Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 2
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 2
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93337743 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Cải tổ đại học: cổ phần hóa có phải là câu trả lời?

    Ngày gửi bài: 06/08/2007
    Số lượt đọc: 2982

    Phần I.


    Chủ trương xây dựng đại học đẳng cấp cao và thí điểm cổ phần hóa một số trường đại học đã được Chính phủ công bố. Tuy nhiên đây là vấn đề khó và mới nên rất cần những ý kiến đóng góp cũng như các phản biện khoa học cho chủ trương này. TBKTSG xin giới thiệu ý kiến của Giáo sư Trần Nam Bình, Đại học New South Wales (Úc) về vấn đề này.

    Cổ phần hóa theo phương án nào?
    Tuy Chính phủ đã nói tới phương án cổ phần hóa đại học, nhưng mọi việc vẫn trong vòng thăm dò ý kiến và chưa có đề xuất cụ thể nào. Tại Việt Nam, cụm từ cổ phần hóa thường được dùng cho các công ty quốc doanh. Trong trường hợp đại học, cổ phần hóa có ba phương án sau đây:

    1. Bán toàn bộ cơ sở vật chất, thiết bị, sách vở... cho tư nhân, tổ chức tư nhân (tức là tư thục hóa 100%) hay tổ chức công;

    2. Bán một phần tài sản của đại học cho tư nhân, tổ chức tư nhân hay tổ chức công;

    3. Kêu gọi tư nhân, tổ chức tư nhân hay tổ chức công góp vốn đầu tư phát triển trường sở và nhân lực đại học (thí dụ như xây dựng cơ sở vật chất hay trang bị mới) với mục đích kiếm lợi nhuận.

    Bài này chỉ tập trung vào các nhà đầu tư giáo dục tư nhân.

    Tư thục hóa 100% đại học, cao đẳng là biện pháp chưa một nước nào trên thế giới thử nghiệm. Tuy cổ phần hóa theo hai phương thức sau khả thi hơn, nhưng vẫn có nhiều vấn đề cần bàn. Hai câu hỏi cần đặt ra ngay khi cổ phần hóa theo phương án thứ 2 và 3 là:

    a. Tư nhân sẽ mua cổ phần một lần hay đóng góp định kỳ; hay vừa mua cổ phần vừa đóng góp định kỳ?

    b. Cổ đông sẽ là những nhà đầu tư gián tiếp hay trực tiếp? Trong trường hợp đầu tư trực tiếp, với những điều kiện nào các cổ đông có thể tham gia vào ban lãnh đạo đại học?

    Các trở ngại khi cổ phần hóa đại học
    Cổ phần hóa đại học rất khó khăn và đầy rủi ro vì hai lý do: giáo dục không phải là một dịch vụ bình thường và đại học không phải là một doanh nghiệp bình thường. Dùng thuật ngữ kinh tế, nếu coi đại học là một đơn vị sản xuất, giá thị trường không phản ánh đúng giá xã hội của đại học. Các vấn đề phát sinh trong thực tiễn khi cổ phần hóa đại học cần được giải quyết gồm :

    • Tư cách pháp nhân của tổ chức đứng ra phát hành cổ phiếu là ai? Bộ Giáo dục và Đào tạo hay các trường đại học?

    • Trong trường hợp cổ phần hóa theo phương án 2, làm sao đánh giá tài sản của trường đại học vì một phần không nhỏ tài sản ở dạng vô hình (thí dụ như uy tín đại học)? Do đó, có nguy cơ tài sản của trường đại học bị bán với giá thấp hơn trị giá thật.

    • Một khó khăn tương tự là dùng phương pháp kế toán nào để tính lợi nhuận của các đại học và để chia lời lỗ cho các cổ đông? Chúng ta có thể thấy ngay sự va chạm, xung đột giữa các thành viên đại diện nhà nước và các cổ đông trong việc này.

    • Chính phủ có tiếp tục tài trợ các đại học đã cổ phần hóa hay không và, nếu có, theo công thức nào?

    Cổ phần hóa đại học - có cần không?
    Xã hội hóa đại học, nâng cao chất lượng giáo dục và làm tăng hiệu quả quản trị thường được xem là ba lập luận chính cho chủ trương cổ phần hóa đại học. Nếu tư nhân góp vốn thêm vào nguồn lực công của Nhà nước thì trên nguyên tắc khu vực đại học sẽ có khả năng thu nhận nhiều sinh viên hơn, với điều kiện Chính phủ tiếp tục duy trì ngân sách cho đại học như hiện nay. Một số sinh viên với khả năng tài chính cao, sẽ ghi danh học các trường đại học cổ phần hóa, giải tỏa phần nào áp lực cho các đại học công còn lại. Các sinh viên khác, nhất là sinh viên nghèo, sẽ được hưởng thành quả của cổ phần hóa đại học nếu học phí đại học công duy trì như hay giảm hơn mức hiện nay. Nếu Chính phủ giảm ngân sách cho đại học hay tăng học phí đại học công thì cổ phần hóa đại học có thể làm tăng bất công xã hội trong giáo dục, và do đó đi ngược lại mục đích của xã hội hóa giáo dục.

    Cải tổ đại học: cổ phần hóa có phải là câu trả lời?
    Phần II.



    Một lập luận khác là nếu không cổ phần hóa làm sao nâng cao chất lượng? Đồng ý là cổ phần hóa sẽ giúp hiện đại hóa đại học nhanh hơn, nhất là về cơ sở vật chất và thiết bị. Nhưng tất cả mọi người đều biết chất lượng giáo dục tùy thuộc chủ yếu vào đội ngũ giáo viên. Để giảm chi phí, chưa chắc một đại học cổ phần hóa muốn trả lương giáo viên cao hơn các đại học công. Dù có trả nhiều hơn, sự khác biệt sẽ không đủ để các giáo viên của đại học cổ phần hóa tập trung vào công tác giảng dạy và nghiên cứu. Nếu đại học cổ phần hóa trả lương cao hơn đại học công, một vấn đề tế nhị khác là làm sao ấn định mức lương tương xứng với khả năng và đóng góp chuyên môn của từng giáo viên. Về phương diện học thuật, cổ phần hóa đại học có thể gây ra xu hướng thiên về giảng dạy và nghiên cứu có ứng dụng thương mại.

    Cổ phần hóa đại học cũng thường được xem là một cách cải tổ phương thức tổ chức và quản lý thiếu linh động và kém hiệu quả của các đại học công hiện nay. Thật ra, nếu Chính phủ vẫn giữ cổ phần chi phối, thì đại học cổ phần hóa vẫn bị trói buộc bởi các hệ thống tổ chức và cơ chế lạc hậu, xơ cứng hiện hữu. Không những thế, sự có mặt của một số cổ đông lớn trong hội đồng quản trị còn có thể gây ra bất đồng giữa mục đích lợi nhuận và các giá trị truyền thống của đại học. Vấn đề tổ chức và quản trị sẽ được trở lại trong một phần sau của bài này. Nếu các nhà đầu tư giáo dục muốn kiếm siêu lợi nhuận thì cổ phần hóa đại học có thể gây áp lực làm tăng tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp, kể cả các sinh viên chưa đủ trình độ. Những hiệu quả (= chi phí/sinh viên tốt nghiệp) giả này gửi các tín hiệu lộn xộn và nguy hại cho thị trường giáo dục và lao động.

    Đâu là giải pháp?
    Trong việc cải tổ đại học, nguồn vốn thường được xem là một vấn đề vướng mắc lớn nhất. Chúng ta có thể tạm chấp nhận rằng trong giáo dục đại học Việt Nam hiện nay số cầu vượt quá số cung. Nhưng chúng ta cũng cần đặt hai câu hỏi: (i) số cầu này có dựa trên kỳ vọng thực tế của học sinh tốt nghiệp THPT hay không? và (ii) có thể làm số cung tăng lên với nguồn lực công hiện hữu không? Nếu không, biện pháp nào là tốt nhất trong việc làm tăng nguồn lực dành cho đại học? Về câu hỏi (i), có lẽ một phần các học sinh muốn ghi danh đại học sẽ cảm thấy thoải mái và thành công hơn trong môi trường cao đẳng. Đây là một khía cạnh của chính sách giáo dục mà Nhà nước cần quảng bá và phát triển hơn. Cần tích cực giúp học sinh có cái nhìn thực tế hơn trong việc lựa chọn hướng đi sau khi tốt nghiệp trung học.

    Về câu hỏi (ii), nhiều nhà bình luận cho rằng ngân sách giáo dục hiện được sử dụng một cách lãng phí, thiếu minh bạch và kém hiệu quả. Như vậy, việc đầu tiên là phải tìm cách chấn chỉnh hiệu năng đại học công trước khi nghĩ đến việc cổ phần hóa. Nếu quả thật nguồn lực công không đủ đáp ứng yêu cầu dù đã được sử dụng một cách hiệu quả, thì thay vì cổ phần hóa Nhà nước có thể huy động các nguồn vốn khác như sau:

    • Vay ODA với lãi suất thấp từ nước ngoài hay các tổ chức quốc tế.

    • Vay tư nhân hay tổ chức tư nhân trong nước qua hệ thống nhà băng bưu điện (với lãi suất cao hơn bình thường chút ít và tiền lãi miễn thuế thu nhập).

    • Cho phép thành lập các trường đại học tư 100% vốn với một số ưu đãi dài hạn về đất đai và thuế.

    • Thiết lập vài trường đại học công mới bằng cách liên kết và tái tổ chức các viện nghiên cứu hiện tại.

    Nếu Chính phủ vì lý do nào đó phải cổ phần hóa đại học, thì cổ phần hóa một số trường chuyên ngành như công nghệ thông tin (CNTT) là ít rủi ro hơn cả vì các lý do sau đây:

    - CNTT là một khu vực mà số cầu vượt số cung có lẽ nhiều nhất. Các sinh viên ngành này sẵn sàng trả học phí cao hơn với kỳ vọng sẽ dễ kiếm được việc làm với số lương xứng đáng sau khi tốt nghiệp.

    - Nguy cơ lạm phát bằng cấp tương đối thấp hơn các môn khác vì các nhà thuê mướn có thể đo lường chất lượng giáo dục và đào tạo của CNTT trực tiếp và dễ dàng hơn các môn khác.

    - CNTT là một bộ môn mà đại học có thể thiết lập liên kết cụ thể với các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp nước ngoài.

    - CNTT là một ngành mũi nhọn cần phát triển và hiện đại hóa sớm và nhanh nhất. Ngoài ra, CNTT còn đóng vai trò hậu cần cho việc phát triển các bộ môn đại học khác.

    Một cách làm tăng hiệu quả đại học khả thi nhất là cải tổ hệ thống tổ chức và cơ chế quản lý đại học công. Về việc này Chính phủ Việt Nam có thể tham khảo các mô hình đại học công của các quốc gia tiên tiến, nhất là các nước nói tiếng Anh như Mỹ, Anh, Canada, Úc... Các mô hình này thường có các đặc điểm chính sau đây:

    - Nhà nước chỉ đóng vai trò chỉ đạo về chính sách và can thiệp gián tiếp qua ngân sách dành cho đại học (tổng số ngân sách, mô hình tài trợ...).

    - Hiệu trưởng chịu trách nhiệm điều hành với sự giám sát của hội đồng quản trị. Thành viên của hội đồng quản trị bao gồm các viên chức đại diện chính phủ, giới lãnh đạo đại học, đại biểu nhân viên, sinh viên (chưa hoặc đã tốt nghiệp) và doanh nghiệp. Các thành viên độc lập này làm việc cho hội đồng không ăn lương. Họ có kinh nghiệm và khả năng chuyên môn trong các lĩnh vực tài chính, quản trị doanh nghiệp, luật pháp, lãnh đạo, quản lý, kế hoạch và phát triển. Hội đồng quản trị tiêu biểu cho hệ thống kiểm soát và cân bình cho đại học.

    - Đại học có quyền tự chủ trong các lĩnh vực tài chính (chi tiêu, trả lương, ấn định ngân sách cho từng khoa...), hoạt động (hành chính, giảng dạy, nghiên cứu, tư vấn...), nhân sự (mướn và sa thải nhân viên, lương bổng, trách nhiệm, kỷ luật...) và phần nào trong việc tuyển sinh. Quyền tự chủ này được phân phối xuống từng khoa, ban trong trường.

    - Đại học đa ngành: một đại học đa ngành thật sự sẽ hoạt động hiệu quả vì có thể xóa bỏ các hoạt động trùng lặp và làm gia tăng sự chọn lựa môn học của sinh viên.

    Tóm lại, để phát triển và hiện đại hóa đại học, Chính phủ Việt Nam có thể xúc tiến các biện pháp ngắn hạn sau: cải tổ hệ thống tổ chức và cơ chế quản lý đại học; thành lập một vài đại học công mới từ các viện nghiên cứu; cho phép thành lập đại học tư thục 100%; mượn vốn từ các nguồn ODP và tư nhân trong nước, và giới hạn việc cổ phần hóa, nếu cần thiết, vào một vài đại học công nghệ. Tuy nhiên về lâu dài, vấn đề chính vẫn là phát huy và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đại học.

    Để phát triển và hiện đại hóa đại học, Chính phủ Việt Nam có thể xúc tiến các biện pháp ngắn hạn sau: cải tổ hệ thống tổ chức và cơ chế quản lý đại học; thành lập một vài đại học công mới từ các viện nghiên cứu; cho phép thành lập đại học tư thục 100%; mượn vốn từ các nguồn ODA và tư nhân trong nước, và giới hạn việc cổ phần hóa, nếu cần thiết, vào một vài đại học công nghệ.
    http://www.saigontimes.com.vn/tbktsg/detail.asp?muc=3&Sobao=859&
    SoTT=10&sotrang=1

    admin



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.