Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 7
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 7
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93326602 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Được thi mở sách và được đánh giá thầy

    Ngày gửi bài: 16/09/2007
    Số lượt đọc: 2860

    Nguồn: http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=94378&ChannelID=73
    TPO - “Sau khi tốt nghiệp đại học và đi làm, không ai cấm chúng ta mở sách để thiết kế một cái máy hay giải một bài toán kinh tế. Vậy tại sao ở bậc đại học, chúng ta lại cấm mở sách khi thi? Hãy đào tạo như môi trường đi làm". "Từ năm nay, sinh viên sẽ được quyền đánh giá thầy giáo. Các nước làm điều này nhiều rồi...".


    Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân giảng bài tại lớp bồi dưỡng dành cho các Hiệu trưởng đại học tại Việt Nam.


    Ý kiến bạn đọc
    Tên: Một bạn đọc, Email: ninjaloanthi_0602@yahoo.com
    Xin chúc mừng PTT-Bộ trưởng Bộ GDĐT.Bộ trưởng đã thổi một luồng gió mới cho nền giáo dục nước nhà.Thành công bước đầu trong kì thi tốt nghiệp vừa qua sẽ là đông lực để Bộ trưởng đưa nền giáo dục nước nhà sánh vai cùng các nước trong khu vực cũng như trên thế giới.
    Là một người công tác trong ngành y tế và một thực tế nhìn thấy việc tuyển sinh đào tạo ở tỉnh nhà, tôi thấy bộ nên bỏ hệ đào tạo chuyên tu trong ngành y tế, bởi đầu vào có những người thi không đỗ vào THPT, họ vẫn được tuyển vào học tại trường TH chuyên nghiệp và 3 năm sau họ ra trường có một bằng THPT,một bằng TH chuyên nghiệp.Sau đó họ học thêm 4 năm trở thành Bác sĩ và học tiếp thạc sĩ ...
    Điều đáng nói ở đây là những đối tượng học dốt kèm với đào tạo không cơ bản mà đối tượng phục vụ là những con người .Thử hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu nhầm lẫn sai sót ?
    Tại sao chúng ta lại không tuyển những học sinh thi đạt trên 24-25điểm để đào tạo chính quy? Và có chính sách tuyển dụng nguồn nhân lực hợp lí thì đảm bảo vùng sâu vùng xa cũng được phục vụ tốt hơn.
    Hệ thống giáo dục nước nhà còn nhiều vấn đề phải giải quyết. Mong rằng bộ trưởng sẽ vững lái đưa con thuyền giáo dục sang một trang sử mới như điều BÁC HỒ mong muốn.
    luongbinh_dinh, Email: luongbinh_dinh@yahoo.com
    Tôi cũng đã từng tốt nghiệp đại học, cũng đã trải qua rất nhiều kỳ thi, học thuộc lòng cũng có, và vấn đáp cũng đã có, nhưng tôi thấy qua những kỳ thi đó đã làm cho sức sáng tạo của sinh viên giảm đi quá nhiều, sinh viên luôn ở trạng thái bị động, học để đối phó với các kỳ thi.
    Sau kỳ thi thi chỉ khoảng một tuần là chúng tôi quên hết. Sau này tôi đi học lái xe có môn " Đạo đức người lái xe". Khi ra đề thi thầy giáo cho chúng tôi một đề thi và cho mở sách thoải mái, tôi nhận thấy rằng tất cả các học viên đều tự làm bài thi theo cách hiểu của mình và không ai làm bài giống bài của ai cả.
    Tôi thấy rằng thầy giáo chấm bài cũng rất là vui khi thấy kiến thức mình truyền đạt đã được mọi người đều có những ý kiến khác nhau và từ đó thầy giáo sẽ rút ra được những kinh nghiệm cho mình để nâng cao kiến thức và khả năng truyền đạt cho các học viên và từ đó các học viên cũng phát huy sự hiểu biết và sức sáng tạo của mình đối với từng môn học.
    Tôi rất mừng là Việt Nam chúng ta đã có một Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Giáo dục đã dũng cảm đưa nền giáo dục của VN sang một trang mới và bước đầu đã đạt được thành công.
    Tôi thích nhất là là những chương trình '' hai không " và "bốn không" của Bộ trưởng, chứ không phải là những chương trình "cải cách" mà chúng ta hô hào thật to lớn trước đây mà đến giờ rất nhiều người vẫn còn sợ.
    Xin cảm ơn Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân. Tôi tin rằng nhân dân và các nhà giáo chân chính sẽ luôn ủng hộ ông. Xin cảm ơn ông !
    Nguyễn Tiến Dũng, Email: dzungntd@gmail.com
    Bằng Đại học chỉ là giấy chứng nhận biết đọc sách

    Chúng ta đã nói nhiều, phân tích nhiều, trong nhiều năm về tình trạng giáo dục của nước nhà vì nó chưa đáp ứng mong mỏi của Bác để lại từ năm học đầu tiên của chế độ mới "dân tộc ta có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không...".
    Nhưng GD vẫn trơ ỳ trong hàng chục năm. Việc PTT- Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân đã tổ chức thành công việc thi tốt nghiệp năm 2007 là một tiến bộ rất lớn tưởng chừng như không thể làm được. Xin chúc mừng PTT-BT nhưng cõ lẽ chúng ta hãy chúc mừng chính chúng ta, vì chúng ta đã có một trận chiến thắng chính bản thân mình.
    Gần đây PTT-BT lại đưa ra một số ý tưởng mới, trong đó có việc "thi cho giở tài liệu, sinh viên nhận xét thày giáo" đang được mọi người dõi theo và ủng hộ.
    Hãy tin tưởng vào cách làm mới này mặc dù sẽ có rất nhiều khó khăn. Khó khăn là vì đây là một sự đổi mới tư duy rất lớn, một sự chuyển đổi từ triết lý giáo dục nho giáo, Khổng tử sang một triết lý mới, một tư duy mới.
    Tôi hoàn toàn ủng hộ công việc này bởi vì khi chúng tôi đỗ tốt nghiệp ĐH (lâu lắm rồi, cách đây đã trên 30 năm) người thày kính mến của chúng tôi đã định nghĩa "bằng ĐH". Ông nói đại ý bằng ĐH chỉ là giấy chứng nhận biết đọc sách mà thôi (xin nói rõ là "biết đọc sách" chứ không phải "biết đọc", tức là biết chọn lựa sách, biết cách tìm ra kiến thức trong sách đó và vận dụng nó).
    Đây lại là một trận chiến nữa (và theo tôi còn nhiều trận tiếp theo lắm). "Trận thi tốt nghiệp" chúng ta đã thắng lợi vì người đứng đầu ngành giáo dục đã rất quyết tâm nhưng đồng thời lại được sự ủng hộ của rất đông người.
    "Trận chiến" tới đây sẽ nhiều khó khăn hơn. PTT-BT đã chỉ ra đường hướng và Tư lệnh Giáo dục đã ra lệnh. Tư lệnh rất quyết tâm. Để có thể thắng trận cần sự ủng hộ, tham gia và đóng góp của tất cả chúng ta. Đó là lý do tôi viết mấy dòng này bày tỏ sự ủng hộ của mình.
    Nguyễn Chí Tình, Email: chitinhng2007@yahoo.com.vn
    Hoan hô Tiến sĩ Nguyễn Thiện Nhân!

    Hoan hô những ý tưởng hay và những quyết định sáng suốt của Bộ trưởng "Hai không". Thế mới xứng tầm một vị Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo chứ. Về lý thuyết, từ trước đến nay, chúng ta đều nói lấy học sinh, sinh viên làm trung tâm của Nhà trường. Nhưng thực tế thì không phải vậy.
    Tôi đã từng phải chịu đựng thảm cảnh "thầy đọc, trò chép" triền miên. Nhiều khi thấy bức bối vô cùng mà không làm thế nào thay đổi được. Lối đào tạo như thế bóp chết tính sáng tạo của người học mà chỉ sản sinh ra một thế hệ sinh viên thụ động và chỉ biết tuân thủ mệnh lệnh. Quá buồn cho nền giáo dục đại học của nước nhà.
    Rất mong Bộ GD&ĐT sớm thể chế hoá các ý tưởng của Phó thủ tướng kiêm Bộ Trưởng Bộ GD&ĐT thành những quy định cụ thể để tất cả các trường (trước hết là các trường đại học, cao đẳng, THCN) huỷ bỏ cách giảng dạy đọc, chép nhàm chán hiện nay và thay thế bằng các phương pháp giảng dạy hiện đại như thầy hướng dẫn, trò tự học và nâng cao các buổi thảo luận, đối thoại, đi thực tế.
    Định kỳ tổ chức cho học sinh đánh giá giáo viên về chuyên môn và đạo đức người thầy là cần thiết để thầy cũng phải tự nâng cao kiến thức, trình độ. Những vấn đề này đáng lẽ phải thực hiện từ lâu rồi. Nhưng không sao, thà muộn còn hơn không.
    Từ đáy lòng, tôi bày tỏ lòng kính trọng đến Tiến sĩ Nguyễn Thiện Nhân. Nếu vị lãnh đạo nào cũng tâm huyết với nhiệm vụ của mình phụ trách như PTT kiêm BT Nguyễn Thiện Nhân thì chúng ta lo gì đất nước không tăng tốc và xứng danh với thế giới như tâm nguyện lúc sinh thời của Bác Hồ.
    Ngô Văn Hải, Email: ngohaitv@yahoo.com.vn
    Tôi rất đồng ý với việc cho mở tài liệu lúc thi vì sau này lúc chúng ta đi làm cũng cần có sách để tham khảo (không phải là tham khảo mà là tra cứu). Ngày trước chúng tôi đi học các giáo viên đại học đã ra những đề bài rất sát với những kiến thức đã dạy cho sinh viên. Để làm được bài cần phải có kiến thức tổng hợp. Thầy cho phép sinh viên mang tài liệu vào phòng thi nhưng nếu tra tài liệu thì hết giờ vẫn không thể ta hết được mà phải học để có kiến thức tổng hợp mới làm được bài. Tại sao bây giờ nhiều giáo sư tiến sỹ, nhiều người giỏi mà không thể ra được một đề thi như thế? hay là họ không có kiến thức được như các bậc tiền bối?
    dam truyen, Email: uyenly3107@yahoo.com.vn
    Nghịch lý giữa công chức và sinh viên

    Có một nghịch lý là: Khi đi học bao giờ học sinh cũng "muốn giở vở" lúc thi cử, nhưng khi đi làm thì các công chức " không muốn giở tài liệu" để làm cho đúng. Cái muốn và không muốn của 2 giai đoạn vừa dẫn chứng trên phải chăng là một căn bệnh của xã hội.
    Lâu nay chúng ta chỉ mới nói đến TRÒ, trên thực tế NẾU KHÔNG CÓ THẦY TỐT THÌ CŨNG CHĂNG MONG ĐƯỢC TRÒ GIỎI. HÃY ĐÁNH GIÁ VÀ SÁNG LỌC LẠI ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN càng sớm càng tốt.
    Ta Xuan Thanh, Email: txthanh_bvtv@yahoo.com.vn
    Doc bai bao toi thay tham thia va tu hoi biet bao gio y tuong cua Pho Thu tuong Nguyen Thien Nhan moi tro thanh su thuc. Qua khu va hien tai dang dien ra hinh thuc hoc "vet" o moi cap hoc, neu chung ta khong quyet tam thay doi thi biet bao gio Nuoc ta moi co nen giao duc bang cac nuoc trong khu vuc va tren the gioi.
    Nhung bat dau tu dau, tu cap nao, tu thoi gian nao, cho thay day khong phai la van de mot som mot chieu co the giai quyet duoc, ma doi hoi phai co su quyet tam cua Chinh phu. Su dong thuan cua toan xa hoi va hon the do la trai tim va khoi oc cua nhung nha giao VN. Dan toc dang cho doi su "thay da doi thit" cua nen giao duc Nuoc nha ma thuc te cho thay trong nam hoc vua qua chung ta da thuc hien thanh cong buoc dau voi khau hieu " hai khong trong giao duc".
    LÊ VĂN MỸ, Email: mythinhhp@gmail.com
    Thi như vậy mới chọn được nhân tài

    Tôi rất tâm đắc với đề xuất của Bộ trưởng về cách ra đề thi cho sinh viên mở sách.Tại sao vậy? Vào những năm 1988-1990, hồi đó tôi còn là giáo viên giảng dạy môn học "Tổ chức lao động trong xí nghiệp công nghiệp" tại trường trung học kinh tế Hải phòng.
    Khi cho học sinh thi hết môn, tôi đã ra 2 đề thi và cho học sinh tự chọn: đề cho mở sách và đề không mở sách. Sau đó tôi cho những người làm đề 1 (mở sách) ngồi làm bài ở bên phải lớp,còn lại ngồi bên trái lớp làm đề 2 (không mỏ sách) và coi chặt số này.
    Các bạn biết kết quả thế nào không ? Số học sinh làm đề 1 đạt nhiều điểm khá giỏi. Số làm đề 2 không có điểm giỏi. Tôi tiếp tục theo dõi số học sinh làm đề 1 sau khi ra trường công tác,đa số các em làm giỏi việc và bây giờ nhiều em đã ở vị trí lãnh đạo doanh nghiệp.Còn số em làm đề 2 thì phát triển bình thường. Tất nhiên thời gian trôi qua,muốn phát triển các em phái học cao lên,phải nghiên cứu thêm v.v...
    Nhưng qua đó tôi thấy cách dạy cho học sinh tiếp thu bài giảng chủ động và cách ra đề mở để khuyến khích khả năng sáng tạo của học sinh là nên làm Có như vậy chúng ta mới đào tạo và chọn được nhân tài thực sự.
    Phan văn Soát, Email: phansoat0505@yaoo.com
    Tôi rất tâm đắc với ý tưởng của Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân về việc thi cử bậc đại học có thể cho mở sách, trước đây khi còn giảng dạy tại trường Bưu điện III Tiền Giang, tôi đã từng đề xuất với hiệu trưởng cho học sinh thi vấn đáp và rất được ủng hộ, tôi cho rằng nếu thi viết bắt buộc học sinh phải thuộc bài một cách rất máy móc, trong khi nếu đứng trước một hư hỏng nào của máy móc không phải cứ đọc một loạt lý thuyết ra là hư hỏng được sửa xong.
    Trong khi nếu thi vấn đáp, học sinh chỉ cần hiểu kỹ bài, nếu không thuộc bài giáo viên có thể gợi ý học sinh trả lời được vẫn được điểm cao, thậm chí học sinh không nhớ được chi tiết nào nhưng nếu giáo viên vẽ một sơ đồ nguyên lý ra mà học sinh hiểu được tường tận sơ đồ đó là đạt được yêu cầu.
    Đặng Đình Bôi, Email: boilamnghiep@hcm.fpt.vn
    Tôi đã cho các học viên thi được dùng các tài liệu liên quan đến môn học , kể cả giáo trình từ nhiều năm nay. Vấn đề thi cho mở tài liệu không mới. Cái chính là quan điểm đánh giá học tập của người thày. Người thày, và bộ môn, khoa, phải xác định, đặt ra mục tiêu học tập phù hợp với đối tượng và yêu cầu bậc học.
    Trên quan điểm "lấy học viên làm trung tâm", ở bậc dạy đại học và cao đẳng, trung học nghề, học viên có thể chọn cách mà họ thích được cơ sở giáo dục đánh giá học tập của họ: qua thi viết, qua tiểu luận, qua dự án nhỏ, qua sản phẩm họ tạo ra...
    Người dạy có vất vả hơn, khi phải chuẩn bị các phương án đánh giá học viên với các hình thức thi mở như vậy, để rõ ràng và công khai tiêu chí phân loại, đánh giá. Kết thúc một môn học tôi vẫn thường hỏi học viên: " các bạn thích thi theo hình thức nào?" và tôi cho họ thi theo ý thích của họ gắn với mục tiêu môn học.
    Le Dung Long (Vien KHVN), Email: longledung@yahoo.fr
    Chuẩn bị thực hiện ý tưởng hay

    Tôi là một giáo viên, đã nhiều năm nay khi dạy sinh viên và các lớp cao học, tôi đã cho phép dùng tài liệu, kể cả máy tính. Tuy nhiên để làm được điều này, yêu cầu người ra đề phải giành nhiều thời gian và có kiến thức sâu rộng về môn mình dạy.
    Ra đề làm sao cho nếu không hiểu thì dù mở tài liệu, cũng không làm được bài. Bộ GDDT nên chuẩn bị cho giáo viên có đủ khả năng thự hiện chủ chương này. Tiến tới, sau này khi đã chuẩn bị tốt, khi thi đại học cũng nên cho sinh viên sử dụng tài liệu.
    Ta Thanh Hai, Email: tathanh_hai200@yahoo.com
    Cảm ơn Thầy Nguyễn Thiện Nhân !

    Đọc bài viết này, tôi có quyền hy vọng vào một tương lai tươi sáng cho giáo dục Việt Nam trong những năm tới. Con cái chúng tôi, những người thuộc thế hệ được đem ra để thí nghiệm cho cho chương trình cải cách đi cải cách lại của ngành giáo dục trong những năm vừa qua đã quá khổ sở và lo lắng cho con em của mình trong suốt quá trình học và thi cử.
    Qua đây, tôi chân thành cảm ơn Phó TT kiêm Bộ trưởng Bộ GD Nguyễn Thiện Nhân, bởi vì tôi cảm nhận được rằng : Thầy Nhân là người đầy tâm huyết và nhân ái, cũng như đủ phẩm chất chất trí tuệ để đưa con thuyền giáo dục Việt Nam đi lên, sánh vai với các cường quốc về giáo dục như Mỹ hoặc Singapore.
    Nguyễn Văn Trọng, Email: ngtrong7903@yahoo.com
    Đọc bài viết về phó Thủ tướng và là người đứng đầu ngành giáo dục đã có bài giảng cho hiệu trưởng của các trường đại học tôi cảm thấy rất vui mừng vì có một vị bộ trưởng như vậy, một người cầm lái con tàu giáo dục Việt Nam trong thời kỳ mới.
    Qua đó tôi cảm thấy rất đồng tình với ý kiến cho rằng nên cho học sinh thi dở sách, điều đó có nghĩa rằng chống được tình trạng học vẹt, cái mà xã hội hiện đại cần là sự hiểu biết, năng lực, tư duy và tính sáng tạo đó là tri thức thực sự chứ không phải là đọc thuộc lòng rồi quên(học vẹt)cũng chính những điều đó tạo cho sinh viên sự cúng nhắc trong tư duy, mất đi tính sáng tạo.
    Nên chăng trong các kỳ thi nên cho thí sinh dở sách? điều mà các thầy giáo nên quan tâm là cùng đề bài nhưng cách diễn đạt và tư duy sáng tạo của bài viết của mỗi người sẽ khác nhau, không phải chép nguyên bản của sách giáo khoa, từ đó căn cứ để cho điểm bài thi, không cấm dở sách nhưng quy định thời gian thi,khuyến khích tư duy sáng tạo của thí sinh, đặc biệt trong kỳ thi cao học và nghiên cứu sinh.
    Đó là những người nghiên cứu thực thụ, những người cần có tư duy thực sự do vậy bài thi của họ sẽ đánh giá khă năng tư duy, nghiên cứu của họ, tránh tình trạng tiến sỹ giấy như hiện nay,một điều quan trọng nữa là cần phải đổi mới cách dạy cũng như tư duy của các thầy cô giáo, thầy giáo phải có năng lực thực thụ.Tôi hy vọng rằng những ý kiến của bộ trưởng sẽ trở thành hiện thực.
    Trương Thị Minh Phương, Email: phuongtrtm@yahoo.com.vn
    Tôi hết sức vui mừng, phấn khởi khi được đọc bài báo này. Phó thủ tướng-Bộ trưởng đã đưa ra những vấn đề là mơ ước của tôi, của rất nhiều bạn bè của tôi. Và chúng tôi tin tưởng vấn đề mà Phóp Thủ tướng nêu sẽ được thực thi trong nay mai.
    Ngự Bình, Email: NguBinh69@Gmail.com
    Tôi rất tâm đắc với ý tưởng của Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân. Mấy lâu nay, báo chí đã nói rất nhiều đến chất lượng học của chúng ta rồi ! Nếu không đọc bài này của phó Thủ Tướng, thì tôi cứ nghĩ chẳng bao giờ chúng ta có thể khắc phục hay nói như cách của nhiều người là " chấn hưng giáo dục".
    Theo thiển ý của tôi sự suy vong có lẽ cũng bắt nguồn từ cách dạy học và những giáo trình hết sức lạc hậu, bắt học sinh phải học thuộc lòng mà chúng có thể tìm thấy ở bất kỳ một cuốn "Bách khoa" nào, bóp chết sự sáng tạo của các em học sinh , trường đại học nhiều khi làm tôi liên tưởng nó chỉ là trường cấp 3 nối dài, và chế độ thi cử bất công khiến không ít em không được vào trường đại học một cách oan uổng.
    Tại sao chỉ có hai ngày thi cử lại đánh giá được cả quá trình 12 năm học tập của các em (tất nhiên để đánh giá thực chất 12 năm cho đúng thì cần phải bàn nhưng không thể vì khó mà không làm.
    Một người bạn đã tâm sự với tôi về vấn đề giáo dục ở Việt Nam : vào thì khó nhưng đến khi đã vào được ĐH rồi thì như ngồi trên "tàu chợ" sớm hay muộn rồi cũng sẽ đến nơi.
    Hãy trả lại cho cái bằng ĐH giá trị thật của nó là " làm được cái gì khi ra trường " mà không phải là cái " hộ chiếu để vào đời ". Nhưng qua những gì bộ trưởng đã làm, sẽ làm và những ý tưởng,trăn trở của bộ trưởng kiêm Phó thủ tướng Chính phủ tôi hoàn toàn cảm phục và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của nền giáo dục việt Nam. Chúc Phó Thủ tướng khỏe mạnh !
    Trần Thanh Thanh, Email: Bian730078@yahoo.com.vn
    Qua đọc bài Phó Thủ Tướng làm giáo viên và học sinh là những Hiệu trưởng của các trường Đại học. Tôi có suy nghĩ, không phải có tốt nghiệp đại học mới được xã hội trong dụng mà chính những người lao động có tay nghề cao dù họ có tốt nghiệp trung cấp hoặc chưa được tốt nghiệp trung cấp nghề. Hiện nay chúng ta rất cần những người thợ giỏi về chuyên môn trên mọi lĩnh vực. Vì nước ta hiện nay có quá nhiều Thầy mà đang thiếu thợ rất trầm trọng để đáp ứng nhu cầu cộng nghiệp hóa- hiện đại hóa.
    Tôi rất đồng tình với quan điểm của Phó Thủ Tướng là tuyên truyền tốt và tạo điều kiện tốt nhất để từng người dựa vào khả năng của bản thân mà xác định cho mình một hướng đi phù hợp, để làm thế nào mỗi người đều có công việc làm ổn định, đời sống ổn định đó cũng chính là yếu tố quan trọng làm cho mỗi người có nhận thức đúng hay sai về hành động của bản thân cũng như giải quyết được phần nào các tệ nạn xã hội như hiện nay cách đáng kể để đất nước ngày càng ổn định và phát triển.
    Theo bản thân tôi, để giải bài toán này không thể làm ngày một ngày hai mà là cả một quá trình, vì vậy trước hết để cho mọi người ai cũng có thể được tốt nghiệp từ trung học nghề hoặc từ bậc nghề 3/7 trở lên, nhà nước nên chỉ xét tuyển vào các hệ đào tạo trung học nghề hoặc bậc nghề 3/7 để tạo điều kiện "ai cũng có cơm ăn, áo mặc và ai cũng được được học hành" như mong muốn lúc sinh thời của Bác Hồ.
    La Giang, Email: lagiang_9396@yahoo.com
    Tôi rất đề cao và tán thành việc làm và quyết định của Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trong việc cải cách ra đề thi của các sinh viên, đặc biệt là ở bậc cao học mà đáng lẽ ra chúng ta đã phải làm từ lâu rồi mới phải.
    Tuy nhiên tôi vẫn còn đang băn khoăn một điều nữa là, hệ thống đào tạo Thạc sỹ của chúng ta nên phân biệt giữa sinh viên chính quy và sinh viên tại chức. Tôi thấy nếu sinh viên tại chức cũng được theo học cao học thì thực sự không công bằng và thuyết phục tý nào cả. Tốt nghiệp ra trường, mọi người đồng đều như nhau. Có thể nói có những người tuy học tại chức nhưng có trình độ và học lực rất tốt, tuy nhiên thử hỏi con số đấy được là bao nhiêu.
    Hiện nay tôi cũng đang theo học Thạc sỹ của một trường ĐH khối kỹ thuật. Lớp tôi có 2 người học tại chức thì đúng thật gần như họ không biết gì. Tôi thử nghĩ sau khi tốt nghiệp cao học (kiểu gì cũng tốt nghiệp) thì sẽ như thế nào. Mặt bằng sinh viên ta còn rất thấp trong khu vực. Theo tôi đào tạo nên chú trọng đến chất lượng nhiều hơn là quan tâm đến số lượng như hiện nay.
    Nguyễn Tuấn Hạnh, Email: tuanhanhnv@yahoo.com
    Bài giảng của Bộ trưởng mang nhiều tư tưởng tiến bộ

    Bài giảng của Bộ trưởng đã mang một cái nhìn thực tế hơn về quá trình dạy và học. Tôi thiết nghĩ nếu mà Bộ trưởng thực hiện đổi mới được nền giáo dục theo chiều hướng đó thì chất lượng lao động VN sẽ tốt hơn phù hợp hơn với quá trình phát triển và hội nhập. Cảm ơn Bộ trưởng đã có cái nhìn táo bạo.
    Nguyễn thị Minh Hoà
    Tôi rất vui mừng và đặt nhiều hy vọng mà thầy Nguyễn thiện Nhân đã đưa và hy vọng nó sớm trở thành hiện thực. Nhưng tại sao thầy không giảng cho hiệu trưởng của tất cả các trường đại học mà chỉ có 35 trường một con số quá khiêm tốn so với con số mấy trăm trường đại học và cao đẳng của nước ta.
    Từ lâu nền giáo dục đại học của chúng ta quá lạc hậu và yếu kém mà sự đổi thay quá chậm chạp, nên các ý kiến quí báu cũng chỉ để nêu ra, tạo được nhiều sự chú ý và đồng tình của dư luận, rồi lại để cho những người có tâm huyết phấp phỏng hy vọng rồi thất vọng vì nó lại chìm vào quên lãng ?
    Học sinh được đánh giá thầy giáo, điều đó mới mang lại sự khách quan và kích thích sự phấn đấu của thầy không ngừng để hoàn thiện mình và để bớt đi sự tiêu cực từ phía thầy, điều mà chũng ta không thể phủ nhận được.
    Đào tạo tín chỉ để học sinh tự lượng sức mình có thể kết thúc sớm hay muộn hơn một chút thời gian học là tốt, trả lương thầy t heo số học sinh đăng ký học có như vậy mới lọc ra thầy giỏi, có uy tín và năng lực ,còn nếu không chuyển làm công việc khác dành chỗ cho người khác có năng lực hơn đó là sự cạnh tranh lành mạnh và đúng đắn.
    Nhưng tôi băn khoăn với những trường như trường Y thì có thể bố trí học tín chỉ một phần học được không? tôi nghĩ là có thể cả thực tế lẫn lý thuyết đều có thể được. Còn thi cho học sinh mở vở, đó mới thực sự thoát khỏi kiểu học lòng học vẹt, chỉ mang lại điểm cao cho những học sinh chăm học mà bỏ qua học sinh có trí thông minh và sáng tạo.
    Mở vở mà không chép được chỉ có thể vận dụng mới thực sự là hiểu bài. Đó cũng là cách loại bỏ phao thi khá hiệu quả mà ở nhiiêù trường đại học thi viết vẫn không tránh khỏi tệ nạn này.
    Cho học sinh mở sách đồng nghĩa với việc ra đề phải đòi hỏi sự thông minh ở người thầy, tức người thầy cũng phải giỏi, thầy ra đề hay khuyến khích học sinh tìm tòi nghiên cứu, nó như sự thách thức học sinh có năng lực và chưa có năng lực phải phấn đấu, còn kiểm tra bài xem đã thuộc chưa thì chả khuyến khích được ai cả chỉ khuyến khích học sinh ngồi tụng kinh mà chán ngán, rồi cũng quên ngay vì học vẹt mà chả còn lưu lại trong đầu được bao lâu, nhưng thay vì học vẹt mà họcđể hiểu nó và đã từng vận dụng nó một cách có hiệu quả thì sẽ nhớ lâu hơn nhiều.
    Thay vì hỏi điều kiện khí hâu địa tý tự nhiên một vùng miền = câu hỏi dựa trên đk tự nhiên hãy xây dựng một kế hoạch phát triển kinh tế ở vùng đó có phải sẽ nâng tầm hiểu biết và tầm nhìn của học sinh lên rất nhiều không. Mà nó còn tạo nhiều hứng thú và khám phá mới rộng hớn bài học rất nhiều.
    Và giảng viên sau 1 - 2 năm không co báo cáo hoặc n/c khoa học phải rời bục giảng cũng là đúng, nếu không anh cứ ỳ ra với mớ kiến thức cũ mà xã hội phát triển không ngừng cơ mà. Cứ tính luận án thạc sĩ bây giờ đã thực sự chất lưọng và có giá trị thực tế chưa ?
    Hay có học sinh nào loé lên những ý tưởng độc đáo hoặc báo hiệu có giá trị thực tế tốt lại cho rằng đó không phải là luận án thạc sĩ mà ở bậc tiến sĩ rồi và như thế sẽ không nhận được sự đồng tình của các thầy đồng nghĩa với việc bảo vệ thất bại hoặc hoãn vô thời hạn hoặc phải chọn đề tài khác đơn giản hơn, ít giá tri thưc tiễn hơn. Hoặc tốt nhất mượn một luận ăn năm trước xem rồi môđiphê lại là được 1 luận án của mình. Tất cả những điều đó làm nản lòng những học sinh giỏi, có tư chất mà muốn đi = chính đôi chân của mình, và nền giáo dục mãi mãi cứ dậm chân tại chỗ mà thôi.
    nguyen dinh dinh, Email: ngdinhhbn@gmail.com
    Doc bao thay noi y kien cua Bo truong Nguyen Thien Nhan dua ra : cho thi sinh mo tai lieu (sach) khi thi. Toi thay day la y kien sang suot va dung dan! Nghe noi o nhieu nuoc, de thi du the nao, thi sinh van duoc mo tai lieu tra cuu. Ra truong, di vao thuc te, ai cung phai tra cuu, khong ai dam tu y lap de an theo tri nho! Cho nen, viec cua nha truong, co quan to chuc thi... la ra de sao cho hop ly, kiem tra duoc kien thuc thu nhan cua thi sinh, khong doi hoi hoc thuoc long. Tra cuu de lam bai la bien phap kiem tra nhan thuc tot nhat.
    Nguyen Quoc Huy
    Tôi là một sinh viên, đã tốt nghiệp và đi làm. Tôi thấy hình thức thi cho mở sách là rất hay. Nó tạo cho sinh viên được sáng tạo, được vận dụng những điều sách viết vào thực tiễn cuộc sống. Khi ra trường sinh viên đó có thể bắt tay ngay vào làm công việc của mình.
    Với thực trạng giáo dục hiện nay, khi sinh viên mới ra trường mà bắt tay vào làm một công việc cụ thể như: (Thiết kế, chỉ đạo thi một công trình xây dựng) là rất khó khăn. Một số máy móc thực hành ở nhà trường đã quá lạc hậu so với thực tế công việc mà một sinh viên mới ra trường phải đảm nhận. Với những gì tôi được biết và đã làm: Giữa kiến thức được học ở nhà trường so với ngoài cuộc sông còn nhiều khỏang cách.
    Yến Nhi, Email: phuckieunhi@yahoo.com.vn
    Tôi đã qua ĐH rồi nhưng để vào cao học thì cái rào cản mà tôi sợ nhất là cách học thuộc lòng đề thi mà không cần phải hiểu biết nhiều?. Tôi rất tâm đắc về vấn đề của bộ trưởng vừa nêu và mong rằng việc này sẽ sớm được áp dụng.
    Vì theo tôi thì học không phải để thuộc mà là để hiểu để vận dụng kiến thức đó mà làm thì tại sao lại bắt học thuộc lòng (nguyên văn như các môn lý thuyết, văn chương là ví dụ...) rồi học viên chỉ cần chép nguyên văn là có điểm (không thuộc thì lật bùa) như vậy chẳng đánh giá gì được chất lượng giáo dục...
    Và có những môn mặc dù ngay cả thầy cô vẫn thấy nó lạc hậu, vẫn thấy nó cần đem ra bàn luận nhưng không được mà phải học thuộc và học thuộc...Còn đối với bài tập các môn tự nhiên thì điểm chỉ cao khi học sinh giải theo sách, theo thầy cô mặc dù học sinh có cách giải khác đúng và hay hơn.
    Qua đây tôi cũng có ý kiến thêm về các hệ đào tạo chính quy, tại chức, từ xa.... nên xem xét một cách nghiêm túc về chất lượng giáo dục, vì ở cơ quan tôi những người học hệ ngoài chính quy thì có khoảng 90% không làm được việc hoặc là rất yếu.
    Doan Hien, Email: bientinhyeu05@yahoo.com
    Tôi khá tâm đắc với hướng đi mới mà "thầy" Nguyễn Thiện Nhân đưa ra, song liệu chúng ta có đi đưọc tới cùng mục tiêu của mình. Vì từ trưóc đến nay chúng ta luôn "hô khẩu hiệu", "đánh trống bỏ dùi"?
    Ngành giáo dục VN hiện nay còn yếu ở chỗ không giúp được sinh viên có kiến thức thực tiễn, khi ra trường không thể hoà nhập ngay được với môi trường làm việc.Vậy chúng ta nên bắt đầu từ đâu? Theo tôi đó là từ "thầy giáo, cô giáo" vì đó chính là "vườn ươm" cho thế hệ sau.
    Như tôi được biết, thực tế có không ít giáo viên phải "chạy" vào trường để được đào tạo thành "giáo viên", sau đó "chạy" điểm trong trường và cuối cùng là "chạy" ra trường... Vậy họ lấy kiến thức ỏ đâu mà truyền đạt cho học sinh của mình? Liệu có đủ tư cách đứng trên bục giảng không?
    Nhưng ngược lại, có những người ưu tú thì không có cơ hội được học tập, được cống hiến cho xã hội... Đó cũng chỉ là một mặt của nền giáo dục ở ta, nếu chúng ta dám nhìn nhặn sự thật, thẳng thắn sửa chữa thì mới mong có được nền giáo dục tốt, đất nước mới thoát khỏi đói nghèo!
    Nguyễn Thành Quỳnh, Email: Quỳnh95H1@Yahoo.com
    Nhiều HS "nhầm lớp" nhưng không ít GV cũng "nhầm bục giảng"
    Tôi rất tâm đắc với các vấn đề Phó Thủ tướng kiêm Bộ Trưởng Bộ GD&ĐT đã nêu. Đặc biệt là vấn đề học sinh, sinh viên được phép đánh giá Giáo viên, giảng viên. Thông qua đó, tinh lọc dần đội ngũ Cán bộ giáo viên. Hiện nay, có rất nhiều học sinh ngồi nhầm lớp, nhưng cũng có khá nhiều Giáo viên đứng nhầm bục giảng.
    Mai Khuê, Email: maikhue12a1@vnn.vn
    Rất tâm đắc với đề xuất của Bộ trưởng

    Hoan nghênh những vấn đề mà Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân gợi ý để các chuyên gia ngành giáo dục tìm ra những giải pháp để vực dậy nền giáo dục nước ta đã bị trì trệ nhiều năm. Vấn đề cốt lõi là con người. Mong các nhà quản lí giáo dục và các thầy cô giáo hãy phát huy tinh thần trách nhiệm cật lực để chấn hưng nền giáo dục nước nhà.
    Nguyên Trung, Email: loverain_hue@yahoo.com
    Ngành giáo dục - đào tạo đang cố gắng vượt qua những cú sốc...

    Thật tuyệt vời! Tôi cũng đã từng là sinh viên và cũng từng nghĩ như thế, nhưng tôi không nghĩ có ngày nó có thể trở thành hiện thực như vậy (Bởi tôi tin rồi có ngày chúng ta sẽ có cách thi như vậy), Nói vậy không phải là tôi có ý nghĩ siêu phàm như bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân, nhưng tôi nghĩ vấn đề này chắc chắn đã có nhiều người nghĩ đến.
    Thực ra qua 4 năm học ở Trường Đại học nông lâm Huế thì cũng đã có 1 môn chúng tôi được phép đưa tài liệu vào để tham khảo, nhưng kết quả thì lại là 49,99% sinh viên phải thi lại và cũng là môn duy nhất có số sinh viên rớt nhiều nhất trong quãng đời sinh viên của lớp tôi, may mà môn này tôi lại qua ngon ơ, tuy điểm không được như ý.
    Nguyên nhân: Quá trình đào tạo Đại học ở chúng ta vẫn còn là thầy nói - trò chép và vẫn chắng khác gì thời học cấp 3, đến môn này thì học chủ yếu là theo phương pháp học Semina (Thảo luận theo nhóm), cũng là môn đầu tiên học theo kiểu này nên sinh viên chưa quen, còn quá nhiều bỡ ngỡ, ngại nói... và đến lúc thi thì Giảng viên lại ra đề thi kiểu hiểu biết, tự phân tích theo ý kiến của mình, tự lấy 1 vấn đề thực tế và đánh giá phân tích nó... và kết quả cuối cùng thi như các bạn đã biết.
    Như vậy, để có thể thực hiện được điều này thì cái quan trọng đầu tiên là phuơng pháp dạy và học, sau đó là cách ra đề là hai vấn đề mấu chốt. "Học" không phải là cách nhồi nhét như từ trước đến nay mà "Học" là cách tiếp cận kiến thúc, thu nhận và nắm bắt kiến thức sau đó là liên hệ nó với thực tế, vận dụng vào thực tế và giải quyết các vấn đề liên quan tương tự trong thực tế (như vậy là học phải đi đôi với hành như Bác Hồ đã nói); "Thi" không phải là cách sinh viến trả chữ lại cho thầy, mà "Thi" là phải ra đề thế nào đó làm sao đề thi cũng là một vấn đề của thực tế và bắt buộc thí sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp đã học môn đó, quá trình học đó vào để giải quyết vấn đề (làm bài) và cách vở cũng chỉ là tài liệu tham khảo, lúc này dĩ nhiên cho sinh viên thoải mái đưa tài liệu vào.
    Và bài làm sẽ như thế nào nhỉ??? Với sinh viên học và hiểu thực sự thì họ sẽ có một bài làm hoàn toàn sáng tạo không rập khuôn theo sách vở, tài liệu - điều này lại tập trung kích thích tính sáng tạo của sinh viên nữa đây - còn đối với sinh viên nhác học, học đối phó thì bài làm chắc chắn sẽ là chép nguyên bản, chắp nhặt... và hai điều này thì chắc chắn với những người giảng viên, giáo viên có tâm huyết thì dễ dàng nhận biết ra ai hơn ai và cách cho điểm thì chủ yếu chấm vào sự sáng tạo, vận dụng kiến thức...
    Có lẽ! Rồi đây dưới thời Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân tôi cũng cố gắng để học thêm bằng sư phạm để đi dạy thôi, vì có nhiều điều mới mẻ quá, cũng vì hiện nay đã ra trường hơn 3 năm rồi mà vẫn đang còn long đong, chẳng biết nay mai mình đi đâu? về đâu? Chúc cho ý tưởng sớm trở thành hiện thực, chúc cho ngành giáo dục - đào tạo, sớm vượt qua sự khủng hoảng, sớm vượt qua những cú sốc vừa qua.
    Lê Ngọc Hoàng, Email: handsomecy2002@yahoo.com
    Thưa Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khi tôi đọc được được tin này tôi rất mừng là việc cải cách giáo dục của nước nhà sẽ được cải thiện theo xu hướng của các nước tiên tiến, khi còn là sinh viên tôi cũng nghi ra được vấn đề này nhưng vì còn là một cậu sinh viên nên tôi cũng không giám đặt ý kiến.
    Tôi thấy ý kiến của P. Thủ tướng là rất tâm đắc, phù hợp với nền kinh tế nước nhà đang hòa mình vào vòng quay của nền kinh tế thế giới. Tôi mong rằng vấn đề này sẽ được sớm chính thức công bố và áp dụng, chúng ta học là để nghiên cứu và áp dụng chứ không phải là học để đó rồi để quên mà không có gì là thực tế mấy.
    Th.S Nguyễn Văn Đông, Email: vandongng@dng.vnn.vn
    Khi đọc bài này tôi rất tâm đắc với những ý tưởng đã được nêu, có thể gọi đây là những ý tưởng cải tổ của một người Lãnh đạo cao cấp đồng thời là người đứng đầu ngành giáo dục, như một luồng gió mới đầy sinh khí.
    Cách thi và học thuộc lòng đối với một số môn học ngành học là một cách làm không khoa học đặt lên vai học sinh một gánh nặng và làm thui chột khả năng sáng tạo ( hầu như trong tất cả các bậc học) ; sự sự thiếu thực tế và mất cân đối cung cầu giữa việc đào tạo và sử dụng là một sự thất thoát lớn ; sự mất cân đối trong cấu trúc nguồn lực lao động xã hội và hậu quả của nó...
    Những vấn đề đó trong chúng ta rất nhiều người biết và cảm nhận được nhưng hãy có những hành động cụ thể đặc biệt ở tầm vỹ mô để thực sự cải thiện tình hình. Rất hy vọng nền giáo dục Việt nam có những bước tiến vượt bậc với những tư tưởng cải tổ này!
    Hoàng Quốc Việt, Email: hoangquocvietqbth@yahoo.com
    Tôi hoàn toàn tâm đắc với ý kiến của Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân về cách tổ chức thi và ra đề thi hiện nay, bởi cách đó chỉ khuyến khích học vẹt, học để thi, sau đó thì quên mất. Nên ra đề thi theo kiểu phát huy khả năng vận dụng cho học viên, có như vậy mới phát huy được tính sáng tạo và đương nhiên học viên sẽ nhớ lâu hơn.
    Tại 1 học viện mà tôi đang theo học, mặc dù không có quy định bằng văn bản nhưng đã thành lệ, học viên nào viết được trên 7 mặt giấy thì mới ...cao điểm. Nhưng cách ra đề thi lại theo kiểu học thuộc lòng và không cho học viên giở tài liệu.
    Sau thi, tôi có gặp thầy giáo bộ môn và hỏi đùa: nếu bây giờ giả dụ thầy là học viên dự thi, nếu không cho phép gỉơ tài liệu thầy có làm bài được không? Và nếu vận dụng kinh nghiệm và trí nhớ của thầy thì có thể học thuộc lòng được mấy trang? Thầy chỉ cười không trả lời! Rõ ràng là cần đổi mới cách tổ chức thi và cách ra đề thi sao cho phù hợp hơn với thực tế.
    Nguyen Vinh, Email: vinhnt@ccs.com.vn
    Ý kiến này mà tôi muốn nói thì cũng đã được nói nhiều. Đó là chúng ta nên mở rộng cái đầu vào của ngành học đại học cho tất cả những ai tự đánh giá rằng mình có khả năng học đại học.
    Nhưng trong học kỳ 1 và sau năm thứ nhất của chúng ta dùng biện pháp sàng lọc những người có thực lực thực sự để theo học tiếp và đến khi ra trường với những đợt sàng lọc liên tục trong 8,9 học kỳ chúng ta thực sự có được những cử nhân ra trường đúng với cái bằng cử nhân mà họ nhận.
    Như vậy chứng ta cũng chẳng cần phải tổ chức những cuộc thi vào đại học trên toàn quốc một cách tốn kém cho gia đình học sinh và tốn thời gian công sức, tiền bạc của xã hội. Vấn đề mấu chốt là việc tổ chức thi trong các đợt thi ở các trường cho nghiêm túc, và Bộ Giáo dục chỉ cần giám sát các trường thông qua cục khảo thí thật nghiêm nghặt, nghiêm túc và không có tiêu cực.
    Tôi tin rằng khi đó chúng ta sẽ có được những cán bộ thật sự có hiểu biết đóng góp tri thức cho Quốc gia và những người như vậy sẽ có liêm sỉ trong cong việc để chính họ chống lại những hiện tượng dối trá và tiêu cực trong các cơ quan công quyền của những kẻ "học giả" bằng thật đang tràn lan khắp nơi trong xã hội.
    Còn những người không có khả năng thì họ sẽ tự chọn con đường làm thợ và chúng ta tôn vinh họ bằng cách trả lương thật xứng đáng thì chắc chắn chúng ta sẽ được sự công bằng xã hội cho mọi người trong chính sách giáo dục và các chính sách xã hội khác..
    Phạm Lê Châu, Email: chaupl@vnpt.com.vn
    Đọc bài viết, tôi rất vui mừng vì người đứng đầu ngành giáo dục đã có hướng đi rất đúng mà lẽ ra những vấn đề này phải được đặt ra từ rất lâu rồi. Chắc chắn để thực hiện được những hướng đi đó phải có nhiều quyết tâm từ phía xã hội, đặc biệt là sự tâm huyết của đội ngũ giáo viên.
    Tôi rất mong có một cuộc vận động, tuyên truyền sâu rộng trong xã hội để các doanh nghiệp, các tầng lớp trong xã hội ủng hộ chủ trương đúng đắn này. Rất mong những hướng đi trên sớm đi vào hiện thực .
    Trần Tuyển, Email: trantuyen1976@yahoo.com
    Vấn đề đổi mới giáo dục và nâng cao trình độ giáo viên ở các bậc học là vấn đề sống còn của sự phát triển đất nước. Hiện nay công nghệ, khoa học phát triển liên tục trong khi đó nhiều giáo viên của chúng ta không chịu cập nhật đem giảng dạy những kiến thức cũ thì làm sao học sinh tiến bộ được, mà những kiến thức này theo thời gian cũng mai một đi.
    Nhân đây tôi xin kể hai câu chuyện về vấn đề kiến thức của giáo viên tại hai cấp học là THCS và Đại học. Khi tôi còn học cấp hai tại quê thì vẫn các thày cô giáo đó dạy cho đến nay nhưng nội dung thì bài giảng không thay đổi mặc dù đã qua 20 năm.
    Mỗi lần về quê tôi dều hỏi thăm các em tôi về tình hình học tập thì các em bảo các thầy cô vẫn dạy thế. Tôi đem vấn đề này hỏi anh bạn làm phó hiệu trưởng về các thầy cô này thì anh đó trả lời chuyện đó là thật và anh cũng cho biết thêm là điều kiện khó khăn nên các thầy cô không tiếp cận được với kiến thức mới.
    Còn tại cấp học Đại học tôi học về công nghệ thông tin thì thầy giáo vẫn đọc để cho sinh viên chép lại kiến thức đã rất cũ của thầy được chép tay - không có giáo trình chính thống trong khi đó công nghệ đã đổi khác rất nhiều. Tôi thiết nghĩ hệ thống giáo dục của chúng ta phải nâng cao trình độ và các thông tin cập nhật thường xuyên cho toàn bộ giáo viên ở tất cả các cấp.
    Nguyễn Thu Vân, Email: thuvan@yahoo.com
    Tôi thấy các nội dung liên quan đến giáo dục mà Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân truyền đạt và trao đổi đều là vấn đề thiết thực với nền giáo dục nước nhà và là thu hút sự quan tâm của nhiều tầng lớp nhân dân. Về nội dung có rất nhiều điều tâm huyết để trao đổi.
    Thanhthuylx, Email: thanhthuylx07yahoo.com
    Từ tin Bộ trưởng trực tiếp đứng lớp dạy với đối tượng là các thầy hiệu trưởng các trường Đại học , đầu tiên tôi tò mò vì đây là việc làm đầu tiên mới xảy ra trong giáo dục.
    Sau đó khi đọc bài viết về một số nội dung dạy của bộ trưởng , tôi rất mừng vì giáo dục Việt Nam đã có người đủ bản lĩnh và tâm huyết thật sự lãnh đạo , đã bắt đúng được sư yếu kém của giáo dục ta hiện nay.
    Tôi đã tốt nghiệp ĐH và sự thật tôi đã được đào tạo vô cùng khiếm khuyết . Ra trường có những cái không vận dụng được trong thực tế và quan trọng nhất là cách xử lý vấn đề khi làm việc không được chú trọng trong trường học , đúng vậy hầu như chỉ học thuộc lòng .
    Bây giờ với điều kiện xã hội hiện đòi hỏi người làm việc phải có kiến thức , đạo đức nghề nghiệp , khả năng giao tiếp , khả năng tổ chức xử lý công việc , óc sáng tạo , những cái này thiếu từ ngay trong giáo dục ở nhà trường phổ thông và đại học.
    Đỗ Văn Chương, Email: Chuongdv@Petrolimex.com.VN
    Quan điểm của Phó thủ tướng-Bộ trưởng GD&ĐT trên lớp giảng bài cho các bậc hiệu trưởng ...có thể coi đây là vạn sự khởi đầu cho bước chuyển biến tích cực trong ngành giáo dục, nó đã mở ra một hướng đi mới cho ngành này, thay đổi từ cánh nhận thức, cách tư duy cơ bản nhất về ngành mà từ trước đây chúng ta mới chỉ coi trọng giáo dục chứ chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề đào tạo.
    Các trường đào tạo chuyên môn nghiệp vụ chủ yếu quan tâm lượng đầu vào đủ số lượng đảm bảo nguồn thu cho nhà trường, đảm bảo chỉ tiêu trên giao chứ chưa quan tâm đến đào tạo nghề cho XH chính vì vậy mà tình trạng khủng hoảng về "cung cầu" nghề nghiệp ngoài xã hội thường xuyên diễn ra bởi lẽ nhà trường chỉ biết đào tạo những nghề gì mà nhà trường có chứ chưa quan tâm đến những nghề mà xã hội đang cần và sẽ cần.
    Tôi cho rằng quan điểm cạnh tranh như Bộ trưởng đưa ra hoàn toàn phù hợp và cần thiết đối với tình hình hiện nay nhưng phải mạnh mẽ hơn, toàn diện hơn không chỉ cạnh tranh đối với cá nhân các thầy giáo, các trường đại học mà phải được cạnh tranh từ các trường mầm non, tiểu học đến Đại học, từ CB Công chức trong nhà trường đến các hàm vị GS; hiệu trưởng, từ trường này đối với trường khác không phân biệt loại hình trường học. VD: giữa các trường công lập với các trường dân lập, tư thục...
    Vấn đề đặt ra là cần kiểm soát được chương trình đào tạo của từng trường học theo chương trình GDĐT chung của ngành không trái đường lối chính sách pháp luật chứ không phải đi sâu quản lý cách thức trường đó giáo dục ra sao.
    Chính tỷ lệ và năng lực của học viên khi ra trường là thước đo chất lượng đào tạo của nhà trường đó, điều này do XH tự quyết định thông qua quy luật "cung cầu" chứ ngành GD không thể đánh giá và quyết định thay được. Sau một thời gian nhất định "thương hiệu" của nhà trường có được XH chấp nhận để nó tồn tại trên "thương trường" hay không tự trường đó phải biết làm gì trong việc tổ chức, quy hoạch cán bộ cho đến việc XDựng K.Hoạch dài hơi phát triển cho mình .
    Liên quan đến vấn đề đầu ra của ngành giáo dục là "thị trường tiêu thụ các sản phẩm". Nói cách khác là nhà nước phải có chính sách tuyển dụng cán bộ công chức nghiêm ngặt hơn (loại được tiêu cực trong tuyển công chức, viên chức, mua bán chạy bằng tốt nghiệp, bằng đại học...), đi đôi với khoán chi (xóa dần bao cấp, thực hành tiết kiệm chống được lãng phí), biên chế sát với khối lượng công việc - khi đó bắt buộc các ngành, các cơ quan phải tự vận động bằng cách tuyển những người có năng lực thực sự đáp ứng công việc thực tiễn cho cơ quan mình.
    Làm được điều đó thì mới là động lực để "cung" về nhân lực phát triển đáp ứng cho "cầu" về nhân lực của thị trường và XH. Đây là yếu tố quyết định đến sự tiến bộ của ngành giáo dục và dào tạo mặt khác thông qua quy luật cung cầu và quy luật cạnh tranh Ngành giáo dục sẽ có một môi trường để các trường tự cạnh tranh, trường nào có chất lượng tốt được XH cần (cầu > cung) trường đó sẽ có thương hiệu và thu hút được số đông đầu vào quy mô được mở rộng, thu hút được đầu tư cũng như đơn đặt hàng từ các cơ quan doanh nghiệp...
    Các trường có chất lượng đào tạo tốt đã góp phần không chỉ cung cấp nguồn nhân lực cho ngành GD nói riêng như Bộ trưởng đã đặt ra mà nó còn có tác dụng tích cực trong việc cung cấp nguồn nhân lực cho XH nói chung. Điều đáng nói là vô hình trung nó đã gây ảnh hưởng đến các vấn đề XH đang quan tâm, đó là làm giảm bớt đi những tiêu cực trong công tác tuyển dụng nguồn nhân lực vào bộ máy công quyền của nhà nước.

    School@net (Theo Tienphong.vn)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.