Cong ty Cong Nghe Tin hoc Nha truong http://www.schoolnet.vn

Giới thiệu bộ phần mềm Dạy Tiếng Việt 1, 2, 3, 4, 5
15/08/2013

Chúng tôi sẽ bắt đầu giới thiệu với các nhà trường các nhóm phần mềm cụ thể nằm trong dự án phần mềm hỗ trợ Học và Dạy môn Tiếng Việt trong nhà trường Tiểu học.

Trong bài trước đã giới thiệu bộ 5 phần mềm Học Tiếng Việt 1, 2, 3, 4, 5.

Tiếp theo chúng tôi sẽ giới thiệu bộ 5 phần mềm Dạy Tiếng Việt 1, 2, 3, 4, 5.



Đây là bộ phần mềm được thiết kế dành riêng cho Giáo viên dùng để hỗ trợ giảng dạy ngay trên lớp học, ôn luyện môn Tiếng Việt Tiểu học theo đúng bộ SGK Tiếng Việt các lớp 1, 2, 3, 4, 5.


Một vài đặc điểm của bộ phần mềm này:

- Bộ phần mềm này bao gồm 10 phần mềm riêng biệt, mỗi lớp học tương ứng với 2 phần mềm. Mỗi phần mềm có thể hiểu tương đương với một quyển SGK Tiếng Việt.

- Một đặc điểm rất quan trọng của bộ phần mềm này là toàn bộ nội dung của các bài của SGK đều được thiết kế thành các bài giảng điện tử và nạp sẵn trong phần mềm.

+ Với phần mềm Dạy Tiếng Việt 1, phần Học vần, các bài học có dạng *.htv1. Trong phần mềm này đã xây dựng đủ trọn vẹn 103 bài học vần theo đúng SGK Tiếng Việt phần Học vần.

+ Với các phần mềm còn lại: Dạy Tiếng Việt 1, phần II: Luyện tập tổng hợp và các phần mềm Dạy Tiếng Việt 2, 3, 4, 5, các bài giảng được ghi dưới dạng *.viet. Mỗi tệp *.viet tương ứng với 1 chủ điểm Tuần của SGK.


- Đây là bộ phần mềm đầu tiên của Việt Nam được thiết kế để mô phỏng chính xác đến từng bài học của SGK Tiếng Việt cấp Tiểu học: toàn bộ các bài học của SGK Tiếng Việt các lớp 1, 2, 3, 4, 5 đã được mô phỏng chính xác trên máy tính.

- Các bài học, bài luyện kiến thức được mô phỏng trong bộ phần mềm này rất đa dạng. Gần 200 Form tương tác đã được thiết kế để mô phỏng tất cả các dạng bài học và bài luyện bao gồm tập đọc, học chính tả, học từ, tập làm văn, kể chuyện, luyện từ và câu đã được mô phỏng trên máy tính.

- 69 từ điển tiếng Việt các loại đã được nhập vào máy tính dùng làm dữ liệu để tra cứu và sinh các bài luyện trong bộ phần mềm này.

- Một tính chất rất đặc biệt nữa của bộ phần mềm này là toàn bộ các bài giảng có sẵn trong phần mềm đều được thiết kế mở, tức là giáo viên có thể bất cứ lúc nào cũng được quyền sửa lại nội dung của các bài học này. Tính chất này mang lại cho các phần mềm Dạy Tiếng Việt một sức mạnh rất đặc biệt.

Sau đây là một vài hình ảnh của các phần mềm này:



Giao diện chính của phần mềm Dạy Tiếng Việt 1, phần I: Học vần.


Trang chính của một bài học phần Học vần của phần mềm Dạy Tiếng Việt 1, phần I. Mỗi bài học này tương ứng với một bài học của SGK.


Giao diện phần học âm vần chính của một bài học.


Giao diện phần đọc từ khóa của bài học.


Giao diện phần Tập đọc của một bài học âm vần.


Giao diện phần tóm tắt toàn bài học. Màn hinh này cho phép GV và HS cùng xem lại toàn bộ phần kiến thức đã học của bài vừa học.


Giao diện màn hình nhập và chỉnh sửa dữ liệu của một tệp bài học phần học vần *.htv1.


Hình ảnh Mục lục theo SGK Tiếng Việt theo các chủ điểm Tuần và từng bài học trong tuần đó.


Hình ảnh trang chính của một chủ điểm tuần trong phần mềm Dạy Tiếng Việt lớp 3. Mỗi chủ điểm Tuần sẽ bao gồm các bài học chính, nháy chuột lên một dòng sẽ vào bài học tương ứng.


Đây là giao diện bài học tập chép. Trên màn hình hiện chính xác nội dung tập chép theo đúng mẫu chữ mà học sinh cần viết. GV sẽ chiếu màn hình này trên cả lớp và HS sẽ quan sát và chép vào vở.


Màn hình của bài học tập đọc. Toàn bộ các bài tập đọc đã được thu âm. HS có thể nghe lời đọc mẫu ngay trên màn hình máy tính. GV sẽ hướng dẫn HS tập đọc từng đoạn của bài văn.


Hình ảnh của một bài luyện phân tích cấu tạo tiếng. Bài học này có trong phần học đánh vần, học cách đọc các vần, từ khó sau phần tập đọc chính.


Giao diện của các bài học, ôn luyện bằng cách trả lời các câu hỏi. Đây là dạng bài học có nhiều nhất trong chương trình SGK Tiếng Việt Tiểu học.


Giao diện bài học tập đọc diễn cảm một đoạn hoặc cả một bài văn hoàn chỉnh. Bài học này rất quan trọng. Phần mềm sẽ cho phép GV trực tiếp tạo ra các vạch đứng giữa các từ trong văn bản để HS dễ nhận biết và đọc, ngắt, nghỉ chính xác.


Đây là giao diện của bài luyện phân loại và xếp các từ vào vị trí chính xác. Bên phải là một dãy các từ cho trước, học sinh phải phân loại được các từ này theo yêu cầu và chuyển vào các cột chính giữa theo đúng phân loại của mình.


Giao diện bài học đặt câu theo yêu cầu. Bài học này có trong các phần kiến thức mở rộng vốn từ, luyện câu hoặc tập làm văn.


Bài học thuộc lòng một bài thơ hoặc đoạn văn bản. GV là người điều khiển bài học này. Bắt đầu từ mức 0 khi toàn bộ bài thơ được hiện đầy đủ, GV sẽ lần lượt tăng mức lên 1, 2, ... Mỗi lần tăng mức, một số từ trong bài thơ sẽ bị ẩn đi. Học sinh sẽ dần dần học thuộc bài thơ khi GV tăng lên mức 5 cuối cùng khi đó toàn bộ bài thơ sẽ ẩn hoàn toàn.


Giao diện bài học tìm và phân loại từ trong các đoạn văn bản. Nhiệm vụ của HS là tìm và đánh dấu một loại từ theo yêu cầu.


Bài luyện phân loại từ trong câu. Một đoạn văn bản thể hiện trên màn hình trong đó có một số từ được đánh dấu, HS cần chỉ ra phân loại của các từ được đánh dấu này.


Giao diện của bài luyện thi tìm từ nhanh và thi tìm nhiều từ nhất.


Bùi Việt Hà, Công ty Công nghệ Tin học Nhà trường



URL của bài viết này::http://www.schoolnet.vn/modules.php?name=Sanpham&file=article&sid=7258

© Cong ty Cong Nghe Tin hoc Nha truong contact: sales@schoolnet.vn