Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 5
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 5
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93336085 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Ngân sách giáo dục nhiều bất ổn

    Ngày gửi bài: 21/11/2007
    Số lượt đọc: 2932

    Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố một loạt số liệu về đầu tư và cơ cấu tài chính của giáo dục Việt Nam.

    Bản thống kê số liệu cho thấy sự mất cân đối trong phân phối tiền ngân sách. Việc chi phí cho học tập bao gồm học phí và 5 khoản chi khác gồm: đóng góp cho trường lớp, mua sách giáo khoa, đồ dùng học tập, học thêm, quần áo đồng phục. Cộng tất cả học phí và 5 khoản còn lại thành chi phí học tập thì chi phí học tập gấp 2,2-2,7 lần học phí.

    Với tổng số tiền từ ngân sách Nhà nước cho giáo dục - đào tạo như năm 2006 là 54.798 tỷ đồng thì ngành giáo dục đã dùng tới 81,8% tổng số tiền này để chi thường xuyên, số tiền để chi cho đầu tư chỉ là 10.000 tỷ đồng, chiếm 18,2%.

    Chi thường xuyên nhiều, đầu tư không đáng kể

    Tỷ lệ này khi về các địa phương còn tiếp tục mất cân đối nghiêm trọng hơn. Với 40.458 tỷ đồng ngân sách giáo dục rót về các địa phương thì có tới 34.578 tỷ để dành cho việc chi thường xuyên, chi cho đầu tư chỉ là 5.880 tỷ đồng. Như vậy, với tổng chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục như năm 2006 thì chủ yếu số tiền này chỉ được dùng vào chi tiêu thường xuyên, tiền dành cho đầu tư hầu như không đáng kể.

    Trong khi đó, tiền đầu tư ở đây được tính cho những việc như nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, trường lớp, đổi mới phương pháp dạy và học... Trong các năm 2005, 2004, tình hình chi cũng tương tự khi chi thường xuyên của năm 2005 chiếm tới 83,2%, năm 2004 là 82,3%.

    Về việc sử dụng tiền cho các chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục - đào tạo cũng có sự "thiên vị" rõ rệt khi riêng việc đổi mới chương trình, nội dung sách giáo khoa đã "ngốn" tới 1.120,5 tỷ đồng, trong khi đó, chi cho các chương trình khác như phổ cập giáo dục tiểu học chỉ có 150 tỷ; đưa cán bộ tin học và đưa tin học vào nhà trường 78 tỷ; bồi dưỡng giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất hệ thống trường sư phạm 275 tỷ; tăng cường cơ sở vật chất trường học 516 tỷ; tăng cường năng lực đào tạo nghề 500 tỷ...

    Theo bảng tính cho giáo dục - đào tạo, bình quân cho một người đi học từ mầm non đến đại học trong 12 tháng trong năm 2002 cho thấy, người đi học trung bình phải trả khoảng 627 nghìn đồng, trong đó học phí là 174 nghìn đồng (chiếm 27%), đóng góp cho trường lớp là 67 nghìn đồng (chiếm 11%), sách giáo khoa là 67 nghìn đồng (chiếm 11%), dụng cụ học tập 56 nghìn đồng (9%), học thêm (trường, nơi khác) là 125 nghìn đồng (20%), quần áo đồng phục là 48 nghìn đồng (8%). Chi cho giáo dục khác là 90 nghìn đồng (chiếm 14 %).

    Đến năm 2006, người đi học phải trả trung bình 1.142 nghìn đồng. Đặc biệt, số tiền phải trả cho các khoản chi khác trong giáo dục đã tăng từ 90 nghìn đồng lên tới 225 nghìn đồng, chiếm 21% tổng chi, tăng 7% so với năm 2002.

    Càng chi, càng bỏ học

    Tính toán của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy độ chênh lệnh giữa mức phí phải đóng góp của từng cấp học so với thu nhập bình quân có mức "vênh" đáng kể.

    Với mẫu giáo thu nhập bình quân ở thành thị năm 2006 là trên 1 triệu đồng, học phí phải đóng là 80.000 đồng/tháng (chiếm 7,6% thu nhập), thì ở nông thôn cũng thời điểm này thu nhập chỉ trên 500.000 đồng/tháng, học phí phải đóng là 20.000 đồng/tháng (chiếm 4%). Và thu nhập ở miền núi giảm còn 395.000 đồng/tháng, học phí phải đóng là 15.000 đồng/tháng (chiếm 3,7%).

    Năm 2006, nếu tính phần đóng góp của người dân cho hệ thống giáo dục - đào tạo là chi cho học tập của con em ở trường công lập và ngoài công lập thì tỷ lệ đóng góp của Nhà nước cho giáo dục - đào tạo cả nước là 75%, đóng góp của người dân là 25%.

    Xét trên phạm vi cả nước và trong toàn bộ hệ thống giáo dục - đào tạo, các trường công lập đang đào tạo khoảng 86,27% tổng số học sinh, sinh viên, tổng chi của Nhà nước cho giáo dục - đào tạo chiếm 75% tổng chi xã hội cho giáo dục - đào tạo. Trên 13,7% tổng số học sinh, sinh viên đang học trong các trường ngoài công lập, tổng đóng góp của người dân chiếm 25% tổng chi cho giáo dục - đào tạo.

    Theo bản tính toán thì số tiền dành chi cho phổ cập giáo dục tiểu học, duy trì kết quả phổ cập, thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở đã tăng gấp 10 lần, từ 15 tỷ đồng của năm 2002 lên thành 150 tỷ đồng vào năm 2006.

    Tuy nhiên, kết quả đang phản ánh xu hướng ngược lại. Số trẻ em từ 11 đến 14 tuổi là 6,810 triệu em, số học sinh trung học cơ sở là 6,152 triệu em, chiếm tỷ lệ 90,3%, tức là có gần 10%, tương đương với hơn 600 nghìn trẻ em tốt nghiệp tiểu học không học lên trung học cơ sở và đã bỏ học. Số học sinh bỏ học khi học hết trung học cơ sở còn lên tới hơn 2 triệu học sinh.

    Năm 2006, số người đi học từ 15 đến 17 tuổi là 5,540 triệu nhưng tổng số học sinh trung học phổ thông chỉ là 3,075 triệu, chiếm tỷ lệ 55,5%. Như vậy khoảng 44,5 % học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở nhưng không học tiếp lên trung học phổ thông.

    school@net (Theo http://vneconomy.vn/?home=detail&page=category&cat_name=11&i)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.