và khái niệm cơ bản

 

21.

Tinh chỉnh dữ liệu bằng lệnh Giải phóng 1 ô trên thời khóa biểu.

 

22.

Lệnh CX - xếp bằng được 1 tiết trên thời khóa biểu.

 

23.

Giới thiệu 3 thuật toán tinh chỉnh dữ liệu lõi trên thời khóa biểu: CX, FPR, DPR.

 

24.

Lệnh di chuyển tiết trên thời khóa biểu bằng cách kéo thả chuột, sử dụng một trong 3 thuật toán: CX, FPR, DPR.

Trong lệnh này có màn hình thể hiện dãy GV tham gia vào việc thay đổi thời khóa biểu. Rất quan trọng.

F. Quan sát và tinh chỉnh dữ liệu thời khóa biểu (III). Các thuật toán tối ưu dữ liệu và liên quan

 

25.

 Đánh giá thời khóa biểu lớp, giáo viên.

 

26.

Đánh giá sự thay đổi thời khóa biểu Giáo viên và Lớp học.

 

27.

Bảng thông tin trạng thái tiết học.

 

28.

Đánh giá tiết học và chuyển tiết tối ưu.

 

29.

Lệnh chuyển tiết tối ưu.

 

30.

Các thuật toán tinh chỉnh tối ưu.

Tìm hiểu 2 thuật toán tối ưu chính là OpCX/OpDPR và OpDPR/FPR

31.

Các tiêu chí đánh giá thời khóa biểu giáo viên theo từng buổi dạy.

 

32.

Các chức năng tối ưu hóa thời khóa biểu giáo viên (TOP)

 

G. Các công cụ khác trên thời khóa biểu

 

33.

Làm việc với các phương án dữ liệu thời khóa biểu khác nhau.

 

34.

Các tiện ích thay đổi PCGD trong năm học.

 

35.

Chuyển đổi thời khóa biểu toàn trường giữa các ngày trong tuần.

 

36.

Khởi tạo dữ liệu cho học kỳ, năm học tiếp theo.

 

H. In ấn và báo cáo dữ liệu thời khóa biểu

 

37.

Lệnh báo cáo tải dạy của thời khóa biểu theo lớp và giáo viên.

 

38.

Lệnh tìm kiếm thời khóa biểu theo lớp, giáo viên.

 

39.

Lệnh in thời khóa biểu theo lớp.

 

40.

Lệnh in thời khóa biểu theo giáo viên.

 

41.

Lệnh xuất dữ liệu thời khóa biểu ra Excel.

 

42.

Lệnh xuất dữ liệu thời khóa biểu ra dạng HTML.

 



URL của bài viết này::http://www.schoolnet.vn/modules.php?name=News&file=article&sid=7896

© Cong ty Cong Nghe Tin hoc Nha truong contact: sales@schoolnet.vn