Cong ty Cong Nghe Tin hoc Nha truong http://www.schoolnet.vn

Mô hình các dạng toán đã mô phỏng trong phần mềm HỌC TOÁN, DẠY TOÁN 1, 2, 3, 4, 5. Phần IV: Đồng hồ, lịch và số đo thời gian
09/11/2008

DẠY TOÁN 1, 2, 3, 4, 5 là bộ phần mềm mô phỏng học môn Toán bậc Tiểu học lớn nhất của Việt Nam. Hơn 200 dạng toán chính trong chương trình môn Toán đã được mô phỏng trên máy tính. Việc mô phỏng các dạng toán này nhằm các mục đích sau:


- Học sinh có thể tự học, tự làm bài tập trực tiếp trên máy tính theo đúng qui trình như khi làm bài tập trên bảng hoặc trên giấy.

- Giáo viên sử dụng các mô phỏng này để hỗ trợ giảng dạy hoặc tiến hành giảng trực tiếp trên máy tính.

- Học sinh làm bài kiểm tra kiến thức trên máy tính theo yêu cầu của giáo viên hoặc cha mẹ học sinh.

Một đặc điểm nổi bật của tất cả các mô phỏng này là giáo viên (cha mẹ học sinh) được quyền nhập trực tiếp dữ liệu hoặc thông tin đầu vào cho các mô phỏng này. Với tính năng này, giáo viên sẽ hoàn toàn chủ động để tìm kiếm thông tin và giảng dạy trực tiếp trên máy tính.

Bài viết này sẽ trình bày chi tiết tất cả các dạng toán liên quan đến thời gian và đơn vị đo thời gian đã được mô phỏng trong phần mềm.

Các dạng toán liên quan đến thời gian bao gồm:

- Xem đồng hồ, nhận biết khái niệm thời gian.

- Xem lịch tuần, lịch tháng và lịch năm.

- Khái niệm thế kỷ.

- Thực hiện các việc đổi số đo đơn vị thời gian.

- Làm các bài toán giải có lời văn liên quan đến số đo thời gian.

- Thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian.

Stt Dạng toán mô phỏng Màn hình nhập trực tiếp dữ liệu cho dạng toán

1.

Xem đồng hồ và nhận biết thời gian

Đây là dạng bài học nhận biết thời gian bằng cách xem đồng hồ. Có hai loại câu hỏi được đưa ra để trả lời:

1. Kiểu trực tiếp: "Đồng hồ chỉ mấy giờ?" hay "Bây giờ là mấy giờ?".

2. Kiểu thông qua một câu hỏi có lời văn, thường là phức tạp hơn, ví dụ "Bạn Lan thức dậy lúc mấy giờ sáng?

Với cả hai loại câu hỏi trên, HS cần quan sát đồng hồ và viết đáp số ngay trên màn hình.

Màn hình dưới đây là hình ảnh của câu hỏi loại 2.

Mức độ xem thời gian:

Việc nhận biết thời gian sẽ được phân thành 5 mức từ dễ đến khó như sau:

Mức 1: Xem giờ chẵn từ 1 đến 12 (phút=0).

Mức 2: Xem giờ chẵn từ 1 đến 24 (phút=0).

Mức 3: Giờ từ 1 đến 24, phút chẵn 5 từ 0 đến 30.

Mức 4: Giờ từ 1 đến 24, phút chẵn 5 từ 0 đến 60.

Mức 5: Giờ phút bất kỳ.

Với mỗi mức các câu hỏi lại có thể thay đổi.

HS trả lời bằng cách gõ phím hoặc nháy chuột vào các nút số màu đỏ trên màn hình.

Các nút lệnh của bài học này tương tự như các bài học khác của phần mềm:

Kết thúc bài học.


Làm lại từ đầu.


Kiểm tra xem bài làm đúng hay sai. Phần mềm sẽ đưa ra thông báo và ghi đáp án đúng lên màn hình nếu làm sai.

Chuyển sang làm bài tiếp theo. Dữ liệu do phần mềm tự động sinh: Số lượng nến cần thắp sáng có thể được lựa chọn trong phạm vi do người dùng nhập trực tiếp.

Nhập trực tiếp dữ liệu và các lựa chọn của dạng toán hiện thời.

GV nhập các thông số sau đây:

Kiểu bài toán: có hai kiểu câu hỏi của dạng toán này.

- Xem đồng hồ: câu hỏi là "Đồng hồ chỉ mấy giờ?".

- Toán đố với thời gian: trả lời câu hỏi dạng "Bạn Lan thức dạy lúc mấy giờ sáng?".

Loại câu hỏi: Chọn mức của bài toán nhận biết thời gian. Các mức này được phân bổ dạy cho học sinh theo thời gian. Theo phân loại của chương trình việc nhận biết thời gian sẽ được chia làm 5 mức sau:

Mức 1: Xem giờ chẵn từ 1 đến 12 (phút=0).

Mức 2: Xem giờ chẵn từ 1 đến 24 (phút=0).

Mức 3: Giờ từ 1 đến 24, phút chẵn 5 từ 0 đến 30.

Mức 4: Giờ từ 1 đến 24, phút chẵn 5 từ 0 đến 60.

Mức 5: Giờ phút bất kỳ.

Kiểu đồng hồ: chọn kiểu đồng hồ thể hiện trên màn hình.

GV cũng có thể nhập trực tiếp số đo giờ và phút.

2.

Xem lịch tuần

Trên màn hình sẽ xuất hiện một lịch tuần từ thứ hai đến chủ nhật. Mặc định sẽ là tuần chứa ngày hiện thời.

Bên phải là khung chứa câu hỏi mà HS cần trả lời.

Có 6 dạng câu hỏi khác nhau. Mặc định phần mềm sẽ sinh ngẫu nhiên câu hỏi trong các dạng này.

Dưới đây là màn hình của một câu hỏi khác liên quan đến lịch tuần.

HS quan sát lịch tuần, trả lời câu hỏi bằng cách nháy chuột vào các nút tương ứng trên màn hình. Ý nghĩa của các nút điều khiển phía dưới tương tự như các dạng toán khác của phần mềm.

GV nhập các thông số sau:

1. Ngày hôm nay. Đây là ngày sẽ hiện trên lịch của tuần của dạng toán tương ứng. Muốn nạp tự động ngày hệ thống thì nháy chuột tại nút Nạp ngày hệ thống.

2. Chọn dạng câu hỏi. Giáo viên được phép chọn một trong 6 dạng câu hỏi sau:

Dạng 1:

Hôm nay là thứ mấy?

Dạng 2:

Ngày 8 là thứ mấy?

Dạng 3:

Thứ tư là ngày bao nhiêu?

Dạng 4:

Hôm nay là thứ năm, mai là thứ mấy?

Dạng 5:

Hôm nay là thứ năm, hôm qua là thứ mấy?

Dạng 6:

Hôm nay là ngày bao nhiêu?

3

Xem lịch một tháng

Trên màn hình là một lịch tháng. Mặc định sẽ là tháng chứa ngày hiện thời. Phía dưới là câu hỏi được sinh tự động của phần mềm. HS cần trả lời câu hỏi này.

Phần mềm hỗ trợ một số dạng câu hỏi sau:

1. Ngày 15 tháng ba là thứ mấy?

2. Ngày thứ ba cuối cùng của tháng 10 là ngày nào?

3. Tháng 3 có bao nhiêu ngày?

4. Tháng 7 có bao nhiêu thứ hai?

HS trả lời các câu hỏi trên bằng cách nháy chuột vào các nút tương ứng trên màn hình.

Màn hình nhập dữ liệu có dang:

Trong màn hình nhập liệu, GV có thể chọn được các thông tin sau:

Dạng cây hỏi: chọn 1 trong 4 dạng câu hỏi.

Với mỗi dạng câu hỏi này, GV lại có thể nhập tiếp các thông số tương ứng với mỗi dạng câu hỏi đã chọn.

4.

Xem lịch năm

Trên màn hình là một lịch bao gồm 2 tháng. Mặc định trong đó sẽ có tháng chứa ngày hiện thời. Có thể thay đổi các tháng hiện trên lịch bằng cách nháy chuột vào các nút , để chuyển đổi lịch và xem các tháng khác của năm. Trong bài học này HS sẽ được học và làm bài tập liên quan đến lịch năm.

Phía dưới là câu hỏi được sinh tự động của phần mềm. HS cần trả lời câu hỏi này.

Phần mềm hỗ trợ một số dạng câu hỏi sau:

1. Ngày 20 tháng 11 năm 2008 là thứ mấy?

2. Ngày thứ sáu cuối cùng của tháng 11 năm 2008 là ngày nào?

3. Tháng 11 năm 2008 có bao nhiêu ngày?

4. Tháng 7 năm 2008 có bao nhiêu thứ hai?

5. Năm 2008 có bao nhiêu ngày chủ nhật?

6. Ngày cuối cùng của năm 2008 là ngày thứ mấy?

7. Ngày đầu tiên của năm 2008 là ngày thứ mấy?

8. Năm 2008 có phải là năm nhuận không?

HS trả lời các câu hỏi trên bằng cách nháy chuột vào các nút tương ứng trên màn hình.

Màn hình nhập dữ liệu có dạng:

Trong màn hình nhập liệu, GV có thể chọn được các thông tin sau:

Dạng cây hỏi: chọn 1 trong 8 dạng câu hỏi.

Với mỗi dạng câu hỏi này, GV lại có thể nhập tiếp các thông số tương ứng với mỗi dạng câu hỏi đã chọn.

5.

Đổi đơn vị đo thời gian

Đây là dạng toán chuyển đổi các số đo đơn vị thời gian.

Có hai kiểu, dạng dữ liệu thời gian:

- Kiểu đơn giản: Việc chuyển đổi chỉ tiến hành giữa hai mức đơn vị thời gian, ví dụ chuyển đổi từ ngày sang tuần hoặc ngược lại.

- Kiểu phức hợp: Việc chuyển đổi này thường được tiến hành theo mô hình cặp đơn vị thời gian, ví dụ chuyển đổi từ (ngày-tuần) sang tuần hoặc ngược lại.

HS điền đap số vào vị trí cần nhập liệu trên màn hình bằng cách gõ phím số hoặc nháy chuột lên các nút số màu đỏ trên màn hình.

Màn hình nhập dữ liệu có dạng:

GV nhập các thông tin sau:

- Chọn bộ đơn vị thời gian: chọn cặp đơn vị thời gian sẽ tham gia vào quá trình đổi đơn vị thời gian. Ví dụ nếu chọn cặp (giờ-phút) thì sẽ có các dạng đổi đơn vị đo như sau:

Dạng đơn:

24 giờ = ?? phút.

Dạng phức hợp:

14 giờ 34 phút = ?? phút.

- Chọn kiểu đổi: từ đơn vị nhỏ sang lớn (ví dụ phút --> giờ) hay ngược lại từ lớn sang nhỏ (ví dụ giờ --> phút).

- Chọn mức, kiểu dữ liệu là Đơn giản hay Phức tạp (Phức hợp).

- Nhập trực tiếp dữ liệu cần chuyển đổi.

6.

Giải toán có lời văn liên quan đến thời gian trong ngày.

Đây là dạng toán giải các bài toán có lời văn liên quan đến thời gian. Dạng bài chỉ liên quan đến thời gian trong một ngày. Bộ dữ liệu thời gian là Giờ -Phút.

HS đọc đề bài và giải bằng cách nhập đáp số trên màn hình.

Có hai dạng toán cho mô hình này:

1. Dạng toán tính quãng thời gian giữa hai thời điểm trong ngày. Ví dụ tính thời gian Lan xem phim.

2. Dạng toán tính thời gian đích trong ngày. Ví dụ tính thời gian khi phim kết thúc.

HS nhập đáp số bằng cách gõ phím trực tiếp hoặc nháy chuột lên nút số màu đỏ để điền thông tin.

Màn hình nhập dữ liệu có dạng:

GV nhập các thông tin sau:

1. Kiểu, dạng toán: có hai loại: đơn giản (chỉ tính theo phút trong vòng 1 tiếng) và phức tạp (thời gian trong ngày bất kỳ).

2. Kiểu bài toán (kiểu Input/Output): chọn một trong hai kiểu đề bài và tính khoảng thời gian hay tính thời gian đích.

3. Chọn dạng toán có lời văn: chọn một trong một số mẫu đề bài do phần mềm xây dựng sẵn.

4. Nhập bộ dữ liệu thời gian cụ thể bao gồm:

- Thời gian gốc.

- Khoảng thời gian.

Như vậy thời gian đich = thời gian gốc + khoảng thời gian.

7.

Giải toán có lời văn liên quan đến thời gian trong tháng.

Đây là dạng bài toán đố bằng lời văn có liên quan đến thời gian nhưng với khoảng thời gian lâu hơn, kéo dài qua tháng và năm. Bộ dữ liệu thời gian là Tháng - Ngày.

Có hai dạng câu hỏi của kiểu toán này:

1. Dạng toán tính khoảng thời gian theo ngày.

2. Dạng toán tính thời gian đích theo ngày, tháng.

HS đọc đề bài và trả lời câu hỏi bằng cách nhập trực tiếp đáp số trên màn hình.

Màn hình nhập dữ liệu có dạng:

GV nhập các thông tin sau:

1. Kiểu dạng đề bài.

Chọn 1 trong 2 kiểu:

Tính thời gian kết thúc (ví dụ khi nào bố đi công tác về) hoặc tính số ngày (ví dụ bố đi công tác bao nhiêu ngày).

2. Phạm vi kiến thức.

Chọn 1 trong 3 kiểu là phạm vi thời gian trong tháng, trong năm hoặc bất kỳ.

3. Nhập trực tiếp dữ liệu số đo thời gian cho dạng toán bao gồm Thời gian bắt đầu và Số ngày.

Thời gian kết thúc sẽ = Thời gian bắt đầu + số ngày.

4. Chọn kiểu lời văn cho dạng toán.

5. Nhập Lựa chọn có hiển thị lịch tháng hay không trên màn hình khi làm bài.

8.

Giải toán có lời văn liên quan đến thời gian là năm và thế kỷ.

Đây là dạng toán có liên quan đến khái niệm thế kỷ.

Dạng toán này có 6 dạng câu hỏi do phần mềm tự động chọn ngẫu nhiên. 6 dạng toán bao gồm:

1. Năm 1426 thuộc thế kỷ nào?

2. Năm thứ 35 của thế kỷ 12 là năm nào?

3. Năm 1460 có phải là năm nhuận không?

4. Sự kiện **** thuộc thế kỷ nào?

5. Sự kiện **** cách đây bao nhiêu năm?

6. Tính thời gian giữa hai sự kiện.

Với mỗi dạng toán, phần mềm sẽ hiện câu hỏi cụ thể tương ứng và hiện khung đáp số để HS nhập. Lịch năm hoặc tháng sẽ xuất hiện để HS tham khảo khi làm bài.

Màn hình nhập dữ liệu có dạng:

Giáo viên chọn 1 trong 6 dạng câu hỏi chính bao gồm:

1. Năm **** thuộc thế kỷ nào?

2. Năm thứ * của thế kỷ ** là năm nào?

3. Năm **** có phải là năm nhuận không?

4. Sự kiện **** thuộc thế kỷ nào?

5. Sự kiện **** cách đây bao nhiêu năm?

6. Tính thời gian giữa hai sự kiện.

Với mỗi loại câu hỏi trên sẽ có thêm các thông tin tương ứng với dạng toán này xuất hiện cho GV nhập tiếp tục.

9.

Thực hiện phép cộng, trừ số đo thời gian.

Dạng toán cộng, trừ số đo thời gian theo hàng dọc. Qui trình tính toán đuợc thực hiện như phép cộng, trừ hai số theo hàng dọc.

HS cần thực hiện phép cộng thông thường theo hàng dọc của các số đo độc lập theo từng đơn vị đo lường, sau đó tính lại và điền đáp số chính thức của phép toán. Ví dụ trong ví dụ của hình trên cách làm đúng là:

Chú ý:

Trong phép tính chính thực hiện độc lập:

2 + 3 = 5 (phút)

45 + 28 = 73 (giây)

Sau đó biến đổi:

5 phút 73 giây = 6 phút 13 giây.

Màn hình nhập dữ liệu có dạng:

GV nhập các thông số sau:

1. Đơn vị thời gian: chọn cặp đơn vị thời gian sẽ tham gia vào phép tính cộng, trừ.

2. Nhập trực tiếp 2 bộ dữ liệu thời gian tương ứng.

3. Nhập phép tính cộng hay trừ.

10.

Thực hiện phép nhân thời gian.

Đây là dạng toán nhân số đo thời gian với số tự nhiên. Thực hiện phép tính theo hàng dọc.

Chú ý:

Thực hiện phép tính nhân độc lập với từng số đo đơn vị thời gian.

Sau khi tính xong HS chuyển đổi đơn vị thời gian để được đáp số chính thức và nhập đáp số này phía dưới màn hình.

Màn hình nhập dữ liệu có dạng:

GV nhập các thông tin sau:

1. Đơn vị thời gian: chọn cặp đơn vị thời gian sẽ tham gia vào phép tính cộng, trừ.

2. Nhập trực tiếp bộ dữ liệu thời gian tương ứng và thừa số phép nhân.

11.

Học diện tích bằng cách đo diện tích.

Đây là dang toán phép chia số đo thời gian cho một số tự nhiên. Phép chia không nhớ.

Tính không nhớ của phép chia này có nghĩa cả hai số đo thời gian tương ứng đều chia hết cho số tự nhiên này.

Trên màn hình qui trình điền phép chia đươc thực hiện độc lập cho từng đơn vị thời gian.

Sau khi tính xong phép chia theo nghĩa thông thường, HS sẽ chuyển đổi số đo thời gian để thu được đáp số chính xác và điền vào vị trí phía dưới màn hình.

Màn hình nhập dữ liệu có dạng:

GV nhập các thông tin sau:

1. Đơn vị thời gian: chọn cặp đơn vị thời gian sẽ tham gia vào phép tính cộng, trừ.

2. Nhập trực tiếp bộ dữ liệu thời gian tương ứng và Số chia.

12.

Thực hiện phép chia thời gian. Dạng toán có nhớ.

Đây là dang toán phép chia số đo thời gian cho một số tự nhiên. Phép chia có nhớ.

Tính có nhớ của phép chia này có nghĩa là phép chia của số đo thời gian thứ nhất với số chia là không chia hết. Khi thực hiện tính toán, số dư của phép chia đầu tiên phải được chuyển đổi và tính gộp vào đơn vị thời gian thứ hai. Phép chia này khó hơn phép chia thời gian không nhớ.

Trên màn hình qui trình điền phép chia đươc thực hiện lần lượt theo thứ tự từ đơn vị đo thứ nhất sang đơn vị đo thứ hai. Sau khi tính toán, HS sẽ chuyển đổi số đo thời gian để thu được đáp số chính xác và điền vào vị trí phía dưới màn hình.

Màn hình nhập dữ liệu có dạng:

GV nhập các thông tin sau:

1. Đơn vị thời gian: chọn cặp đơn vị thời gian sẽ tham gia vào phép tính cộng, trừ.

2. Nhập trực tiếp bộ dữ liệu thời gian tương ứng và Số chia.

13.

Các bài toán có lời văn liên quan đến cộng, trừ, nhân, chia thời gian.

Đây là dạng các bài toán có lời văn có liên quan đến thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian. Có 4 dạng bài toán tương ứng với phép tính cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian. Với mỗi dạng, phép tính như vậy, phần mềm sẽ tự động sinh các dạng đề bài bằng lời văn có liên quan đến phép toán tương ứng.

Trên màn hình phía trái sẽ là đề bài bằng lời văn để HS đọc và tìm lời giải. Bên phải là phép tính cần thực hiện. HS thực hiện các phép tính tương ứng tại khung cửa sổ này. Việc tính toán theo hàng dọc và tương tự các dạng phép tính với độ đo thời gian khác.

Sau khi tính xong, HS cần chuyển đổi các số đo thời gian để tính ra đuợc đáp số cuối cùng của bài toán và điền đáp số vào vị trí phía dưới màn hình.

Hình trên là màn hình của một bài toán với phép cộng số đo thời gian.

Đây là màn hình của một bài toán tương ứng với phép nhân thời gian với một số tự nhiên.

Đây là màn hình của một bài toán tương ứng với phép chia số đo thời gian cho một số tự nhiên.

Màn hình nhập dữ liệu có dạng:

GV nhập các thông tin sau:

1. Chọn cặp đơn vị đo thời gian sẽ tham gia vào các phép tính. Chọn một trong hai kiểu (giờ-phút) và (phút-giây).

2. Chọn phép toán: cộng, trừ, nhân, chia.

3. Chọn dạng đề bài có lời văn tại vị trí Chọn dạng toán có lời văn. Với mỗi phép toán phần mềm đã lưu trữ sẵn 3 dạng đề bài.

4. Nhập trực tiếp bộ dữ liệu số đo thời gian dùng để tính toán.

Có thể nháy nút Sinh tự động để phần mềm sẽ tự động sinh bộ dữ liệu ngay trong màn hình nhập liệu này.

Đối với phép cộng, trừ cần nhập hai bộ số liệu thời gian.

Đối với phép nhân, chia cần nhập một bộ dữ liệu thời gian và một số tự nhiên là thừa số nhân hoặc số chia.

Các bài viết khác:

Mô hình các dạng toán đã mô phỏng trong phần mềm HỌC TOÁN, DẠY TOÁN 1, 2, 3, 4, 5. Phần I: Cấu tạo, nhận biết, đọc, viết số

Mô hình các dạng toán đã mô phỏng trong phần mềm HỌC TOÁN, DẠY TOÁN 1, 2, 3, 4, 5. Phần II: Mô phỏng 4 phép toán trên các dạng số

Mô hình các dạng toán đã mô phỏng trong phần mềm HỌC TOÁN, DẠY TOÁN 1, 2, 3, 4, 5. Phần III: Đo lường và phép toán với các đơn vị đo lường

Mô hình các dạng toán đã mô phỏng trong phần mềm HỌC TOÁN, DẠY TOÁN 1, 2, 3, 4, 5. Phần IV: Đồng hồ, lịch và số đo thời gian

Mô hình các dạng toán đã mô phỏng trong phần mềm HỌC TOÁN, DẠY TOÁN 1, 2, 3, 4, 5. Phần V: Làm quen với tiền Việt Nam

Mô hình các dạng toán đã mô phỏng trong phần mềm HỌC TOÁN, DẠY TOÁN 1, 2, 3, 4, 5. Phần VI: Tính giá trị biểu thức

Mô hình các dạng toán đã mô phỏng trong phần mềm HỌC TOÁN, DẠY TOÁN 1, 2, 3, 4, 5. Phần VII: Giải toán có lời văn

Mô hình các dạng toán đã mô phỏng trong phần mềm HỌC TOÁN, DẠY TOÁN 1, 2, 3, 4, 5. Phần VIII: Các bài toán có yếu tố hình học

Mô hình các dạng toán đã mô phỏng trong phần mềm HỌC TOÁN, DẠY TOÁN 1, 2, 3, 4, 5. Phần IX: Tính chất số và phép toán

Mô hình các dạng toán đã mô phỏng trong phần mềm HỌC TOÁN, DẠY TOÁN 1, 2, 3, 4, 5. Phần X: Biểu đồ, bản đồ, bảng số



URL của bài viết này::http://www.schoolnet.vn/modules.php?name=Sanpham&file=article&sid=2631

© Cong ty Cong Nghe Tin hoc Nha truong contact: sales@schoolnet.vn