Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 11
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 11
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93342114 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Thông tin ảo, giá trị ảo

    Ngày gửi bài: 22/11/2007
    Số lượt đọc: 2892

    Câu chuyện về nhà khoa học gốc Việt Võ Đình Tuấn xếp thứ 43 trong danh sách “100 thiên tài đương thời thế giới” trên báo Tuổi trẻ số ra ngày 30-10-2007 không chỉ gây xôn xao dư luận mà còn đem lại những phản ứng trái chiều. Với những độc giả quen tiếp nhận thông tin một chiều và thụ động, ai cũng vội vã ăn mừng sớm để rồi tự hào rằng, tài trí Việt Nam đã tỏa sáng. Lâu nay, người ta mới chỉ biết đến mật độ dày đặc của giải thưởng và huy chương của những sinh viên Việt Nam trong những cuộc thi Olympic quốc tế chứ mấy ai đã thấy được sự phát triển rực rỡ của một nhà khoa học gốc Việt đến độ được công nhận là một trong số “100 thiên tài đương thời thế giới”.

    Tuy nhiên, với cách nhìn nhận và đánh giá khác, nhiều độc giả không những không chia sẻ niềm vui và sự tự hào mà còn tỏ ra hết sức băn khoăn, thậm chí là đặt dấu hỏi về những giá trị xác thực của thông tin được vội vã đẩy lên mặt báo. Có thể, thông tin này sẽ đảm bảo được yếu tố thời sự, tất nhiên là độc đáo và ăn khách, song chưa có sự “đảm bảo bằng vàng” nào cho tính chân thực. Trong những thông tin mang tính bề nổi của bài báo, độc giả thấy nhiều hạt sạn khoa trương, trước tiên là liệu bản danh sách “100 thiên tài đương thời thế giới” có chính xác và Creator Synectics có đủ tư cách để chọn ra danh sách này trong khi chỉ là một công ty tư vấn kinh doanh chuyên tư vấn hỗ trợ cho các công ty, tổ chức liên quan đến phát minh, sáng tạo và các tư tưởng đột phá. Thay vì mời một hội đồng các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành có uy tín ở các lĩnh vực, công ty này đã đề nghị... 4.000 người Anh hiểu biết (?!) đề cử 10 người họ cho là “thiên tài hiện còn sống”. Có ai đặt ra câu hỏi là liệu những người Anh này có mức độ hiểu biết đến đâu, có thực sự đủ khả năng chuyên môn để đánh giá và nhận xét về những nhà khoa học cũng như những công trình của họ không? Chính sự “lập lờ đánh lận con đen” này đã đem đến một kết quả tức cười là Synetics nhận được các đề cử tới 1.100 nhân vật nhưng chỉ 60% trong số này còn sống, nghĩa là bản thân 4000 người Anh tham gia chọn lựa “thiên tài” cũng không nắm chắc được những người mình đề cử còn sống hay đã chết. Và mấy ai dám chắc rằng số 40% còn lại được đề cử có bao nhiêu phần trăm thực sự là “thiên tài”?



    Vậy thì, một vấn đề đặt ra là sự hiện diện của một nhà khoa học gốc Việt trong bản danh sách “100 thiên tài đương thời thế giới” không qua sự xác nhận của giới chuyên môn này có thực sự đáng để tự hào không? Khoan chưa lạm bàn về khái niệm “thiên tài” ở đây, bởi với trong giới nghiên cứu, không mấy nhà khoa học chân chính nào lại dám nhận mình là “thiên tài”, dù rằng có nhiều đóng góp với sự phát triển của nhân loại. Với họ, điều quan trọng là được cống hiến hết mình cho khoa học chứ không phải được tung hô là “thiên tài” hay không.

    Có thể thấy, trên thực tế, quy trình đưa thông tin lên mặt báo không chỉ đơn thuần là khâu chuyển ngữ và người biên dịch không chỉ biết thông thạo ngoại ngữ là đủ. Nếu dừng lại ở đây, các tòa soạn báo có lẽ chỉ cần mua những máy dịch hoặc sử dụng những chương trình dịch cài sẵn trong máy tính mà thôi. Đứng trước số lượng lớn thông tin ngồn ngộn được cập nhật hằng giờ, hằng phút trên các trang web, người làm báo ngoài điều kiện cần là giỏi ngoại ngữ còn cần có điều kiện đủ là tri thức và bản lĩnh. Giỏi ngoại ngữ để tránh chuyện dịch sai “chữ tác đánh chữ tộ”, có nền tảng tri thức để hiểu sâu, hiểu rõ vấn đề thông tin đề cập đến và bản lĩnh để sàng lọc, thẩm định thông tin. Trong trường hợp vấn đề liên quan đến lĩnh vực chuyên ngành sâu, lại cần thiết có thái độ trách nhiệm với nghề nghiệp qua việc hỏi thêm ý kiến của các chuyên gia đầu ngành để giải đáp. Cách đây chưa lâu, thông tin thiếu chính xác về vụ bưởi gây ung thư trên nhiều trang báo đã làm lao đao cuộc sống của những người nông dân trồng bưởi và gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Tuy nhiên, đấy mới chỉ là thiệt hại về vật chất, những hệ luỵ về tinh thần thì có lẽ khó định lượng, đặc biệt khi nó đem lại những giá trị ảo. Người ta sẽ sống như thế nào nếu chỉ hướng theo những động lực ảo, những tấm gương ảo, những thước đo ảo... Việc cứ chạy theo mãi những vinh quang ảo đã để lại nhiều hậu quả, mà gần đây nhất là sự suy giảm niềm tin của người dân Hàn Quốc về giới khoa học nước này trước vụ giả mạo tế bào gốc của “anh hùng dân tộc”, giáo sư Hwang Woo-suk.

    Và vì thế, để hướng tới những giá trị thực, không chỉ cần sự trung thực và bản lĩnh của các nhà khoa học mà còn cần cả những yếu tố đó cho các nhà báo khi đứng giữa xa lộ thông tin.

    school@net (Theo http://www.tiasang.com.vn/news?id=2206)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.