Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 4
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 4
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93337754 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Giáo dục Việt Nam đang bị “bệnh” thiếu dinh dưỡng

    Ngày gửi bài: 30/09/2007
    Số lượt đọc: 2855

    Nhân đọc bài viết của anh Vũ Quang Việt “Xin được đối thoại với Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân về vấn đề giáo dục”, tôi thấy có nhiều điểm hay và quan trọng, vì thế tư tưởng tôi nảy ra một vài ý kiến nhỏ, xin được góp ý nơi đây

    Theo thiển ý của tôi, cái điều “nguy hiểm” nhất khi ta áp dụng nguyên tắc kinh tế (nhất là kinh tế “thị trường”) vào một nơi chưa thật sự được gọi là “thị trường hóa” hoàn toàn như khu vực giáo dục ở Việt Nam hiện nay, sẽ là triệu chứng “uống một liều thuốc “nhức đầu” để mong trị một bệnh khá trầm kha hơn, ví dụ như bệnh “thiếu dinh dưỡng”!

    Nền giáo dục Việt Nam hiện nay, theo thiển ý của tôi thì có lẽ đang bị “bệnh” thiếu dinh dưỡng hơn là bệnh nhức đầu. Trường học vì “thiếu dinh dưỡng” nên không thể nâng cao chất lượng. Học trò vì “thiếu dinh dưỡng” nên không thể đóng hoc phí cho thật tương xứng. Nói vắn tắt thì theo từ ngữ kinh tế, đó là: Cung thì thiếu mà cầu thì cũng kém.

    Thực chất, người thầy/cô giáo Việt Nam, theo ý kiến của tôi, dù ở thời đại nào, cũng có truyền thống vô cùng tận tụy. Người học sinh Việt Nam cũng rất là ham học. Thế thì tại sao lại xảy ra tình trạng “thiếu dinh dưỡng” như vậy? Câu trả lời có lẽ không dễ gì sớm tìm ra cho hết, nhưng ít nhất, để bắt đầu sự “đối thoại”, có lẽ thực tế phải cần được công nhận trước khi bàn đến vấn đề “lý thuyết” hay “giải pháp”.

    Giải pháp mà cơ quan giáo dục Việt Nam đề ra (nếu nhận xét qua bài viết của anh VQV) thì có lẽ là: tăng học phí để chi cho phía “cung” (supply), nhằm nâng cao chất lượng. Nhưng muốn nâng cao chất lương – nhất là chất lượng giáo dục, một sản phẩm trí tuệ nhiều hơn là vật chất - mà chỉ nghĩ đến chi phí vật chất thì có lẽ hơi phiến diện.

    Có lẽ ta cũng cần nên suy nghĩ rằng, nếu đầu óc một nhà giáo VN hiện giờ nếu thật sự có “thua sút” so với một nhà giáo từ nước ngoài, thì điều đó chỉ một phần là do thiếu điều kiện vật chất (kể cả điều kiện để tìm hiểu và nghiên cứu) còn một phần khác không kém quan trọng, thì có lẽ đó là do sự “thiếu được cởi mở” để thu hút mọi nhân tài và tư tưởng từ khắp mọi phía.

    Phía “cung” bị khép kín (hay chỉ mở “he hé”) thì không thể nào nhận được luồng gió “hồi sinh” (Renaissance). Mà nếu không có luồng gió nầy, thì có lẽ dù chi phí có lên đến gấp trăm lần cũng chẳng nâng cao được chất lượng là bao. Tóm lại, nếu muốn áp dụng nguyên tắc kinh tế thị trường vào trong nền “giáo dục thị trường’ thì ít ra, cả hai bên “cung” và “cầu” phải được “đồng hành” phát triển.

    Chứ còn nếu chỉ lo nâng cao giá cả ở phía “cầu” mà phía “cung” thì chỉ mở he hé, thì nền “kinh tế” ấy sẽ càng lúc trở thành méo mó, mang nhiều sự trì trệ và lãng phí, và tăng giá thành nhiều khi chỉ góp phần thêm cho sự lãng phí ấỵ.

    Trương Phước Trường - Giáo Sư Viện Nghiên cứu Kinh tế Berlin - Germany

    School@net (Theo Lao động)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.