Cong ty Cong Nghe Tin hoc Nha truong http://www.schoolnet.vn

Mô hình quản lý thời gian hệ thống trong phần mềm School Viewer
10/03/2008

Bùi Việt Hà, Công ty Công nghệ Tin học Nhà trường

1. Khái niệm, ý nghĩa thời gian hệ thống

School Viewer là phần mềm quản lý quá trình học tập của học sinh theo thời gian. Tại một thời điểm, phần mềm sẽ chỉ làm việc với một CSDL trườngmột năm học hiện thời.

Khoảng thời gian của Năm học hiện thời mà phần mềm quản lý bao gồm 4 giai đoạn, được gọi là các giai đoạn thời gian hệ thống: Đầu năm, Học kỳ I, Học kỳ II và Cuối năm. Trong mỗi khoảng thời gian hệ thống, người dùng (nhà trường) chỉ có thể làm được một số công việc nhất định.


Mô hình thời gian hệ thống được thiết kế trong phần mềm với các mục đích sau:

(A) Thiết lập rõ ràng sự quản lý toàn bộ quá trình học tập nhà trường theo thời gian, phân công các công việc chuẩn phù hợp với thời gian thực tế của nhà trường.

(B) Tăng cường sự giám sát của lãnh đạo đối với công việc quản lý học tập. Chức năng thiết lập thời gian hệ thống là một công cụ quản lý và bảo mật dữ liệu rất mạnh của hệ thống.

(C) Cho phép quản lý quá trình học tập của từng học sinh và nhà trường trong suốt thời gian năm học. Về nguyên tắc phần mềm School Viewer cho phép quản lý đến từng tiết học của học sinh và giáo viên trong nhà trường.

Mô hình Thời gian hệ thống trong phần mềm School Viewer

Mô hình thời gian hệ thống của School Viewer bao gồm 2 khái niệm chính:

1 - Trạng thái thời gian

2 - Thời gian hiện thời bao gồm Ngày hiện thời và Buổi học hiện thời.

Mô hình thời gian hệ thống được mô tả trong sơ đồ sau.

Với Trạng thái thời gian, phần mềm sẽ chia thời gian quản lý trong năm học thành 4 giai đoạn: Đầu năm, Học kỳ I, Học kỳ II và Cuối năm.

1. ĐẦU NĂM

Khoảng thời gian hàng năm tính từ 1/9 đến ngày bắt đầu học kỳ I. Đây là thời gian để nhà trường thực hiện các công việc chuẩn bị cho năm học hiện thời như:

- Nhập, sửa thông tin dữ liệu hệ thống nhà trường.

- Nhập danh sách học sinh và phân lớp đầu năm học.

- Nhập, sửa dữ liệu tham chiếu học tập như bảng PCGD, phân công môn lớp, mẫu bảng điểm, ...

2. HỌC KỲ I

Là khoảng thời gian diễn ra học kỳ I, tính từ ngày khai giảng năm học cho đến trước ngày bắt đầu học kỳ II. Trong thời gian này công việc chính của nhà trường là:

- Nhập, sửa điểm số của học sinh trong học kỳ I.

- Nhập nhận xét hạnh kiểm.

- Nhập các thông tin quản lý quá trình học tập của học sinh trong học kỳ I.

- Thực hiện các công việc tính toán điểm trung bình, tính hạnh kiểm, xét danh hiệu thi đua, in ấn các báo cáo tổng hợp học kỳ I.

3. HỌC KỲ II

Là khoảng thời gian diễn ra học kỳ II, tính từ ngày kết thúc học kỳ I đến ngày kết thúc học kỳ II. Trong thời gian này công việc chính của nhà trường là:

- Nhập, sửa điểm số của học sinh trong học kỳ II.

- Nhập nhận xét hạnh kiểm học kỳ II.

- Nhập các thông tin quản lý quá trình học tập của học sinh trong học kỳ II.

- Thực hiện các công việc tính toán điểm trung bình, tính hạnh kiểm, xét danh hiệu thi đua, in ấn các báo cáo tổng hợp học kỳ II và cả năm.

- In ấn giấy khen, học bạ, sổ liên lạc học sinh cuối học kỳ II.

4. CUỐI NĂM

Là khoảng thời gian hè sau khi kết thúc học kỳ II đến đầu năm học tiếp theo. Trong khoảng thời gian này, nhà trường thực hiện các công việc sau:

- Tiến hành các công việc cuối năm của quản lý học tập bao gồm xét thi lại, thực hiện việc thi lại, nhập điểm thi lại, xét lên lớp lưu ban cuối năm học.

- Thực hiện các công việc báo cáo, tổng kết học tập toàn năm học nộp lên các cấp Phòng, Sở giáo dục.

- Chuẩn bị công tác tuyển sinh cho năm học tiếp theo.

- Thực hiện công việc khóa sổ năm học và khởi tạo dữ liệu năm học tiếp theo.

Các thông số Ngày hiện thờiBuổi học hiện thời có ý nghĩa sau trong phần mềm School Viewer.

- Dùng để điều khiển và quản lý toàn bộ quá trình làm việc, học tập và giảng dạy của nhà trường tính đến từng ngày và buổi học.

- Dùng để quản lý quá trình học tập của Học sinh đến từng tiết học trên lớp.

Mặc định khi khởi động phần mềm, thông số Ngày hiện thời và Buổi hiện thời sẽ lấy tự động từ thời gian hệ thống của máy tính. Tuy nhiên trong trường hợp thời gian máy tính không phù hợp với trạng thái thời gian của phần mềm (ví dụ hôm nay là ngày theo thời gian máy tính sẽ nằm trong Học kỳ II, nhưng trạng thái thời gian phần mềm lại là Học kỳ I), thì Ngày hệ thống và Buổi hệ thống có thể không tương thich với thời gian hệ thống của máy tính.

Tuy nhiên trong điều kiện lý tưởng, những người thiết kế phần mềm monh muốn các nhà trường sử dụng phần mềm một cách Online.

Chú ý rằng tham số Ngày hiện thời luôn phải tương thích bắt buộc với Trạng thái thời gian hệ thống của phần mềm.

2. Thiết lập và điều chỉnh thời gian hệ thống

Trong suốt năm học, tại một thời điểm, người sử dụng phần mềm chỉ nằm tại 1 trong 4 khoảng thời gian hệ thống như đã nêu trên. Lệnh thiết lập trạng thái thời gian hệ thống được thực hiện từ thực đơn Xem trực tuyến -->Thông số Thời gian hoặc nút lệnh trên thanh công cụ.

Màn hình Trạng thái thời gian hiện thời xuất hiện tương tự sau:

Trong màn hình trên, người quản trị hệ thống có thể thực hiện các công việc sau:

- Đặt lại trạng thái thời gian hệ thống bằng cách kích chuột tại một trong 4 vùng: Đầu năm, Học kỳ I, Học kỳ II và Cuối năm. Trong của số trên, trạng thái thời gian hệ thống hiện thời luôn thể hiện bằng màu đỏ.

- Đặt lại các giá trị ngày cụ thể của: Ngày bắt đầu năm học, Ngày bắt đầu học kỳ I, Ngày kết thúc học kỳ I/ngày bắt đầu học kỳ II, ngày kết thúc học kỳ II và ngày kết thúc năm học. Kích chuột tại các vị trí đầu mút các khoảng thời gian hệ thống để đặt lại các giá trị ngày tháng cụ thể này. Chú ý rằng ngày bắt đầu học kỳ II luôn là ngày tiếp theo của ngày kết thúc học kỳ I.

- Đặt lại giá trị của Ngày và Buổi học hiện thời.

Để đặt lại các tham số thời gian này kích chuột tại các nút và vị trí tương ứng trên hộp hội thoại Thời gian hệ thống.



URL của bài viết này::http://www.schoolnet.vn/modules.php?name=SVR&file=article&sid=1873

© Cong ty Cong Nghe Tin hoc Nha truong contact: sales@schoolnet.vn