Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 3
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 3
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93337911 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Không tăng mà phải giảm

    Ngày gửi bài: 27/07/2007
    Số lượt đọc: 3150

    (LĐ) - • Từ năm 1998- 2007: Đầu tư của Nhà nước cho ngành GDĐT đã tăng tới 6 lần (từ hơn 11.700 tỉ đồng lên 67.000 tỉ đồng).
    • Không tăng mà cần phải giảm học phí, có thể tăng gấp đôi lương cho giáo viên.
    Mặc dù ngành giáo dục Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh mới có đề xuất tăng học phí tại một số trường ngành học mầm non và các trường công lập trong năm học tới, nhưng ngay lập tức đã nhận được phản ứng gay gắt từ người dân và ngay cả chính một số chuyên gia trong ngành giáo dục.

    "Cái lý" mà ngành này đưa ra cho việc tăng học phí thoạt nghe thật có lý, song nói như GS Nguyễn Xuân Hãn - đó mới chỉ là "nửa sự thật".
    Giáo sư cho biết quan điểm của mình về đề nghị của ngành GDĐT là tăng học phí?


    - Việc tăng học phí đã được Bộ GDĐT đề nghị Quốc hội 3 lần, nhưng cả 3 lần đều không được Quốc hội chấp nhận. Ngày 23.11.2005, tại Quốc hội, ông Bộ trưởng lúc đó đã công khai xin bỏ phương án tăng học phí. Lý do xin tăng học phí lần này của Bộ GDĐT không có gì mới. Khung học phí được quy định năm 1998 đến nay đã lạc hậu, mức lương tối thiểu đã tăng gấp 3 lần (từ 144.000 lên 450.000đ/tháng) và lạm phát trung bình 10%/năm, nếu không tăng không đảm bảo hoạt động tối thiểu của Nhà trường.

    Nhưng đó mới là một nửa sự thật, một nửa còn lại là, kinh phí Nhà nước cấp hàng năm từ 1998 đến nay đã tăng 6 lần, mặc dù số lượng HSSV không tăng đáng kể, khoảng 22 triệu em. Năm 1998 - 1999 kinh phí Nhà nước cấp cho GDĐT là 11.754 tỉ đồng (gần 1 tỉ USD) thì năm 2007 này là 67.000 tỉ đồng (khoảng 4 tỉ USD).

    Đó là chưa kể tiền vay của nước ngoài là 1.109 triệu USD, và đóng góp của dân. Tỉ lệ đóng góp giữa nhân dân và Nhà nước ở ta là 50/50, trong khi đó, tỉ lệ đóng góp cao nhất trên thế giới khoảng 20%. Cụ thể ở Mỹ 19%, Pháp 7%, Trung Quốc 12%. Năm 2005, đầu tư của Nhà nước cho giáo dục là 41.630 tỉ - 2.67 tỉ USD (chiếm 8,3% GDP) đã vượt cả đầu tư của Mỹ, chiếm 7,2% GDP. Sự phân hoá giàu nghèo là 13,5 lần.
    Kinh phí đầu tư cho GD lớn như vậy. Tại sao ngành GD lúc nào cũng "khát" kinh phí?
    - Cải cách liên tục, họp hành triền miên và buông lỏng quản lý tài chính. Ví dụ, cuộc thiết kế lại chương trình và thay SGK ở bậc phổ thông, liên miên từ 1981 đến nay vẫn chưa xong. Chưa kể doanh thu hàng năm của NXBGD là 100 triệu USD/năm, thì dự chi của Nhà nước từ 2002 - 2007 cho việc đổi mới chương trình và thay sách ở phổ thông là 2 tỉ USD.
    Trung bình cứ 3 ngày có một cuộc họp ở tầm hoặc quốc gia hoặc vùng, có cuộc họp tới 800 người, mà vẫn không biết giáo dục Việt Nam yếu kém từ đâu? Còn ở cơ sở số cuộc họp lên tới hàng nghìn/năm để bàn về cải cách, đổi mới. Quản lý tài chính của ta chẳng giống ai, nguồn kinh phí Nhà nước ở cấp T.Ư lại được ba bộ Tài chính, Kế hoạch Đầu tư và Bộ GDĐT cùng quản, "nên chỉ một số liệu chi tiêu ngân sách trong một lĩnh vực mà 3 bộ cung cấp cho 3 con số khác nhau".

    Còn cơ sở, các trường tự lo, ngoài phần ngân sách của Nhà nước cấp, tiền thu được giữ lại một phần để "chia nhau", một phần "nộp" lên trên. Con số thu chi này chưa hẳn nằm trong tầm kiểm soát của Nhà nước. Kiểu quản lý này là theo cơ chế "ăn bám".

    Bây giờ là thời hội nhập, ta không thể không nhìn ra thế giới. Vậy theo GS các nước quan niệm về học phí như thế nào?
    - Cấp phổ cập giáo dục không thu học phí được coi là một nguyên tắc cho mọi thể chế. Về học phí tồn tại 3 loại triết lý (triết lý là cách gọi phương Tây, còn bên ta triết lý được hiểu là quan niệm):


    1. Giáo dục của dân do dân và vì dân, là triết lý của các nước XHCN, việc tổ chức nền giáo dục miễn phí vừa là nguyên tắc vừa bản chất của khái niệm XHCN;

    2. "GD được xem là lợi ích công, cung cấp rộng rãi cho mọi người không phân biệt giàu nghèo" và được thịnh hành ở nhiều nước trên thế giới;
    3. Giáo dục là hàng hoá, việc "tính đúng và tính đủ vào học phí" chỉ ra đời từ năm 1994. Xin lưu ý, triết lý này chỉ được vài nước chấp nhận để xuất khẩu giáo dục.

    Việc lựa chọn XHCN đồng nghĩa với việc tổ chức nền giáo dục miễn phí. Bây giờ ta tăng học phí, đây là một lộ trình ngược. Một đồng chí lãnh tụ Cuba đã nói: Ưu việt nhất của XHCN là giáo dục và y tế, khi chuyển đổi nền kinh tế và xã hội nếu không giữ lại được hai điểm này, thì tất cả chỉ còn là câu chữ. Mặc dù còn nhiều khó khăn hơn ta, nhưng nền giáo dục Cuba là miễn phí và phát triển.
    Nền giáo dục miễn phí, chất lượng và các cấp phổ cập không phải đóng tiền đã từng tồn tại ở nước ta khi còn chiến tranh và nghèo khó. Đất nước nay đã thống nhất và đầu tư của Nhà nước đã nhiều hơn, mà học phí tại sao ngày một tăng? Sinh thời, ước nguyện của Bác Hồ là: "...ai cũng có cơm ăn áo mặc. Ai cũng được học hành...". Điều 15 trong Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà 1946 ghi rằng: ...Cấp học phổ cập là miễn phí và còn có học bổng.
    Không tăng học phí, thậm chí có thể giảm và tăng gấp hai lần mức lương cho GV và cán bộ trong ngành mà GS thường phát biểu. Vậy kinh phí đó lấy ở đâu?

    - Giảm họp hành, lãng phí và ngừng các cuộc cải cách tốn kém triền miên, quản lý chặt chẽ nguồn ngân sách của Nhà nước và của dân, có thể giảm học phí trong toàn bộ hệ thống. Ổn định chương trình giáo dục, đầy đủ SGK chuẩn, tài liệu không chỉ phổ thông lẫn đại học, chỉ cần một năm và kinh phí 100 tỉ đồng, như nhiều lần tôi đã khẳng định, chứ không phải chi hàng tỉ USD và làm hàng chục năm như hiện nay.

    Giảm biên chế hành chính, đồng thời tăng lương gấp hai lần mức lương hiện nay. Liệu giải pháp này có khả thi? Chỉ xin kể kinh phí Nhà nước cấp năm 2007 đã là 4 tỉ USD, trong khi đó lương cho cán bộ GV trong toàn bộ hệ thống khoảng 1 tỉ USD/năm, vậy số còn lại đi đâu?
    Ý kiến về đề xuất tăng học phí
    • Ông Đặng Văn Huỳnh - nhà giáo về hưu: Liệu các gia đình có chịu được gánh nặng tăng học phí không? Qua báo chí, tôi được biết thông tin học phí của một số trường phổ thông và mẫu giáo ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TPHCM sẽ tăng từ 3 - 5 lần. Đây tuy mới là thử nghiệm bước đầu, nhưng nếu áp dụng đại trà, liệu hầu hết các gia đình ở VN có chịu được "gánh nặng" này hay không? Đó là còn chưa nói đến việc học phí tăng 3-5 lần, nhưng chất lượng giáo dục, cơ sở vật chất có tỉ lệ thuận với số tiền tăng này hay không? Điều này chưa ai có thể khẳng định chắc chắn được. Bởi vậy, theo ý kiến riêng của tôi, việc tăng học phí cần phải được bàn bạc nghiêm túc, không thể quyết định vội vàng được
    • Chị Ngô Thanh Hà - phường Phúc Tân (Hà Nội): Không nên làm đột ngột. Việc tăng học phí không nên làm đột ngột như hiện nay, cần phải có những nghiên cứu cụ thể về tỉ lệ mức thu nhập gia đình HS để có điều chỉnh hợp lý. Việc tăng học phí lên gấp đôi, gấp ba cũng có nghĩa là sẽ có nhiều HS buộc phải chuyển trường do gia đình không kham được mức tiền đó. Vô hình trung, cơ hội học tập của các cháu sẽ bị thu hẹp lại. Việc tăng học phí để nâng cao chất lượng nhà trường, chất lượng giáo dục là việc làm cần thiết, nhưng phải có lộ trình, tăng từ từ và phù hợp với mức sống của đại đa số người dân hiện nay
    • Ông Trần Quốc Tòng - Điện lực Chợ Lớn - TPHCM: Không thể tăng một cách đột ngột. Xin lấy ngay mức học phí hiện nay để phân tích, với một HS THCS trường công phải đóng 144.000/tháng, trong khi hiện nay sau rất nhiều lần được điều chỉnh lương, mức lương của CBCNV nhà nước cũng chỉ dừng ở mức 450.000 đồng.

    Với mức học phí chưa tăng thì cũng đã chiếm 32% lương tối thiểu như vậy, là mức học phí cũ cũng hoàn toàn không thấp trong đời sống xã hội hiện nay. Nếu tăng thêm gấp 2-3 lần như lãnh đạo Sở GDĐT đã công bố thì khó lòng dân chịu nổi. Thiết nghĩ, trong kỳ họp HĐND TPHCM sắp tới, vấn đề này rất cần được nhìn nhận một cách cụ thể và suy xét thận trọng trước khi quyết định. Thậm chí, theo tôi vấn đề này là vấn đề của cả xã hội, nên cần xin cả ý kiến Quốc hội.

    • Thầy Nguyễn Xuân Trường - cựu giáo viên trường Lê Hồng Phong - TPHCM: Những lý lẽ của ngành giáo dục chưa xác đáng. Theo tôi biết, một trong những lý lẽ mà ngành giáo dục đưa ra để kiến nghị tăng học phí vào niên học 2007-2008 sắp tới là mức học phí đã lỗi thời, đã áp dụng từ 10 năm qua, trong khi mức lương tối thiểu trong thời gian này đã tăng gấp 3 lần, mức trượt giá lại không được tính đến... Thế nhưng, bên cạnh đó ngành giáo dục không hề thấy trong 10 năm qua Nhà nước cũng luôn tăng ngân sách đầu tư cho giáo dục.

    Theo dõi những hoạt động của ngành; tôi cũng được biết, trong những năm gần đây giáo dục và y tế là hai lĩnh vực được thành phố rất quan tâm đầu tư. Cụ thể, với ngành giáo dục thì đầu tư năm sau luôn cao hơn năm trước và chiếm tỉ lệ trên 20% tổng chi ngân sách thường xuyên của thành phố. Như vậy, thiết nghĩ, ngành GD nên quản lý và sử dụng hiệu quả hơn số tiền đầu tư này, chứ không nên kêu gọi sức dân quá nhiều, nhất là không nên tăng quá "đột biến", quá nhanh, gấp 2-3 lần thì e rằng dân sẽ khó đáp ứng được. Đ.H - Thể Uyên ghi

    Diễn đàn: Tăng học phí - nên hay không?


    Diễn đàn: Tăng học phí - nên hay không?
    Lao Động số 151 Ngày 03/07/2007 Cập nhật: 8:20 AM, 03/07/2007

    (LĐ) - Diễn đàn dành cho bạn đọc cả nước cùng bàn về vấn đề được dư luận quan tâm này.
    Hà Nội: Dự kiến thí điểm tăng học phí 5 trường mầm non bán công
    Sở GDĐT HN đã có đề án trình UBND TP về việc thí điểm chuyển 5 trường mầm non bán công trực thuộc sở (Mầm non A, Mầm non B, 20-10, Việt - Triều và Việt - Bun) sang loại hình tư thục cung ứng dịch vụ chất lượng cao.

    Theo đó, mức học phí của mỗi trường sẽ tăng thêm từ 2 - 4 lần. Những năm trước đây, các trường này đều có mức học phí chung là 200.000đ/tháng. Với mức học phí mới, cùng các khoản thu khác như học phẩm, xây dựng trường..., chi phí trung bình mỗi tháng của mỗi học sinh sẽ ở khoảng trên dưới 1 triệu đồng.
    Giải thích về vấn đề này, hầu hết hiệu trưởng các trường mầm non bán công thí điểm đều cho biết, với mô hình bán công, Nhà nước chi trả lương cho những giáo viên biên chế. Nếu chuyển đổi sang loại hình tư thục cung ứng dịch vụ chất lượng cao, nhà trường sẽ phải tự lo mọi khoản thu chi, trả lương giáo viên...
    Cùng với việc tăng học phí, các trường sẽ giảm số lượng học sinh/lớp, từ 50 - 60 cháu/lớp như hiện nay sẽ giảm xuống còn 35 - 45 cháu/lớp, lắp điều hoà các phòng học, tăng cường thêm nhiều loại hình dịch vụ như trông trẻ ngày nghỉ, ngày lễ, tắm, cho trẻ ăn tối theo yêu cầu, tăng cường hoạt động ngoại khoá...

    Theo nhận xét của lãnh đạo ngành giáo dục, những trường bán công này sẽ phải tự chủ tài chính. Việc chuyển đổi mô hình với mức học phí cao như vậy thì các trường phải tự đảm bảo chất lượng để cạnh tranh với những trường tư thục, dân lập chất lượng cao khác.

    Lãnh đạo Sở GDĐT HN cũng khẳng định, nếu không có nhu cầu học tập tại 5 trường này, PHHS có thể cho con học ở các loại hình trường khác hoặc trở về trường công lập đúng tuyến. HN có 358 trường mầm non, vì vậy sẽ không có chuyện trẻ bị thất học vì thiếu trường.

    Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều PHHS, mức học phí mới như vậy là quá cao, tăng một cách đột ngột nên đã gây ra không ít khó khăn.

    Chị Lê Thu Hằng (tập thể Trung Tự) cho biết: "Tôi có con nhỏ đang học tại Trường Mầm non Việt - Triều. Tôi rất bất ngờ khi thấy nhà trường thông báo tăng học phí lên đến cả triệu đồng. Với mức lương công chức, hai vợ chồng tôi không thể đảm bảo cho con đi học với mức học phí đắt đỏ như vậy được. Nhiều khả năng tôi sẽ phải chuyển cho con sang học trường khác với mức học phí thấp hơn

    Tăng học phí không thể chỉ vì... tương thích với tăng lương

    Việc tăng học phí năm học 2007 - 2008 lên gấp 3 - 5 lần tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh đang làm nóng dư luận xã hội. Điều đáng nói là lý lẽ của ngành giáo dục chưa có sức thuyết phục, khi cho rằng mức học phí hiện nay đã có từ 10 năm trước, trong khi đó tiền lương cơ bản đã được tăng trên 3 lần! Phải chăng để tương thích với tăng lương, các nhà giáo dục cũng phải tăng học phí?

    Giáo dục và y tế là hai lĩnh vực nhạy cảm nhất của xã hội. Tính ưu việt của chế độ ta cũng được thể hiện rõ rệt nhất ở hai lĩnh vực này. Tăng trưởng kinh tế mà lại dẫn đến giảm phúc lợi xã hội, tăng gánh nặng học phí lên vai người dân, tức là đã đi ngược lại định hướng "phát triển xã hội theo định hướng XHCN". Khánh Vân (Hà Nội)

    Tăng học phí là không hợp lý

    Tôi rất tâm đắc với những quan điểm của GS Nguyễn Xuân Hãn về đề nghị của ngành GDĐT là tăng học phí trong bài "Không tăng mà phải giảm" trên LĐ ngày 2.7.2007.

    Là một chuyên gia trong ngành GDĐT nên GS hiểu rõ về "nửa sự thật" của ngành và đưa ra những sự việc, con số có tính thuyết phục cao về sự lãng phí và buông lỏng quản lý tài chính của ngành giáo dục.

    Việc tăng học phí gấp 3 - 5 lần như đề nghị của ngành giáo dục Hà Nội và TPHCM thực sự gây bức xúc với người dân, bởi với thu nhập của người LĐ như hiện nay thì tiền học phí của một gia đình có hai con đang đi học quả là quá sức của không ít gia đình.

    Chúng ta đã thực hiện phổ cập giáo dục mà học phí lại tăng cao thì không hợp lý chút nào. Vì vậy, quan điểm không tăng học phí, thậm chí có thể giảm của GS Nguyễn Xuân Hãn rất cần được ngành giáo dục và các cơ quan chức năng quan tâm.Nguyễn Mạnh Đức (Hà Nội)

    Đừng lạm dụng "xã hội hoá"


    Lao Động số 150 Ngày 02/07/2007 Cập nhật: 8:16 AM, 02/07/2007

    (LĐ) - Cùng một thời điểm, hai ngành y tế và giáo dục là ngành quan hệ trực tiếp nhất đến đời sống toàn dân, cùng đưa ra đề án cổ phần hoá bệnh viện nhà nước và tăng học phí lên gấp ba - bốn lần đối với trường mầm non và trường phổ thông, làm xôn xao công luận và náo động dư luận nhân dân.
    Tuy mỗi ngành có cách làm, cách tăng thu cho mình có khác nhau, nhưng khi trả lời trước công luận và với nhân dân, đều có cách nói chung giống nhau, rằng việc làm đó là thực hiện chủ trương "xã hội hoá".
    Chủ trương xã hội hoá của Đảng và Nhà nước là nhằm khơi dậy và huy động tiềm năng trí tuệ và vật chất của nhân dân trong khả năng và điều kiện có thể, để cùng Nhà nước chăm lo cho dân, chứ tuyệt nhiên không có nghĩa giảm bớt trách nhiệm của Nhà nước, càng không phải từ bỏ trách nhiệm của Nhà nước chăm lo đời sống cho dân.
    Nên việc đưa ra và thực thi biện pháp xã hội hoá có quan hệ trực tiếp đến những vấn đề nhạy cảm của đông đảo nhân dân như y tế, giáo dục... phải hết sức thận trọng; nếu không "lợi bất cập hại".
    Song không chỉ là cách làm, mà cần xem lại là có lạm dụng "xã hội hoá" mà làm chệch đường lối của Đảng, Nhà nước về chiến lược phát triển y tế, giáo dục và chăm lo việc chữa bệnh và học tập của nhân dân, trước hết là cho tuổi trẻ nước ta không, có làm tổn thương tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa mà ta đang hướng tới xây dựng không?
    Đã là chiến lược phát triển quốc gia, thì phải có chiến lược phát triển ngành và ngân sách nhà nước hằng năm dành cho ngành. Như với quan điểm: Giáo dục cùng với khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu; ngân sách nhà nước chi về giáo dục mỗi năm một tăng và hiện chiếm 20% tổng chi ngân sách nhà nước.

    Tuy rằng chưa thể đáp ứng hoàn toàn nhu cầu phát triển giáo dục tăng, nhưng đó là sự ưu tiên và cố gắng lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Vấn đề là làm sao sử dụng hợp lý và có hiệu quả số ngân sách đó, chứ không phải khi nhu cầu chi phát sinh, lại đưa ra chủ trương bắt dân đóng góp thêm với danh xưng là "xã hội hoá".

    Thu nhập hiện nay của số đông cư dân đang rất thấp: Nông dân 4-5 triệu đồng/năm; CNLĐ ngoài nhà nước: 800.000 đồng/tháng; người lao động trong phần lớn DNNN: 1,2-1,5 triệu đồng/tháng. Mà học phí tăng lên từ 3-4 lần nữa, chắc không ít con em phải bỏ học.
    Cùng với chi cho học tập, nhân dân lao động ta đang cơ cực với việc chữa bệnh và tiền thuốc men. Nếu các bệnh viện đều là cổ phần hoá và tư nhân, thì phần đông dân ta khó mà có tiền để chữa trị bệnh. Nên việc cổ phần hoá bệnh viện nhà nước, mà thành phố Hồ Chí Minh định làm thử trước ở Bệnh viện Bình Dân không được công luận và nhân dân đồng tình là dễ hiểu.
    Do vậy, một lần nữa cần được khẳng định: Việc ra đời và tồn tại các trường tư thục, bệnh viện tư nhân là cần thiết và không ít cơ sở đã làm tốt, nhưng chỉ là để hỗ trợ thêm cho Nhà nước, chứ hoàn toàn không thể thay thế được vai trò và trách nhiệm to lớn, hàng đầu của Nhà nước là chăm lo việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài và sức khoẻ, sinh mệnh của nhân dân.

    Đan Tâm (Theo )



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.