Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 6
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 6
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93325562 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Một số câu hỏi quanh bản Báo cáo “GIÁO DỤC VIỆT NAM – ĐẦU TƯ VÀ CƠ CẤU TÀI CHÍNH” của Bộ Giáo dục và Đào tạo

    Ngày gửi bài: 21/11/2007
    Số lượt đọc: 2910

    Nguyễn Xuân Hãn
    Đại Học Quốc Gia Hà Nội


    Ngày 08/11/2008, Bộ GD&ĐT đã công bố tại cuộc giao ban báo chí bản Báo cáo số liệu về “Giáo dục Việt Nam – Đầu tư và cơ cấu tài chính”. Việc Bộ GD&ĐT công bố tương đối chi tiết các số liệu tổng hợp về vấn đề “nóng”, luôn được dư luận xã hội quan tâm là một việc làm rất được hoan nghênh. Bản báo cáo đã cung cấp các số liệu thống kê về dân số và thu nhập; chi phí học tập và cơ cấu quan hệ giữa chi phí giáo dục với thu nhập bình quân của người dân và hộ gia đình; cơ cấu và số liệu các nguồn lực tài chính cho giáo dục. Tuy nhiên, trong bản Báo cáo có một số nội dung chưa rõ ràng. Xin dẫn một vài thí dụ cụ thể như sau:

    1. Về học phí, chi phí học tập và thu nhập

    “Học phí ở nước ta hiện tại quy định từ năm 1998 đến nay không thay đổi” là chưa đúng vì: Trước hết quan niệm về học phí đã có thay đổi căn bản. Trước đây, theo Luật Giáo dục năm 1998, ngoài học phí và lệ phí tuyển sinh, các nhà trường còn được phép thu tiền xây dựng trường, tiền học các môn học chưa quy định chính thức trong chương trình (ngoại ngữ, tin học, các hoạt động ngoại khóa…), tiền học 2 buổi/ngày v.v. Theo Luật Giáo dục năm 2005 (Điều 105): “Học phí, lệ phí tuyển sinh là khoản tiền của gia đình người học phải nộp để góp phần bảo đảm chi phí cho các hoạt động giáo dục đào tạo. Học sinh trường tiểu học công lập không phải đóng học phí. Ngoài học phí và lệ phí tuyển sinh, người học và gia đình người học không phải đóng góp khoản tiền nào khác”.

    Như vậy, bản số liệu thống kê của Bộ GD&ĐT đã chưa tính đủ các khoản đóng góp thực tế hiện nay của người học và gia đình người học để bảo đảm chi phí học tập. Chính với cách thống kê “học phí” này, Bộ GD&ĐT đã chưa tính đến rất nhiều khoản đóng góp của người học và gia đình ở ngoài báo cáo, chưa đưa vào số liệu tổng các nguồn lực tài chính của giáo dục.

    Thí dụ, chỉ tính riêng cấp tiểu học, theo quy định của UBND cấp tỉnh, thành phố, học sinh các trường công lập còn phải đóng tiền xây dựng trường, tiền học 2 buổi/ngày, tiền học ngoại ngữ, tin học (ở những nơi có dạy các môn này), tiền học cho các hoạt động ngoại khóa v.v. Nếu tính cả các khoản này thì học sinh tiểu học công lập đã phải đóng học phí (trái Hiến pháp 1992 và Luật Giáo dục) và tổng số kinh phí thu được là rất lớn chứ không thể bằng 0 như số liệu tại các trang 29, 30 của Báo cáo. Ngoài ra, học sinh tiểu học còn phải đóng tiền mua đồng phục, bảo hiểm y tế, mua sách giáo khoa, sách tham khảo, vở viết và dụng cụ học tập, quỹ hội cha mẹ học sinh, quỹ đội, tiền học trái tuyến, tiền học thêm v.v. (là các khoản không có trong quyết định của UBND tỉnh, thành phố).

    Về cách tính tỷ lệ chi phí bình quân cho giáo dục so với thu nhập, các nước trên thế giới đều tính tỷ lệ theo đầu người, chứ không thể tính theo hộ gia đình. Phải chăng, vì muốn chứng tỏ rằng chi phí học tập chỉ chiếm từ 4% - 8% mà Bộ GD&ĐT đã có cách tính khác với các nước như vậy? Còn nếu tính theo cách tính thông thường của các nước thì năm 2006, tỷ lệ giữa chi phí giáo dục bình quân 1 người đi học so với thu nhập bình quân 1 nhân khẩu của nước ta, tính từ các con số trong bảng trang 19 và trang 23 của Bộ GD&ĐT nói trên, là 14,96%.

    2. Về đóng góp của nhà nước và người dân trong việc đầu tư cho hệ thống giáo dục quốc dân

    Tương tự cấp tiểu học, học sinh công lập ở tất cả các cấp học khác (nhất là học sinh các trường bán công, công lập tực chủ tài chính ở phổ thông) và sinh viên các trường đại học, cao đẳng đều phải đóng rất nhiều khoản khác mà Bộ GD&ĐT không biết vô tình hay cố ý “quên” không thống kê để đưa vào nguồn đóng góp của xã hội cho giáo dục. Các con số về đóng góp của người dân trong bảng số liệu của Bộ GD&ĐT chỉ là các con số kinh phí thu được từ các quy định chính thức đối với người học trong các trường công lập mà thôi.

    Ngoài ra, Bộ GD&ĐT chưa đưa ra được con số cụ thể về tổng đóng góp của người dân trong các trường ngoài công lập.

    Vì vậy, con số tỷ lệ tương quan giữa đóng góp của người dân và của nhà nước (25%/75%) được nêu ra trong báo cáo của Bộ GD&ĐT liệu có chính xác và đủ độ tin cậy?

    3. Bộ GD&ĐT quản lý bao nhiêu ngân sách giáo dục-đào tạo cả nước?

    Theo quy định của Luật Giáo dục năm 2005, “Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục; … hàng năm báo cáo Quốc hội về hoạt động giáo dục và việc thực hiện ngân sách giáo dục… Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục” (Điều 100).

    Theo nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, Bộ trưởng là tư lệnh ngành và phải chịu trách nhiệm toàn diện trước Thủ tướng, trước Chính phủ về lĩnh vực mình phụ trách. Việc Bộ GD&ĐT cho rằng “chỉ được quyền chi và chịu trách nhiệm trực tiếp 5% tổng ngân sách giáo dục đào tạo, còn lại 95% ngân sách là thuộc quyền chi và chịu trách nhiệm trực tiếp của 64 tỉnh, thành phố và các Bộ, ban ngành khác” là một cách trả lời thiếu thuyết phục và khó chấp nhận.

    Về giáo dục ĐH, các trường ngoài công lập thu của sinh viên khoảng 50% tổng chi phí đào tạo. Vậy khoản thu này Bộ có quản lý hay không, có giám sát việc sử dụng khoản thu này hay không là điều cần được làm rõ.

    4. Còn những vấn đề chưa được giải đáp

    Vấn đề Quốc hội, đại biểu Quốc hội, công luận và người dân quan tâm nhất là sử dụng các nguồn lực tài chính cho giáo dục như thế nào đã không được giải đáp
    trong bản Báo cáo nói trên của Bộ GD&ĐT. Xin nêu thí dụ về một số nội dung cụ thể:

    Lương giáo viên được bao nhiêu?

    Theo con số thống kê ngành công bố trong báo cáo, năm 2006 có tổng số 1.020.862 nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, trong đó 876.159 thuộc hệ thống công lập (trang 13). Đây là số người được hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Tổng chi thường xuyên của năm 2006 là 44.798 tỷ đồng, nguồn học phí là 4.329 tỷ đồng; trừ các khoản thuộc chương trình mục tiêu quốc gia GD-ĐT (2.970 tỷ đồng) và nguồn ODA (1.200 tỷ đồng) thì khoản thực tế dành cho chi thường xuyên là 44.957 tỷ đồng. Tính theo mức thấp nhấp theo Báo cáo của Bộ GD&ĐT trình Ủy ban VHGD TN, TN&NĐ Quốc hội ngày 3-10-2007, tỷ lệ chi lương chiếm 85% tổng chi thường xuyên, thì tổng quỹ lương của cán bộ quản lý, giáo viên công lập phải khoảng 38.213,45 tỷ đồng.

    Với quỹ lương này, bình quân lương cán bộ quản lý, giáo viên công lập sẽ là 3.634.561 đồng/người/tháng. Trong thực tế lương bình quân mỗi giáo viên hiện nay là khoảng 1.500.000đ/tháng, vậy số tiền hơn hai triệu còn lại đáng lý phải thuộc về giáo viên thì đã đi đâu? Chúng ta thấy nếu số tiền lương này được trả đủ, đúng cho giáo viên thì không cần phải tăng học phí để tăng lương cho giáo viên.

    Nguồn vốn ODA cho giáo dục là bao nhiêu?

    Một nguồn lực tài chính rất lớn cho giáo dục-đào tạo là nguồn vốn vay ưu đãi và các khoản viện trợ không hoàn lại nhưng đã không được Bộ GD&ĐT báo cáo trong bản công bố số liệu Đầu tư và cơ cấu tài chính giáo dục Việt Nam. Các nguồn vốn này, cũng phải được quản lý như ngân sách nhà nước, và được sử dụng như thế nào, hiệu quả ra sao rất cần được Bộ GD&ĐT công khai báo cáo!

    Tiền thu từ sách giáo khoa, tiền dụng cụ học tập và học thêm là bao nhiêu?

    Một điều rất khó hiểu là trong phần về cơ cấu chi giáo dục đào tạo bình quân năm 2006 (tr. 23), ba khoảng trên chi trên chiếm đến 34% trong tổng chi trung của một học sinh, trong khi học phí là 32%. Dụng cụ học tập phục vụ cho chương trình giáo dục mà hiện chương trình hiện quá nặng, một phần việc học thêm cũng là hệ quả của chương trình quá tãi. Cụ thể tiền mua SGK theo Tổng cục thống kê Nhà nước người dân đã phải bỏ ra khỏang 2000 tỷ/năm. Tiền học thêm theo số liệu điều tra cũng gần bằng hai lần tiền mua SGK! Tiết kiệm được những khoản này, thực chất đã bớt cho dân được một khỏan tiền, xấp xỉ bằng tiền học phí !?

    Quản lý, sử dụng các nguồn lực đóng góp của người học như thế nào? Đây cũng là vấn đề bức xúc nhưng không được giải đáp trong bản báo cáo nói trên của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

    ----//----


    17-11-07

    school@net(Sưu tầm)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.