Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 3
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 3
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93334692 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Khi trẻ con không còn mừng vui đến trường...

    Ngày gửi bài: 17/12/2007
    Số lượt đọc: 3023

    Đọc trên blog của một người bạn câu chuyện về chiếc cặp đi học của những đứa trẻ... Đã 5 năm nay, báo chí xới tung, dư luận ồn ào, phụ huynh tức giận, nhưng mới đây, khi cân cặp của học sinh một trường tiểu học ở Hà Nội, nó vẫn y xì, thậm chí còn nặng hơn 5 năm trước. Chiếc cặp, không chỉ là một vật vô tri vô giác nữa, mà nó đã trở thành câu chuyện của cả một nền giáo dục.

    Tôi nhớ thời tiểu học đã rất thích bài thơ đã được phổ nhạc của nhà thơ Minh Chính: “Hôm qua em tới trường / Mẹ dắt tay từng bước / Hôm nay mẹ lên nương / Một mình em tới lớp / Hương rừng thơm đồi vắng / Nước suối trong thầm thì / Cọ xòe ô che nắng / Râm mát được em đi”...

    Cái niềm vui đến trường của đứa trẻ vùng núi sao mà ngân nga, sáng trong và dịu dàng đến vậy. Cái niềm hạnh phúc ngỡ tưởng giản dị như là lẽ tự nhiên giờ đã trở thành giấc mơ không có thật của những đứa trẻ thành phố.



    Nhiều năm nay, Bộ Giáo dục - Đào tạo trăn trở, cặm cụi tổ chức lên xuống bao cuộc hội thảo bàn về một triết lý cho nền giáo dục. Nhà văn Nguyên Ngọc, một người vốn tâm huyết với vấn đề này, không ngần ngại bày tỏ: “Bàn tới bàn lui, tôi vẫn không sao hiểu được vậy thì cái gọi là triết lý giáo dục là gì, thậm chí càng thấy rối mù thêm”.

    Theo quan điểm của ông, một nền giáo dục lành mạnh là nền giáo dục giúp cho con người có khả năng lựa chọn, mạnh mẽ ý chí tự mình lựa chọn, dám hành động theo lựa chọn của mình và chịu trách nhiệm sâu sắc về lựa chọn đó. Vì một lý do nào đó, mà những người có trách nhiệm né tránh vấn đề gốc này, thì mọi bàn cãi về cái gọi là triết lý giáo dục, và từ đó là những việc cụ thể khác, dù có được diễn tả bằng những ngôn từ cao sang đến đâu đều là vô nghĩa.

    Giáo sư Hồ Ngọc Đại định nghĩa về một triết lý giáo dục đơn giản và gọn gàng hơn, đó là niềm hạnh phúc được đến trường của những đứa trẻ. Mọi mục đích, biện pháp, chương trình, tổ chức, điều hành, học phí…của giáo dục đều phải phục vụ mục đích tối thượng này.

    Quan điểm này có nét tương đồng với suy nghĩ của bộ óc lớn nhất thế kỷ 20, Albert Einstein: Động cơ quan trọng nhất trong học tập và trong đời sống chính là niềm vui có được qua công việc, sự hạnh phúc khi gặt hái thành quả và khi nhận thức được giá trị của thành quả đối với cộng đồng. Khơi dậy và củng cố sức mạnh tâm lý này trong thanh niên là nhiệm vụ quan trọng nhất của học đường.

    Hiện nay, trẻ em chúng ta có còn niềm hạnh phúc khi được đến trường?

    Hãy nhìn chúng mỗi sáng bước ra khỏi nhà với những chiếc cặp nặng trĩu vai. Trên đường đến trường mỗi sáng và trở về nhà mỗi chiều, trẻ em thành phố mệt mỏi vì kẹt xe, tắc đường, khói bụi; trẻ em nông thôn rủi ro vì thiên tai, bão lũ, tai nạn giao thông, chết đuối…

    Ở trường là những chuỗi ngày mệt nhọc triền miên hết học thật lại học thêm nhằm kiếm một bảng điểm đẹp với những danh hiệu tiên tiến, xuất sắc rạng danh người lớn. Đó là chưa kể, chẳng may nhà vệ sinh của trường xuống cấp bẩn thỉu, hôi thối thì học sinh cũng đành “nhịn”. Khuôn viên trường thì bị bao vây bởi hàng quán, điện tử, phố xá đến nỗi không có nổi một sân chơi ra hồn.

    Ở nhà, quanh mâm cơm với cha mẹ là câu chuyện về bạn này đoạt giải cấp quận, bạn kia đạt giải cấp thành phố. Ngay cạnh nhà tôi, có một cô bé là học sinh trường Chuyên đang ôn thi đội tuyển quốc gia. Em học ngày học đêm, hăng say đến nỗi phải cho cơm vào một bát loa riêng để tranh thủ vừa ăn, vừa đọc sách. Sự việc này đã được mẹ cô bé đem đi kể khắp xóm với một niềm tự hào sung sướng vì sự chăm học của con gái mình.

    Trong rất nhiều lần gặp gỡ của các bậc phụ huynh khác, bạn thử để ý mà xem, bao giờ chuyện con cái thành đạt, đoạt giải này giải kia, thi vào Bộ này Bộ nọ, sắm ô tô, trúng chứng khoán, xây nhà to, lên chức lên quyền… cũng được “khoe” ra như là niềm hạnh phúc lớn lao của cha mẹ.

    Niềm hạnh phúc đó hoàn toàn chính đáng, bởi lẽ, cha mẹ nào chẳng muốn cho con cái được sung túc, no đủ. Nhưng họ không ngờ rằng, những mong mỏi được cho là chính đáng đó lại đang là gánh nặng khủng khiếp đè lên đôi vai nhỏ nhoi của những đứa trẻ. Cộng thêm tâm lý trọng hình thức, sính bằng cấp của số đông xã hội, dù muốn hay không muốn, xuất sắc, giỏi, khá phải là chân lý để học sinh hướng tới, nếu không thì ra bán rau, hót rác, quét đường “ê mặt”.

    Cân nặng của những chiếc cặp, một mặt nào đó là biểu hiện cho quyền lực của cha mẹ và xã hội. Nhưng cái trực tiếp và trước tiên tạo nên gánh nặng này, là bộ sách giáo khoa hết thêm vào rồi lại bỏ bớt; là khối kiến thức khổng lồ được nhồi nhét; là những giá trị bất biến, những chân lý tuyệt đối được định sẵn. Tiêu chí kiểm tra, đánh giá, xếp loại cứ nhằm theo chương trình và khối lượng kiến thức đồ sộ này, nên học sinh không còn lựa chọn nào khác ngoài cách ra sức học thuộc lòng, nhồi nhét, đối phó để hôm nay được điểm 9, điểm 10 rồi ngày mai quên sạch.

    Hậu quả của lối học chạy theo điểm chác, thành tích hư danh này, báo chí, dư luận xã hội suốt ngày ra rả lên án, chỉ trích. Nhưng có vẻ như, càng chỉ trích, số đông đi học thạc sĩ, tiến sĩ với chất lượng kém cỏi (so với quy chuẩn) ngày càng nhiều. Chứng chỉ, bằng cấp giả mạo được mua bán trao tay như mớ rau, con tép ngoài xã hội.

    Tác động lên nghịch lý này có sự góp phần không nhỏ của những quy định thành văn và bất thành văn về tuyển dụng, ưu đãi, xét duyệt, phát triển đội ngũ cán bộ trong các cơ quan công quyền hiện nay.

    Bộ trưởng Bộ Nội vụ phát biểu trước Quốc hội, không có quy định nào bắt buộc phải là đảng viên mới được cất nhắc chức vụ trong các cơ quan nhà nước. Nhưng một “luật ngầm” mà ai cũng hiểu được là, nếu muốn nắm một chức vụ, ít nhất ông (bà) cũng phải là đảng viên, tốt nghiệp đại học (thạc sĩ, tiến sĩ càng tốt), chứng chỉ tiếng Anh, chứng chỉ tin học, và quan trọng nhất là phải tham gia một lớp lý luận cao cấp nào đó.

    Còn trong các quy định thành văn, thạc sĩ, tiến sĩ (bất kể là học qua tại chức hay chuyên tu) đều có những ưu đãi nhất định về tuyển dụng, lương bổng, cất nhắc. Tiến sĩ Phạm Duy Nghĩa (Đại học Quốc gia Hà Nội) phân tích rằng, khu vực công hiện vẫn có sức hút rất lớn với đa số bạn trẻ, vì tính chất ổn định, khả năng thăng tiến và những lợi ích đặc thù đem lại. Mơ ước được trở thành những cán bộ công chức đủ tài năng, phẩm cách là rất đáng khuyến khích. Nhưng cách tuyển dụng dựa trên bằng cấp, điểm số, chưa kể có những nơi chọn người theo kiểu “con ông cháu cha”, “thân quen làng xóm” đang tác động ngược trở lại giáo dục và xã hội theo hướng méo mó, lệch lạc.

    Giáo dục là tấm gương phản chiếu của bộ mặt xã hội, điều này đã được thực tiễn khẳng định. Nhưng chừng nào, giáo dục không tác động đến sự thay đổi của những con người tạo nên xã hội đó và ngược lại, thì mọi cuộc bàn luận, cải cách, chống rồi xây đều thất bại. Và nỗi thất bại đau đớn, chua xót nhất, chính là không thể tạo nên niềm hạnh phúc đến trường nhỏ nhoi cho con em mình. Tệ hại hơn nữa, như Albert Einstein đã chia sẻ: “Việc học tập dựa trên sự khiếp sợ, cưỡng bách cộng sự ngự trị của một quyền hành khiên cưỡng sẽ hủy hoại những xúc cảm lành mạnh, lòng trung thực và tính tự tin của học sinh. Điều ấy sản sinh ra loại thần dân chỉ viết phục tòng” .

    school@net (Theo http://www.vietimes.com.vn/vn/nguoiquansat/4086/index.viet)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.