Cong ty Cong Nghe Tin hoc Nha truong http://www.schoolnet.vn

Mô hình các dạng toán đã mô phỏng trong phần mềm HỌC TOÁN, DẠY TOÁN 1, 2, 3, 4, 5. Phần V: Làm quen với tiền Việt Nam
10/11/2008

DẠY TOÁN 1, 2, 3, 4, 5 là bộ phần mềm mô phỏng học môn Toán bậc Tiểu học lớn nhất của Việt Nam. Hơn 200 dạng toán chính trong chương trình môn Toán đã được mô phỏng trên máy tính. Việc mô phỏng các dạng toán này nhằm các mục đích sau:


- Học sinh có thể tự học, tự làm bài tập trực tiếp trên máy tính theo đúng qui trình như khi làm bài tập trên bảng hoặc trên giấy.

- Giáo viên sử dụng các mô phỏng này để hỗ trợ giảng dạy hoặc tiến hành giảng trực tiếp trên máy tính.

- Học sinh làm bài kiểm tra kiến thức trên máy tính theo yêu cầu của giáo viên hoặc cha mẹ học sinh.

Một đặc điểm nổi bật của tất cả các mô phỏng này là giáo viên (cha mẹ học sinh) được quyền nhập trực tiếp dữ liệu hoặc thông tin đầu vào cho các mô phỏng này. Với tính năng này, giáo viên sẽ hoàn toàn chủ động để tìm kiếm thông tin và giảng dạy trực tiếp trên máy tính.

Bài viết này sẽ trình bày chi tiết các dạng toán đã được mô phỏng có liên quan đến tiền Việt Nam. Các dạng toán cụ thể là làm quen với các loại tiền, các bài tập tính tiền, so sánh tiền, đổi tiền.

Stt Dạng toán mô phỏng Màn hình nhập trực tiếp dữ liệu cho dạng toán
 

 

 

1.

Làm quen với tiền Việt Nam. Dạng 1.

Đây là bài học làm quen với tiền Việt Nam, dạng yêu cầu thao tác trực tiếp trên màn hình để tạo bài học.

Trên màn hình ban đầu khu vực giữa là một khung chữ nhật trống. Hai bên trái và phải có những đồng tiền xu và tiền giấy với các mệnh giá khác nhau. GV thực hiện việc kéo thả các loại tiền này vào khung giữa để HS làm quen và tính số tiền có trong khung này. Để hiện các loại tiền khác hãy nháy chuột vào các nút phía dưới khung tiền.

Nhiệm vụ của HS là đếm số tiền có trong khung và điền đáp số vào vị trí câu hỏi phía dưới màn hình.

Màn hình nhập dữ liệu có dạng:

GV lựa chọn các loại tiền và mệnh giá tiền tham gia trong bài học làm quen với tiền. Kích chọn vào ô vuông nhỏ để kích hoạt loại tiền tương ứng. Kích lần thứ hai để hủy chọn.

 

 

 

2.

Làm quen với tiền Việt Nam. Dạng 2.

Với dạng toán này, phần mềm sẽ tự động sinh các loại tiền trong khung giữa màn hình. Nhiệm vụ của HS là đếm số tiền có trong khung và điền đáp số vào vị trí câu hỏi phía dưới màn hình.

Màn hình nhập dữ liệu có dạng:

GV lựa chọn các loại tiền và mệnh giá tiền tham gia trong bài học làm quen với tiền. Kích chọn vào ô vuông nhỏ để kích hoạt loại tiền tương ứng. Kích lần thứ hai để hủy chọn.

 

 

 

3

Thực hiện các phép tính với tiền Việt Nam.

Đây là dạng toán thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với các đơn vị đo là tiền Việt Nam.

Phép tính được thực hiện theo hàng ngang. Các phép toán có thể thực hiện là:

- Phép cộng 2 hoặc 3 số hạng.

- Phép trừ 2 hoặc 3 số hạng.

- Phép nhân giá trị tiền với số tự nhiên.

- Phép chia giá trị tiền cho số tự nhiên.

HS cần điền đáp số của phép tính vào vị trí cần nhập trực tiếp trên màn hình.

Màn hình nhập dữ liệu có dang:

GV nhập các thông tin sau:

- Chọn mức giá trị tiền, tức là phạm vi tính toán của các giá trị tiền.

- Chọn phép toán (cộng, trừ, nhân, chia).

- Chọn kiểu 2 hoặc 3 số hạng tham giá phép tính (đối với phép nhân và chia thì chỉ có 2 số hạng tham gia).

- Nhập trực tiếp các số hạng tham gia phép tính. Nháy nút Tự động sinh DL để phần mềm tự động sinh và điền dữ liệu.

 

 

 

4.

Học tính tiền trực tiếp.

Phần mềm sẽ tự động đưa ra bài toán tính tổng số tiền hiện ra trên màn hình. Các đồng tiền là tiền xu hoặc tiền giấy.

HS tính tổng giá trị tiền và điền đáp số tại dòng phía dưới màn hình.

Trong khung nhập tham số đầu vào có thể hạn chế loại tiền và số lượng đồng tiền hiện trên màn hình.

Màn hình nhập dữ liệu có dạng:

GV nhập các thông tin sau:

- Mức giá trị tiền: chọn các phương án sử dụng các loại tiền để sinh bài toán. Có 3 mức:

+ Dưới 1000 đồng.

+ Dưới 10000 đồng.

+ Dưới 100000 đồng.

- Số lượng đối tượng tiền: được phép nhập số từ 2 đến 5.

 

 

 

5.

Bài toán tính tiền. Dạng 1: tính tổng giá tiền.

Đây là dạng toán tính tồng các giá trị tiền của các đồ vật xuất hiện trên màn hình.

HS quan sát các đồ vật, giá của chúng và cần tính tổng các giá tiền này. Đáp số được điền tại dòng dưới của màn hình.

Màn hình nhập dữ liệu có dạng:

GV nhập các thông tin sau:

- Mức giá trị tiền: chọn các phương án sử dụng các loại tiền để sinh bài toán. Có 3 mức:

+ Dưới 1000 đồng.

+ Dưới 10000 đồng.

+ Dưới 100000 đồng.

- Số lượng đối tượng tiền (bằng đồ vật): được phép nhập số từ 2 đến 5.

- Nhập giá trị cụ thể giá tiền cho mỗi loại đồ vật. Có thể nháy nút Sinh tự động để phần mềm tự động điền các giá trị này.

- Chọn kiểu bài toán: Chọn 1 trong 2 kiểu bài toán sau:

1. Tính tổng các loại tiền. Dạng toán tính tổng giá tiền các đồ vật trên màn hình.

2. Tính số tiền cần hoàn trả. Dạng toán tính số tiền còn lại sau khi trừ giá trị tiền gốc cho tổng giá trị tiền các đồ vật có trên màn hình.

- Chọn kiểu đồ vật: chọn một trong 3 kiểu đồ vật: đồ dùng học sinh, đồ dùng gia đình và thức ăn.

 

 

 

6.

Bài toán tính tiền. Dạng 2: tính số tiền cần hoàn trả.

Đây là dạng toán giúp cho HS hiểu được qui trình mua bán hàng hóa bằng tiền. Giả thiết rằng người mua hàng có một số tiền ban đầu, sau khi mua một số lượng hàng hóa với giá tiền thể hiện trên màn hình, cần tính số tiền còn lại của người mua hàng.

HS quan sát, tính toán và điền đáp số tại vị trí dòng cuối của màn hình.

Màn hình nhập dữ liệu có dạng:

GV nhập các thông tin sau:

- Mức giá trị tiền: chọn các phương án sử dụng các loại tiền để sinh bài toán. Có 3 mức:

+ Dưới 1000 đồng.

+ Dưới 10000 đồng.

+ Dưới 100000 đồng.

- Số lượng đối tượng tiền (bằng đồ vật): được phép nhập số từ 2 đến 5.

- Nhập giá trị cụ thể giá tiền cho mỗi loại đồ vật. Có thể nháy nút Sinh tự động để phần mềm tự động điền các giá trị này.

- Chọn kiểu bài toán: Chọn 1 trong 2 kiểu bài toán sau:

1. Tính tổng các loại tiền. Dạng toán tính tổng giá tiền các đồ vật trên màn hình.

2. Tính số tiền cần hoàn trả. Dạng toán tính số tiền còn lại sau khi trừ giá trị tiền gốc cho tổng giá trị tiền các đồ vật có trên màn hình.

- Chọn kiểu đồ vật: chọn một trong 3 kiểu đồ vật: đồ dùng học sinh, đồ dùng gia đình và thức ăn.

 

 

 

7.

So sánh giá trị đồ vật bằng tiến.

Đây là dạng bài học so sánh các giá trị tiền thông qua hiện vật. HS cần tính tổng giá trị các đồ vật ở hai khung màn hình, so sánh chúng và trả lời bằng cách nháy một trong ba nút < = >.

Màn hình nhập dữ liệu có dạng:

GV nhập các thông tin sau:

Mức giá trị tiền: chọ mức giá tiền của các đồ vật, hàng hóa hiện trong bài học. Có 3 mức chọn: 1000, 10000 và 100000 đồng.

Chọn dạng so sánh giá trị tiền trong hai khung màn hình. Có 4 dạng giá trị tiền có thể chọn để thể hiện là tiền xu, tiền giấy, đồ vật và chữ số tiền.

Kiểu đồ vật thể hiện: chọn các kiểu đồ vật thể hiện là đồ dùng HS, đồ dùng gia đình hay lương thực thực phẩm.

Cuối cùng GV nhập số lượng đồ vật hay tờ tiền sẽ hiện ở khung trái và phải màn hình.

 

 

 

8.

So sánh giá trị tiền.

Dạng so sánh giá trị tiền thông qua các mệnh giá tiền cụ thể.

Màn hình nhập dữ liệu có dạng:

GV nhập các thông tin sau:

Mức giá trị tiền: chọ mức giá tiền của các đồ vật, hàng hóa hiện trong bài học. Có 3 mức chọn: 1000, 10000 và 100000 đồng.

Chọn dạng so sánh giá trị tiền trong hai khung màn hình. Có 4 dạng giá trị tiền có thể chọn để thể hiện là tiền xu, tiền giấy, đồ vật và chữ số tiền.

Kiểu đồ vật thể hiện: chọn các kiểu đồ vật thể hiện là đồ dùng HS, đồ dùng gia đình hay lương thực thực phẩm.

Cuối cùng GV nhập số lượng đồ vật hay tờ tiền sẽ hiện ở khung trái và phải màn hình.

 

 

 

9.

So sánh trực tiếp tiền Việt Nam.

Dạng so sánh giá trị số cụ thể theo đơn vị đo là tiền Việt Nam.

Màn hình nhập dữ liệu có dạng:

GV nhập các thông tin sau:

Mức giá trị tiền: chọ mức giá tiền của các đồ vật, hàng hóa hiện trong bài học. Có 3 mức chọn: 1000, 10000 và 100000 đồng.

Chọn dạng so sánh giá trị tiền trong hai khung màn hình. Có 4 dạng giá trị tiền có thể chọn để thể hiện là tiền xu, tiền giấy, đồ vật và chữ số tiền.

Kiểu đồ vật thể hiện: chọn các kiểu đồ vật thể hiện là đồ dùng HS, đồ dùng gia đình hay lương thực thực phẩm.

Cuối cùng GV nhập số lượng đồ vật hay tờ tiền sẽ hiện ở khung trái và phải màn hình.

 

 

 

10.

Đổi tiền dạng 1: không hạn chế số tờ tiền.

Dạng toán đổi một số tiền cho trước thành các tờ giấy tiền. Đây là bài toán mang tính thực tiễn cao. Từ một số tiền ban đầu, cần đổi ra một số loại tờ tiền nhất định.

Dạng toán 1: việc đổi tiền sẽ không hạn chế số lượng cho mỗi loại tiền. HS cần suy nghĩ và điền đáp án vào các ô trước mỗi loại tiền.

Chú ý với dạng toán này đáp số không phải là duy nhất miễn là việc đổi tiền phải chính xác.

Ví dụ: nếu có 2500 đồng thì có thể đổi thành 2 tờ 1000 đồng và 1 tờ 500 đồng hoặc có cách khác là đổi được thành 5 tờ 500 đồng.

Màn hình nhập dữ liệu có dạng:

GV nhập các thông tin sau:

Mức giá trị tiền: các mức giá trị tiền cho phép chọn loại tiền cần đổi. Có 3 mức: dưới 1000, dưới 10000 hoặc dưới 100000 đồng. Các tờ tiền cần đổi ra phải có mệnh giá nằm trong mức giá trị tiền này.

Mức độ khó, dễ: Có hai loại bài toán đổi tiền là:

- Không hạn chế số tờ tiền của mỗi loại tiền (mức dễ hơn).

- Yêu cầu chọn tối ưu với số tờ tiền ít nhất (mức khó).

Các loại tiền sử dụng: Chỉ ra cách chọn các loại tiền tương ứng với mức giá trị tiền đã chọn ở trên.

Mỗi mức giá trị tiền trên sẽ tương ứng với một mức loại tiền:

1000 đồng: loại tiền 100, 200, 500.

10000 đồng: loại tiền 1000, 2000, 5000.

100000 đồng: loại tiền 10000, 20000, 50000.

Giá trị tiền cần đổi: Giá trị tiền gốc cần đổi.

 

 

 

11.

Đổi tiền dạng 2: yêu cầu tờ tiền ít nhất.

Dạng toán đổi một số tiền cho trước thành các tờ giấy tiền. Đây là bài toán mang tính thực tiễn cao. Từ một số tiền ban đầu, cần đổi ra một số loại tờ tiền nhất định.

Dạng toán 2: việc đổi tiền sẽ yêu cầu sử dụng ít nhất các tờ tiền. HS cần suy nghĩ và điền đáp án vào các ô trước mỗi loại tiền.

Chú ý với dạng toán này đáp số luôn là duy nhất.

Màn hình nhập dữ liệu có dạng:

GV nhập các thông tin sau:

Mức giá trị tiền: các mức giá trị tiền cho phép chọn loại tiền cần đổi. Có 3 mức: dưới 1000, dưới 10000 hoặc dưới 100000 đồng. Các tờ tiền cần đổi ra phải có mệnh giá nằm trong mức giá trị tiền này.

Mức độ khó, dễ: Có hai loại bài toán đổi tiền là:

- Không hạn chế số tờ tiền của mỗi loại tiền (mức dễ hơn).

- Yêu cầu chọn tối ưu với số tờ tiền ít nhất (mức khó).

Các loại tiền sử dụng: Chỉ ra cách chọn các loại tiền tương ứng với mức giá trị tiền đã chọn ở trên.

Mỗi mức giá trị tiền trên sẽ tương ứng với một mức loại tiền:

1000 đồng: loại tiền 100, 200, 500.

10000 đồng: loại tiền 1000, 2000, 5000.

100000 đồng: loại tiền 10000, 20000, 50000.

Giá trị tiền cần đổi: Giá trị tiền gốc cần đổi.

Các bài viết khác:

Mô hình các dạng toán đã mô phỏng trong phần mềm HỌC TOÁN, DẠY TOÁN 1, 2, 3, 4, 5. Phần I: Cấu tạo, nhận biết, đọc, viết số

Mô hình các dạng toán đã mô phỏng trong phần mềm HỌC TOÁN, DẠY TOÁN 1, 2, 3, 4, 5. Phần II: Mô phỏng 4 phép toán trên các dạng số

Mô hình các dạng toán đã mô phỏng trong phần mềm HỌC TOÁN, DẠY TOÁN 1, 2, 3, 4, 5. Phần III: Đo lường và phép toán với các đơn vị đo lường

Mô hình các dạng toán đã mô phỏng trong phần mềm HỌC TOÁN, DẠY TOÁN 1, 2, 3, 4, 5. Phần IV: Đồng hồ, lịch và số đo thời gian

Mô hình các dạng toán đã mô phỏng trong phần mềm HỌC TOÁN, DẠY TOÁN 1, 2, 3, 4, 5. Phần V: Làm quen với tiền Việt Nam

Mô hình các dạng toán đã mô phỏng trong phần mềm HỌC TOÁN, DẠY TOÁN 1, 2, 3, 4, 5. Phần VI: Tính giá trị biểu thức

Mô hình các dạng toán đã mô phỏng trong phần mềm HỌC TOÁN, DẠY TOÁN 1, 2, 3, 4, 5. Phần VII: Giải toán có lời văn

Mô hình các dạng toán đã mô phỏng trong phần mềm HỌC TOÁN, DẠY TOÁN 1, 2, 3, 4, 5. Phần VIII: Các bài toán có yếu tố hình học

Mô hình các dạng toán đã mô phỏng trong phần mềm HỌC TOÁN, DẠY TOÁN 1, 2, 3, 4, 5. Phần IX: Tính chất số và phép toán

Mô hình các dạng toán đã mô phỏng trong phần mềm HỌC TOÁN, DẠY TOÁN 1, 2, 3, 4, 5. Phần X: Biểu đồ, bản đồ, bảng số



URL của bài viết này::http://www.schoolnet.vn/modules.php?name=Sanpham&file=article&sid=2635

© Cong ty Cong Nghe Tin hoc Nha truong contact: sales@schoolnet.vn