Hotline: 0989 429 288 - 024 62511017

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School Viewer
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Download - Archive- Update (27 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (11 bài viết)
  • Phần mềm Quản lý đào tạo nhà trường (71 bài viết)
  • Sản phẩm mới (7 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (14 bài viết)
  • Hoạt động của công ty (5 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (1 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (1 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (139 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 6
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 6
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93372358 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Các yêu cầu chính khi tìm hiểu và tập huấn phần mềm SPVR

    Ngày gửi bài: 22/02/2006
    Số lượt đọc: 12136

    Bài 1: Mô hình dữ liệu School Primary Viewer
    - Giới thiệu chung mô hình dữ liệu của phần mềm School Primary Viewer: dữ liệu chung nhà trường (.spd) và dữ liệu hàng năm nhà trường (20xy.spd).
    - Giới thiệu chung hệ thống thực đơn, thanh công cụ và các chức năng chính phần mềm.
    - Vai trò của các tệp SystemDB.spd và SystemDBYearly.spd dùng để khởi tạo dữ liệu cho phần mềm SPVR.

    Bài 2: Cài đặt, đăng ký bản quyền và khởi tạo dữ liệu
    - Các bước cài đặt phần mềm.
    - Nguyên tắc đăng ký bản quyền phần mềm và giấy phép sử dụng phần mềm.
    - Các bước đăng ký bản quyền sử dụng phần mềm.
    - Khởi tạo dữ liệu nhà trường: qui trình và các bước thực hiện.
    - Truy nhập dữ liệu nhà trường thông qua SysAdmin và SysUser login.
    - Các lệnh Open, Close CSDL nhà trường.
    - Lệnh mở dữ liệu năm học nhà trường.

    Bài 3: Nhập các thông tin gốc, hệ thống nhà trường
    - Các thông tin gốc cần nhập trong dữ liệu chung nhà trường bao gồm:
    + DS Lớp học
    + DS Môn học
    + DS Giáo viên
    + DS khối lớp
    + DS nhóm, tổ giáo viên
    + Thông tin chung nhà trường
    - Phân biệt các khối lớp hệ thống (từ khối 1 - khối 5, khối sáng, chiều, toàn trường) và các khối do người dùng tự khởi tạo.
    - Đối với chương trình Giáo dục Tiểu học mới, toàn bộ hệ thống môn học đã được chuẩn hóa do đó DS môn học đã được phần mềm thiết kế chính xác, không cần phải điều chỉnh lại, trừ ra các môn tự chọn như Tin học, Ngoại ngữ.
    - Các thông tin tham chiếu hệ thống (DS tỉnh, quận, huyện, dân tộc).
    - Đặc biệt rất chú ý khi xóa các thông tin hệ thống này vì chúng được sử dụng cho tất cả các dữ liệu năm học của nhà trường.

    Bài 4: Khái niệm thời gian hệ thống của phần mềm
    - Khái niệm thời gian hệ thống, phân loại thời gian hệ thống trong School Viewer. Vai trò và ý nghĩa của thời gian hệ thống.
    - Các chức năng chính của phần mềm liên quan đến từng khoảng thời gian hệ thống: Đầu năm, Học kỳ I, Học kỳ II và Cuối năm.
    - Khái niệm ngày làm việc hiện thời. Quan hệ giữa Thời gian hệ thống và ngày làm việc hiện thời.
    - Lệnh thiết lập thời gian hệ thống.

    Bài 5: Nhập và khởi tạo dữ liệu chính của năm học hiện thời
    - Dữ liệu chính của năm học hiện thời nhà trường là gì? Quan hệ của dữ liệu này với dữ liệu chính hệ thống nhà trường.
    - Lệnh nhập dữ liệu chính của năm học nhà trường:
    + DS Lớp học
    + DS Môn học
    + DS Giáo viên
    + DS khối lớp
    + DS nhóm, tổ giáo viên
    - Nhập phân công Môn - Lớp (đơn giản).
    - Nhập bảng PCGD.
    Các chú ý quan trọng của bài học này:
    - Quan hệ giữa việc nhập dữ liệu chính nhà trường trong năm học hiện thời với việc nhập dữ liệu chính trong dữ liệu chung nhà trường bao gồm DS lớp, môn học, giáo viên, khối lớp và tổ nhóm giáo viên.
    - Phân công Môn-Lớp đã được nhập sẵn theo chương trình Tiểu học chuẩn.
    - Bảng PCGD có thể nhập hoặc không khi lần đầu tiên sử dụng phần mềm.

    Bài 6: Nhập danh sách học sinh nhà trường: trực tiếp
    - Mô tả lệnh nhập danh sách học sinh trực tiếp theo từng lớp học. Lệnh từ thực đơn Nhập dữ liệu / Nhập danh sách học sinh. Chú ý lần đầu tiên sử dụng phần mềm SPVR bắt buộc phải dùng lệnh này để nhập toàn bộ danh sách học sinh của nhà trường.
    - Chú ý các thông tin quan trọng nhất cần nhập của học sinh là: Họ và Tên, Ngày sinh, Nam/nữ. Các tham số này tham gia vào quá trình khởi tạo Mã học sinh. Mã học sinh này sẽ là duy nhất trên toàn quốc và trong vòng 100 năm.
    - Có 2 cách nhập: nhập trực tiếp trên lưới hoặc nhập từ một hộp hội thoại cho từng học sinh.
    - Có thể nhập gián tiếp DS học sinh thông qua Excel. Các chức năng này tương đối phức tạp lần đầu tiên chưa cần giới thiệu cho các nhà trường.
    - Chú ý khi nhập xong từng lớp cần điều chỉnh thứ tự học sinh theo đúng sổ cái của lớp.
    - Chú ý rằng thông tin chi tiết về lý lịch học sinh sẽ được lưu trong dữ liệu chung nhà trường! Trong dữ liệu năm học nhà trường chỉ lưu các thông tin liên quan đến năm học hiện thời mà thôi.

    Bài 7: Danh sách học sinh đầu năm và phân chia lớp đầu năm học
    Mục đích: mô tả qui trình nhập và phân lớp học sinh đầu năm học.
    - Giới thiệu toàn bộ qui trình nhập và phân lớp học sinh đầu năm học.
    - Mô tả các bước thực hiện lệnh này:
    + Nhập DS học sinh (đầu năm học)
    + Chia nhóm học sinh (bằng tay)
    + Phân chia lớp theo từng nhóm.
    Các chú ý
    - Dữ liệu học sinh đầu năm được nhập vào một bộ đệm, không phải là DS học sinh chính như đã mô tả trong bài trên. Dữ liệu đệm này có thể xóa đia bất cứ lúc nào.
    Chú ý: Lệnh nhập DS học sinh đầu năm của SPVR đã được đơn giản hóa nhiều so với cũng lệnh này trong SVR. Việc chia nhóm học sinh được tiến hành trực tiếp và bằng tay ngay trên màn hình.

    Bài 8: Điều chỉnh dữ liệu tham chiếu cho môn học và lớp học
    - Giới thiệu mô hình giáo dục Tiểu học chuẩn và khả năng thay đổi, điều chỉnh trong tương lai.
    - Lệnh nhập, điều chỉnh Mẫu Phân công Môn - Khối.
    - Lệnh nhập, điều chỉnh Mẫu bảng điểm cho các khối lớp
    - Lệnh, nhập điều chỉnh thông tin đánh giá Hạnh kiểm học sinh.

    Bài 9: Nhập đánh giá hạnh kiểm học sinh
    - Giới thiệu lệnh và màn hình nhập đánh giá hạnh kiểm học sinh.
    - Nêu cách nhập bằng chuột hoặc bằng bàn phím.
    - Nêu các đặc điểm tiện lợi và các tính năng mạnh của lệnh này.

    Bài 10: Nhập điểm học sinh trong năm học
    - Giới thiệu và mô tả lệnh Nhập điểm học sinh theo từng lớp học.
    - Mô tả chi tiết cách nhập điểm số và nhập điểm bằng nhận xét.
    - Nêu cách nhập điểm bằng chuột và bằng bàn phím.
    - Cách tính học lực môn học ngay trên màn hình nhập điểm.

    Bài 11: Quản lý học sinh trong thời gian học
    - Mô tả các thao tác quản lý quá trình học tập của học sinh trong năm học:
    + Nhập học sinh mới
    + Học sinh chuyển trường
    + Học sinh thôi học
    + Học sinh chuyển lớp học
    - Nhập và thống kê tình trạng nghỉ học của học sinh.

    Bài 12: Tự động tính toán học lực môn học và danh hiệu của học sinh
    - Mô tả lệnh tính toán điểm tổng hợp của học sinh toàn trường hoặc theo từng lớp, khối lớp. Công việc tính toán tự động bao gồm: Xét hạnh kiểm, tính học lực môn học và xét danh hiệu thi đua.
    - Việc tính toán học lực môn học có thể thực hiện ngay trong các cửa số nhập điểm học sinh.

    Bài 13: Các công việc cuối năm học
    - Tổng quan các công việc cuối năm học liên quan đến xét duyệt thi lại, nhập điểm thi lại và xét lên lớp, lưu ban cuối năm.
    - Lệnh xét duyệt thi lại.
    - Lệnh duyệt danh sách học sinh phải thi lại các môn học.
    - Nhập điểm thi lại.
    - Lệnh Danh sách học sinh cuối năm cho phép xét duyệt lên lớp, lưu ban cuối năm học.
    Chú ý: Trong chương trình giáo dục Tiểu học mới việc xét học sinh lưu ban là rất hãn hữu, gần như không có. Các môn học phải thi lại đều là các môn tính điểm.

    Bài 14: Báo cáo, thống kê kết quả học tập
    - Giới thiệu các báo cáo thống kê dữ liệu theo thời gian của các lớp học phục vụ cho phụ huynh học sinh các khối lớp: bảng điểm chi tiết theo nửa học kỳ và bảng điểm tổng hợp theo học kỳ.
    - Giới thiệu các bảng báo cáo, tổng kết, thống kê dữ liệu chính của phần mềm. Có 3 mức, loại báo cáo: báo cáo theo từng học sinh, báo cáo theo lớp và báo cáo toàn trường.
    - Bảng Tổng hợp kết quả cả năm học theo từng lớp học.
    - Lệnh in Sổ điểm Lớp học.

    Bài 15: Khởi tạo dữ liệu cho năm học tiếp theo
    - Mô tả các công việc chuẩn bị cho năm học tiếp theo: tạo danh sách kết chuyển lớp và danh sách kết chuyển lưu ban.
    - Mô tả thao tác và qui trình thực hiện lệnh khởi tạo dữ liệu cho năm học tiếp theo.

    Bài 16: Các công cụ và tiện ích khác của phần mềm
    Các công cụ, tiện ích sau được giới thiệu của phần mềm:
    - Lệnh in tự động Giấy khen theo mẫu có thể chỉnh sửa bởi phần mềm.
    - Lệnh in tự động thẻ học sinh theo mẫu có thể sửa đổi của phần mềm.
    - Lệnh Tìm kiếm học sinh theo các tiêu chí khác nhau.
    - Lệnh In Sổ điểm lớp học theo mẫu của Bộ Giáo dục & Đào tạo.
    - Lệnh In Học bạ học sinh theo mẫu của Bộ Giáo dục & Đào tạo.
    - Lệnh xuất dữ liệu ra báo cáo của phần mềm EMIS.

    Bài 17: Bảo hành, bảo trì và chỉnh sửa lỗi dữ liệu
    - Mô tả các lỗi thường gặp khi làm việc với phần mềm.
    - Chế độ tự động sao lưu dữ liêu của phần mềm.
    - Giới thiệu lệnh sao lưu dữ liệu và tối ưu hóa dữ liệu của phần mềm.
    - Mô tả chức năng trợ giúp của phần mềm.
    - Hệ thống bảo hành, bảo trì của công ty thông qua email và điện thoại.

    School@net



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.