Cong ty Cong Nghe Tin hoc Nha truong http://www.schoolnet.vn

Mô tả các FORM nhóm 4 - Luyện chính tả FORM Find-Missing-Letters: Tìm chữ, vần còn thiếu
12/11/2013

Bùi Việt Hà, Công ty Công nghệ Tin học Nhà trường.

Trong các bài học chính tả môn Tiếng Việt có một dạng bài tập rất phổ biến là cho trước một đoạn văn bản hoàn chỉnh trong đó có một số chỗ bị thiếu: thiếu âm đầu, thiếu vần, hoặc thiếu cả từ. Các bài tập dạng này rất đa dạng và phủ kín chương trình môn Tiếng Việt từ lớp 1 đến 5.


Form Điền chữ, vần, từ còn thiếu (Find Missing Letters) được thiết kế để mô phỏng các dạng bài luyện này. Form này đã gộp cả 3 trường hợp điền âm đầu (prefix), âm vần (syllable) và từ (word) vào trong một bài luyện.

Ý tưởng thiết kế chính của Form là: cho trước đoạn văn bản và danh sách các căp, bộ chữ, vần, từ có trong văn bản, phần mềm sẽ tự sinh bài luyện. Đây là một Form khá phức tạp trong phần mềm Học, Dạy tiếng Việt.

Chức năng FORM

Form này được thiết kế để tạo ra các bài luyện chính tả bằng cách điền chữ hoặc âm vần vào các vị trí còn thiếu của một câu hay một đoạn văn bản cho trước.

Các bộ chữ, âm vần cần điền được lấy từ bộ từ điển chính tả được cài đặt sẵn trong phần mềm.

Form này được dùng cho HS luyện tập trong các bài học Luyện chính tả trong chương trình Tiếng Việt cấp tiểu học.

Dữ liệu có thể được sinh tự động, được nhập trực tiếp từ bàn phím hoặc được chuyển vào Form từ ADF File.

Sử dụng Form

Nhập dữ liệu cho Form


Trên màn hình trong khung cửa sổ chính là một đoạn văn bản với một số vị trí trống được hiển thị bởi dấu "...". Cần điền vào các vị trí này một chữ, âm đầu hoặc âm vần tương ứng.

Bên cạnh bên phải là hai hoặc 3 âm vần hoặc từ tương ứng. Các chữ hoặc âm vần này cần được chọn để điền vào các vị trí trống trong đoạn văn bản trên.

Cách thực hiện bài luyện tập này như sau:

Cách 1: dùng chuột kéo thả một chữ, âm vần hoặc từ từ khung bên phải vào một vị trí trống và nhả chuột. Làm như vậy cho đến khi điền tất cả các vị trí trống.

Cách 2: nháy chuột tại khung phải để chọn chữ, âm vần, từ cần điền, sau đó nháy chuột vào vị trí trống trong văn bản tại khung cửa sổ chính để điền chữ hay âm vần này. Làm như vậy cho đến khi điền tất cả các vị trí trống.

Muốn xem trợ giúp của phần mềm nháy nút . Khi nháy nút này, phần mềm sẽ hiện tất cả câu hoàn chỉnh trong một vài giây.

Sau khi điền xong cho đoạn văn bản, nháy nút  để kiểm tra bài làm đúng hay sai.

Nháy nút  để chuyển sang bài luyện tập tiếp theo.

Nút  để làm lại bài luyện tập hiện thời.

Nếu có hình ảnh kèm theo bài luyện tập này thì nháy chuột lên hình ảnh này sẽ phóng to hình trên màn hình.


3 nút điều khiển bên dưới hình này có ý nghĩa như sau:

 (X): Đóng cửa sổ này lại.

 (Ctrl+S): Ghi hình ảnh này theo định dạng tệp *.jpg.

 (Ctrl+C): sao chép hình ảnh này vào bộ đệm của máy tính.


Các thông tin sau có thể nhập trong cửa sổ nhập liệu của Form:

- Tại vị trí Nguồn dữ liệu chọn kiểu sinh bài luyện tập là Tự động từ nguồn từ điển hoặc do Người dùng tự nhập.

- Tại vị trí Thông tin cần điền chọn kiểu ký tự cần điền là Phụ âm đầu, âm vần hoặc từ. Lựa chọn này chỉ có tác dụng với kiểu nguồn dữ liệu là Tự động sinh.

- Tại vị trí Yêu cầu điền chọn kiểu mà các chữ, âm vần hoặc từ sẽ phải điền vào các vị trí trống trong văn bản. Lựa chọn này chỉ có tác dụng với kiểu nguồn dữ liệu là Người dùng tự nhập. Có 2 lựa chọn như sau cho yêu cầu điền: Toàn bộ hoặc Một phần.

Toàn bộ: các chữ, âm vần, từ cần điền sẽ phải chính xác trùng với âm đầu (prefix), âm vần (syllable) hoặc từ còn trống trong văn bản. Ví dụ âm vần "ang" không được dùng để thay thế vào từ "choang" khi từ này hiện trên màn hình là "cho...".

Một phần: các chữ, âm vần, từ cần điền có thể chỉ là 1 phần của âm đầu (prefix), âm vần (syllable) hoặc từ còn trống trong văn bản. Ví dụ chữ "k" có thể được điền vào từ "khang" khi từ này hiển thị là "...hang".

- Tại vị trí Kiểu sinh bài ôn tập chọn cách phần mềm sinh các vị trí trống trong đoạn văn bản, có 3 lựa chọn là:

+ Mức khó Sinh tại tất cả các vị trí: tất cả các từ chứa một trong các từ, âm vần đã chọn đều được sử dụng để tạo ra vị trí trống cho bài tập luyện.

+ Mức dễ Chỉ 1 vị trí: chỉ tạo ra đúng 1 vị trí trống cho bài luyện tập.

+ Mức trung bình Một vài vị trí: phần mềm sẽ chọn ra khoảng 1/2 các vị trí tìm được để tạo ra vị trí trồng.

- Bộ dữ liệu có thể được tự động sinh hoặc có thể nhập từng phần tại các vị trí Từ thứ 1, Từ thứ 2, Từ thứ 3Nhập đoạn văn. Có thể chọn cặp phụ âm, âm vần nếu nháy chọn tại vị trí Chọn cặp phụ âm, âm vần hoặc từ. Đoạn văn bản có thể gõ nhập trực tiếp hoặc nháy nút  để phần mềm tự động sinh đoạn văn bản. Nếu tự nhập thì nút Kiểm tra dùng để kiểm tra xem đoạn văn bản này có chứa các phụ âm, âm vần đã chọn hay không.

Có thể chuyển nhập dữ liệu từ ADF file bằng cách nhập tên File này tại vị trí Chuyển nhập dữ liệu từ tệp.

Nếu đã chọn Người dùng tự nhập tại vị trí Nguồn dữ liệu thì cần bấm nút Nhập, điều chỉnh trực tiếp để nhập trực tiếp bộ dữ liệu của bài luyện tập.

Màn hình nhập trực tiếp bộ dữ liệu có dạng sau:


Dữ liệu cần nhập vào Form sẽ bao gồm một hoặc nhiều bộ dữ liệu, mỗi bộ dữ liệu tương đương với một lần luyện tập trên Form.

Nháy nút  để bổ sung thêm 1 bộ dữ liệu mới. Nháy nút  để xóa đi bộ dữ liệu cuối cùng trong danh sách. Các nút có tác dụng chuyển đến bộ dữ liệu cần cập nhật dữ liệu. Với mỗi bộ dữ liệu cần nhập các thông tin sau:

- Kiểu Thông tin cần điền: Phụ âm đầu, âm vần hay từ.

- Yêu cầu điền: Toàn bộ hay một phần.

- Bộ phụ âm / âm vần / từ cụ thể bao gồm từ 2 đến 3 thành phần.

- Tệp hình ảnh nếu có.

- Nhập Đoạn văn bản chính. Đoạn văn bản này phải chứa ít ra là một từ có chứa phụ âm, âm vần hoặc từ đã cho.

Sau khi nhập xong nháy nút Chấp nhận để đóng và ghi lại kết quả.



URL của bài viết này::http://www.schoolnet.vn/modules.php?name=Sanpham&file=article&sid=7358

© Cong ty Cong Nghe Tin hoc Nha truong contact: sales@schoolnet.vn