Cong ty Cong Nghe Tin hoc Nha truong http://www.schoolnet.vn

Bài 7: Nhập câu hỏi dạng điền khuyết
25/11/2013

Bùi Việt Hà, Công ty Công nghệ Tin học Nhà trường

Bài học này sẽ mô tả các thao tác thực hành nhập câu hỏi điền khuyết

Câu hỏi điền khuyết là một dạng câu hỏi thường gặp trên thực tế đối với các môn học xã hội. Tất cả các dạng câu hỏi điền khuyết đều có chung một mục đích là yêu cầu điền các từ, cụm từ vào chỗ còn thiếu trong một đoạn văn bản nào đó.


Trên thực tế có 3 dạng câu hỏi điền khuyết sau:

1. Điền khuyết kéo thả từ.

Là dạng câu hỏi mà các phương án điền là các từ nằm bên ngoài câu. Người dùng sử dụng chuột

2. Điền khuyết điền từ.

Tại vị trí cần điền, ngươi dùng sẽ sử dụng bàn phím gõ trực tiếp các từ còn thiếu vào vị trí này.

3. Điền khuyết chọn từ.

Tại các vị trí cần điền, người dùng nháy chuột, sẽ xuất hiện môt bảng chọn cho người dùng lựa chọn từ thích hợp để điền vào vị trí cần điền.

Bây giờ chúng ta sẽ cùng thực hiện các thao các nhập các loại câu hỏi điền khuyết trên.

1. Nháy nút để bổ sung câu hỏi điền khuyết kéo thả từ.

Màn hình nhập dữ liệu có dạng như hình sau:

Nội dung câu hỏi là một văn bản bất kỳ. Tại các vị trí cần điền từ sẽ thể hiện dấu , ở đây X là một số tự nhiên là số thứ tự của từ cần điền trong danh sách vào vị trí hiện thời.

Danh sách các từ cần điền được nhập tại khung dưới màn hình. Các từ này được đánh thứ tự từ 1 đến 9. Cho phép nhập max là 9 từ, cụm từ cần điền trong văn bản. Nháy nút + để bổ sung từ trong danh sách, nháy nút – để giảm bớt 1 từ trong danh sách.

Nút có nhiệm vụ kiểm tra cú pháp của các TAG <> trong nội dung câu hỏi.

Chú ý: số các Tag <> trong văn bản không phải là số lượng các từ có trong danh sách. Chỉ số X trong tag <> phải <= số lượng danh sách các từ cần điền.

2. Nháy nút để bổ sung câu hỏi dạng điền khuyết điền từ.

Màn hình nhập dữ liệu có dạng như hình sau:

Nội dung câu hỏi là một văn bản hoàn chính bất kỳ. Tại các vị trí cần đặt, đưa một từ thành từ cần điền khi làm bài thì đặt từ này trong dấu <>. Số lượng các từ, cụm từ được đưa vào dấu <> là không hạn chế. Khi làm bài tập này, người dùng được phép nhập trực tiếp từ cần điền trong một khung nhập văn bản ngay trên màn hình.

Nút có nhiệm vụ kiểm tra cú pháp của các TAG <> trong nội dung câu hỏi.

3. Nháy nút để bổ sung câu hỏi điền khuyết chọn từ.

Màn hình nhập dữ liệu có dạng như hình sau:

Nội dung câu hỏi là một văn bản hoàn chính bất kỳ. Tại các vị trí cần tạo điền khuyết cần bổ sung TAG <>với cú pháp đặc biệt như sau:

Trong đó dãy các từ cho phép chọn để điền tại vị trí này là được thể hiện cách nhau bởi dấu |. Tại vị trí đầu tiên của TAG ghi stt = số thứ tự của từ đúng cần điền.

Ví dụ: TAG <2 | Hà Nội | Huế | Sài Gòn> có ý nghĩa: tại vị trí này cần điền từ Huế, khi làm bài tập này, tại vị trí này sẽ hiện một bảng chọn bao gồm 3 từ Hà Nội / Huế / Sài Gòn để người dùng lựa chọn.

Nút có nhiệm vụ kiểm tra cú pháp của các TAG <> trong nội dung câu hỏi.



URL của bài viết này::http://www.schoolnet.vn/modules.php?name=Sanpham&file=article&sid=7394

© Cong ty Cong Nghe Tin hoc Nha truong contact: sales@schoolnet.vn